Bệnh bạch cầu
nguyenvnahieu 30.05.2014 09:37:38 (permalink)
Bệnh bạch cầu
Bệnh máu trắng chiếm 2.5% tỷ lệ các bệnh ung thư. Trên phạm vi toàn thế giới, hằng năm có khoảng 47250 người được chẩn đoán mắc bệnh máu trắng, và mỗi năm có khoảng 23540 người tử vong do căn bệnh này. Bệnh máu trắng đứng đầu trong tỷ lệ mắc các bệnh ung thư ở trẻ em, độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là 0-4 tuổi, mà tỷ lệ mắc bệnh ở nam nữ là 7:5.
 
Triệu chứng ung thư máu
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu vào giai đoạn sớm không hề có triệu chứng gì, đồng thời do không xác định được bệnh thuộc loại nào nên đã bỏ lỡ cơ hội thời kỳ điều trị tốt nhất. Vậy triệu chứng của các loại bệnh bạch cầu như thế nào?
 
Triệu chứng bệnh bạch cầu mạn
Bệnh bạch cầu mạn phát bệnh chậm, thời kỳ đầu thường không có triệu chứng, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn trong thời gian dài cũng không có triệu chứng gì, thường họ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc do một căn bệnh nào đó cần đi khám mới phát hiện máu có vấn đề hoặc lá lách bị to, từ đó mới được chẩn đoán ra bệnh bạch cầu mạn.
Theo đà phát triển của căn bệnh, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, đổ mồ hôi nhiều hoặc đổ mồ hôi về đêm, sụt cân, hệ tuần hoàn máu vượt quá mức bình thường. Do lá lách bị sưng to nên có cảm giác vùng bụng trên bên trái chướng to, sau khi ăn chướng bụng không tiêu v.v…đây đều là những triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu mạn.
Khi kiểm tra có thể thấy được sắc mặt nhợt nhạt, xanh sao của những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn, biểu hiện rõ nhất là khi lá lách bị to, thường khi đi khám lá lách đã to ra đến rốn. Hạ xương sườn thường có cảm giác đau. Da và niêm mạc của những bệnh nhân này có thể xuất hiện những chấm đỏ li ti. Vòm mắt và trên đầu cũng xuất hiện nhiều nốt không đau.
 
Bệnh bạch cầu cấp
1.Thiếu máu: Bệnh nhân do bất thường về chức năng tạo máu của tủy, các tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin giảm sản sinh nên dẫn đến thiếu máu, một nửa bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
 
2.Phát sốt: bản thân bệnh bạch cầu có thể dẫn đến sốt, do hệ miễn dịch của bệnh nhân thấp, một khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì rất dễ nhiễm trùng dẫn đến sốt cao.
 
3.Xuất huyết: do lượng lớn tế bào bạch cầu ứ đọng và xâm lấn trong mạch máu, tiểu cầu giảm thiểu, cơ chế đông máu bất thường và nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những chấm nhỏ li ti dưới da trên khắp cơ thể, những mảng tím bầm trên da, chảy máu mũi, chảy máu răng. Võng mạc xuất huyết dẫn đến mắt mờ, nội sọ xuất huyết có thể dẫn đến hôn mê thậm chítử vong.
 
4.Chức năng của hệ tiêu hóa bị suy kiệt: do những phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị dẫn đến chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm.
 
5.Tăng acid uric máu: Khi bệnh nhân tiếp nhận điều trị bằng hóa xạ trị thì sẽ xuất hiện tình trạng acid uric máu tăng lên, sử dụng corticosteroids cũng có thể gây ra acid uric tăng cao, nồng độ acid uric cao nhanh chóng được bão hòa và kết tủa dẫn đến thận bị tổn hại nhiều và hình thành sỏi, từ đó gây ra tiểu ít hoặc không có nước tiểu.
 
Bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ
Triệu chứng thời kỳ đầu của bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ là sắc mặt xanh xao, mệt mỏi, tinh thần không tốt, biếng ăn, chảy máu mũi hoặc chảy máu răng v.v…
Thiếu máu: hiện tượng này xuất hiện sớm, ngày càng nặng lên, biểu hiện là sắc mặt xanh xao, yếu ớt mệt mỏi, sau khi vận động thì thở dốc, tim đập mạnh v.v…
Phát sốt: trong qutá trình bệnh thường sẽ có sốt, nhiệt độ không nhất định, sốt bất thường, thông thường không kèm theo ớn lạnh. Phát sốt do bệnh bạch cầu thường thì sốt nhẹ, điều trị bằng kháng sinh thì không có hiệu quả, dẫn đến nhiễm trùng (nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu v.v…) thì thường là sốt cao.
 
Xuất huyết: xuất huyết là do tế bào ung thư xâm lấn gây ức chế các megakaryocyte trong tủy, giảm sự sản sinh tiểu cầu, chức năng gan bị tổn thương, sản sinh không đủ các fibrinogen, prothrombin và Factor V Leiden; gia tăng sự thẩm thấu của các mao mạch v.v… Thường thấy là da và niêm mạc xuất huyết, biểu hiện là bầm tím, chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết đường tiêu hóa hoặc đi tiểu ra máu. Đôi khi cũng xuất huyết nội sọ, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong
 
Chẩn đoán ung thư máu
Chẩn đoán ung thư máu có mấy cách? Cách chẩn đoán ung thư máu từ đó đến giờ vẫn là điều mà mọi người đều muốn biết, đều muốn tìm hiểu, để mọi người có thể kịp thời phát hiện, kịp thời điều trị.
 
1.Xét nghiệm công thức máu: tức là lấy một ít máu từ ngón tay hoặc dái tai, xét nghiệm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu. Bình thường, máu ngoại vi không nên xuất hiện những tế bào không trưởng thành (còn gọi là juvenile cell). Khi mắc bệnh ung thư máu, các juvenile cell này trong tủy không thể phân hóa thành tế bào trưởng thành, bèn phóng thích ra máu ngoại vi, chính vì vậy khi xét nghiệm công thức máu sẽ thấy được juvenile cell.
 
2.Xét nghiệm tủy: nếu như nghi ngờ mắc ung thư máu thì nhất định phải tiến hành chọc tủy xét nghiệm, tiến hành phân loại và ghi chú các loại tế bào trong tủy. Thông thường, juvenile cell trong tủy không vượt quá 5%, nhưng khi mắc bệnh ung thư máu thì juvenile cell tăng lên, có thể vượt quá 30%. Nhất là ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh ung thư máu thì juvenile cell có thể tăng cao lên đến 80-100%.
Xét nghiệm tủy là phương thức kiểm tra xác thực nhất. Nếu như phát hiện juvenile cell trong tủy tăng cao rõ rệt sau đó kết hợp với những biểu hiện lâm sàn và kiểm tra thể trạng là có thể chẩn đoán bệnh, thật ra ung thư máu không khó chẩn đoán. Nhưng ung thư máu có rất nhiều loại, mỗi loại đều có phương pháp điều trị khác nhau. Chính vì vậy khi kiểm tra để chẩn đoán ung thư máu thuộc loại nào thì nên tiến sâu một bước để kiểm tra.
 
(1)Xét nghiệm Immunophenotyping: kiểm tra hạng mục này thì nhất thiết phải chọc lấy khoảng 2ml tủy, sau đó sử dụng một chất gọi là “kháng thể đơn dòng” để xác định và phân loại loại hình ung thư máu.
 
(2)Xét nghiệm tế bào di truyền học: kiểm tra hạng mục này cũng cần phải chọc lấy khoảng 2ml tủy, nó dùng để xem xét bản chất tế bào ung thư máu và nhiễm sắc thể có bất thường không. Thông thường những bệnh nhân ung thư máu có nhiễm sắc thể bất thường thì tiên lượng không được tốt so với những bệnh nhân có nhiễm sắc thể bình thường.
 
(3)Xét nghiệm dịch não tủy: Hạng mục kiểm tra này là lấy một ít dịch não tủy từ cột sống thắt lưng của bệnh nhân để xem xét não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương) của bệnh nhân có bị tế bào ung thư tấn công không. Nếu đã có xâm lấn tấn công thì trên y học nó được gọi là ung thư máu thuộc hệ thần kinh trung ương.
Chuyên gia ung bướu nêu rõ: Ngoài trừ những phương pháp nói trên, còn có các kiểm tra như chụp X-quang (bao gồm chụp lồng ngực, đáy sọ, xương tứ chi v.v…) kiểm tra đáy mắt, điện tâm đồ, siêu âm gan lá lách, sinh hóa huyết học, chức năng miễn dịch, xét nghiệm các loại siêu vi có liên quan v.v… những xét nghiệm này chủ yếu kiểm tra xem các cơ quan của cơ thể có vấn đề bất thường hay không, có bị tế bào ung thư xâm lấn không đồng thời cũng là bước đầu chuẩn bị cho các điều trị tiếp theo.
 
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Văn phòng thông tin y tế OSSC
VPGD OSC tại Hà Nội
Đ/c: 50 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: 04 22153544/ 0985 809 162
Hotline: 0913 560 450 (VN)
Email: info@ossc.com.vn
Website: www.ossc.com.vn
VPGD OSSC tại TPHCM
Đ/c: R606, Block B, Indochina Park Tower
04 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 – TP HCM
Tel: 08-2220 2088; Fax: 08-2220 2089
Email: hcm@ossc.com.vn 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9