Ung thư hậu môn ít gặp, tỉ lệ phát bệnh chiếm 1%-2% ng thư đường tiêu hóa, trong toàn quốc, mỗi năm có 140.000 người bị mắc
ung thư hậu môn, mỗi năm có 50000 mất vì căn bệnh quái ác này. Vài năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng cao, ung thư hậu môn thường xảy ra ở nữ giới, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh 3:2 so với nam giới.
Ung thư hậu môn có gì nguy hiểm?
Ung thư hậu môn đối với mọi người vẫn khá là lạ lẫm, do tỉ lệ phát bệnh so với các ung thư khác thấp, dễ bị bỏ qua những thiệt hại mà nó mang lại. Hơn nữa nguyên nhân phát bệnh ung thư hậu môn cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng nghiêm cứ cho thấy có nhiều vấn đề liên quan tới ung thư hậu môn, trong đó: vi rut HPV, QHTD, hút thuốc, người nhiễm HIV và nguyên nhân khác.
Loét hậu môn hoặc bị thương ở hậu môn dễ dẫn tới ung thư hậu môn, những người mắc ung thư trực tràng, tiền liệt tuyến, bàng quang hoặc cổ tử cung, hay xạ trị xương châu… cũng có nguy cơ mắc ung thư hậu môn.
Triệu chứng ung thư hậu môn Ung thư hậu môn là do những khối u ác tính hình thành bên trong hậu môn gây ra, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một vài nguyên nhân có thể có liên quan đến ung thư hậu môn, bao gồm: virus gây u nhú ở người (HPV), hoạt động tình dục, hút thuốc, nhiễm virus HIV, tổn thương lành tính hậu môn và các yếu tố khác.
Các chuyên gia Ung bướu đã chỉ ra rằng, mặc dù tỉ lệ mắc bệnh ung thư hậu môn thấp, nhưng vẫn cần phải được quan tâm. Vì vậy, mọi người cần phải có kiến thức và hiểu biết về căn bệnh ung thư hậu môn, đồng thời cũng phát hiện bệnh sớm.
Căn cứ vào vị trí phát bệnh khác nhau, ung thư hậu môn chia ra làm những loại sau.
1. Ung thư tại chỗ: Các tế bào ở bề mặt hậu môn trông bất thường, giống như tế bào ung thư.
2. Ung thư tế bào vảy: Khối u hình thành từ phần viền hậu môn với đa số các tế bào vảy ở bên trong hậu môn.
3. Ung thư tuyến: Căn nguyên bệnh là do niêm mạc hậu môn bong ra giải phóng chất bài tiết tuyến thể trong ống hậu môn, cũng có thể là do tuyến mồ hôi đầu hủy Apocrine ( là một tuyến trên phần da xung quanh hậu môn bài tiết mồ hôi).
4. Ung thư tế bào đáy: Xảy ra ở vùng da xung quanh hậu môn hoặc phần da thường lộ ra ngoài như da mặt và da tay. Rất ít xảy ra tại hậu môn.
5. U hắc sắc tố ác tính: Khối u được hình thành từ sự phát triển của tế bào hắc sắc tố bên trong phần da hậu môn, chỉ có 1% -2% ung thư hậu môn là u hắc sắc tố.
Triệu chứng ung thư hậu môn
1. Chảy máu: Có hiện tượng chảy máu trực tràng hoặc hậu môn, bệnh càng nặng thì tình trạng này sẽ ngày càng nặng thêm. Nếu xuất hiện tình trạng đi vệ sinh ra máu, dưới sự hướng dẫn của bác sỹ cần tiến hành kiểm tra trực tràng hậu môn ngay.
2. Ngứa ngáy khó chịu: Hậu môn xuất hiện tình trạng khó chịu và ngứa bất thường.
3.U cục: Ở phần viền hậu môn xuất hiện cục u nhỏ, phát triển chậm. Lúc này, tốt nhất đến bệnh viện để chụp CT, đồng thời có thể xác định được tính chất khối u.
4. Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Số lần đi vệ sinh tăng nhiều, hình dạng phân thay đổi và có cảm giác buồn nhưng không rặn ra được.
5. Tuyến hạch phình to: Tuyến hạch xung quanh hậu môn hoặc quanh bẹn bỗng dưng nổi to. Tốt nhất bạn nên tiến hành chụp CT để xem có phải là di căn ung thư không.
6. Đau đớn: Hậu môn có tình trạng hơi đau, nhưng khi khối u xâm lấn vào bên trong hậu môn hoặc cơ vòng thì mức độ đau đớn sẽ tăng lên.
Các chuyên gia Ung bướu khuyến cáo: Nếu nghi ngờ mình có các triệu chứng của ung thư hậu môn, cần đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị ngay.
Chẩn đoán ung thư hậu môn Ung thư hậu môn là do những khối u ác tính hình thành bên trong hậu môn gây ra, thường xảy ra ở trong ống hậu môn hoặc phần da viền hậu môn. Ung thư hậu môn giai đoạn đầu thường có tình trạng đi vệ sinh ra máu, đau đớn, thói quen đi vệ sinh thay đổi hoặc có dị vật bất thường ở hậu môn. Rất giống với các triệu chứng của các bệnh thường gặp như trĩ nội, nứt hậu môn... Trên lâm sàng rất dễ chẩn đoán nhầm. Vì vậy, khi xuất hiện những tình trạng trên cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra hậu môn, nếu cần thiết thì người bệnh cần tiến hành kiểm tra sàng lọc ung thư hậu môn.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư hậu môn 1. Kiểm tra trực tràng hậu môn: Kiểm tra trực tràng hậu môn có thể chia thành hai loại là kiểm tra bên ngoài hậu môn và kiểm tra bên trong hậu môn, xuất hiện tình trạng chảy máu và u cục cần thực hiện loại kiểm tra này.
(1) Phương pháp kiểm tra bên ngoài hậu môn là: Sau khi bác sỹ đeo găng tay, dùng ngón trỏ kiểm tra xung quanh hậu môn xem có những khối u cứng, sưng và đau không, có cảm giác bất ổn không. Đồng thời kiểm tra da bên ngoài hậu môn có lỗ rò, vệt dài và hướng di chuyển hay không.
(2) Phương pháp kiểm tra bên trong hậu môn (kiểm tra trực tràng hậu môn) là: Sau khi bác sỹ đeo găng tay hoặc đeo găng ngón trỏ, sẽ bôi chất nhờn vào ngón trỏ và hậu môn, rồi cho ngón trỏ vào bên trong trực tràng để kiểm tra. Nếu như xuất hiện tình trạng đi vệ sinh ra máu, u cục cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra bên trong hậu môn.
2. Nội soi (Endoscopy): Nội soi có thể dùng để tìm các tổn thương bên trong hậu môn và trực tràng. Khi làm một số kiểm tra, bạn có thể nằm xuống và gập đầu gối lên phía trên ngực, hoặc bạn có thể nằm sấp trên bàn và uốn cong người về phía trước. Nội soi bao gồm: nội soi hậu môn và nội soi đại tràng sigma. Xuất hiện tình trạng thay đổi thói quen đi vệ sinh có thể tiến hành loại kiểm tra này để xác định tình trạng bệnh.
3. Sinh thiết (Biopsy) : Sinh thiết thường dùng khi kiểm tra nội soi, nếu tồn tại khối ung thư, trong kết quả kiểm tra sẽ nói rõ loại tế bào và phạm vi xâm lấn. Nếu như khối u nhỏ, phát triển trên bề mặt hậu môn, trong quá trình sinh thiết bác sỹ có thể thử cắt bỏ toàn bộ khối u.
4. Chụp X- quang ngực: Đây là bước đầu tiên trong kiểm tra ung thư hậu môn di căn ngoài. Nếu ngực bình thường, khả năng bị ung thư hậu môn di căn là rất ít, không cần tiến hành bước chụp chiếu hình ảnh. Nếu như ngực bất thường, cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết hơn.
5. Chụp CT(Computed Tomography): Chụp CT có thể kiểm tra kích thước, vị trí và tình trạng của khối u đồng thời phát hiện hạch nổi to, cũng có thể phát hiện sự di căn của khối u. Khi xuất hiện khối u và hạch nổi to, có thể tiến hành loại kiểm tra này.
Chuyên gia Ung bướu khuyến cáo: Nếu kiểm tra phát hiện mắc bệnh ung thư hậu môn, không nên quá lo lắng, cần đến bệnh viện để tiến hành điều trị kịp thời.
Để biết them chi tiết vui long lien hệ:
Văn phòng thông tin y tế OSSC
VPGD OSSC Hà Nội - Đ/c: 50 Võ Thị Sáu, HN
Tel: 04 2215.3544; 3622.8868 | Fax: 04.3622.8637
Hotline: 0913.560.450 - 0942.478.885 | Email:
info@ossc.com.vn VPGD OSSC TP Hồ Chí Minh
Đ/c: R606, Block B, Indochina Park04 Nguyễn Đình Chiểu, Q 1
Tel: 08 2220 2088 - Email:
hcm@ossc.com.vn