Những đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp
thaiha561 11.06.2014 10:16:42 (permalink)
Những đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp

Đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn.

Người bị bệnh đau khớp, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, khớp tay, vai, đầu gối, xương chậu và đặc biệt nhất là trên xương sống.

Triệu chứng

Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Việc dieu tri benh viem da khop dang thap cũng rất khó khăn, bệnh không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Đau khớp: Các khớp bị đau thường có cảm giác nóng ran. Đối với một số người, triệu chứng này có thể đến và tự động mất đi. Tuy nhiên, khi ngủ nếu bạn có cảm giác đau thường xuyên thì đây là dấu hiệu bệnh chuyển dần sang viêm khớp.

Cứng khớp: Người bị bệnh viêm khớp thường bị cứng khớp vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy các khớp phát ra tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.

Cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.

Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.

Biến dạng khớp: Những ai bị bệnh khớp lâu năm các khớp bị biến dạng không còn nguyên hình dạng ban đầu khi mà một bên khớp bị mài mòn và sập xuống. Rất tồi tệ khi bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.

Khó hoặc mất vận động: Lớp sụn nằm giữa các khớp giúp khớp hoạt động dễ dàng hơn. Khi bị viêm khớp lớp sụn này ngày càng bị bào mòn và xương ngày càng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kèm theo các cơ cũng bị đau và vận động sẽ rất khó. Tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn bị tàn tật.

Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân gây đau khớp

- Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương.

- Có thể là virus, vi khuẩn, bị chấn thương ở khớp, có vấn đề về chuyển hóa như gout, yếu tố di truyền, sự viêm nhiễm, ...

- Do môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật, ...

Ngoài ra, lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Ai dễ bị đau khớp?

Ai cũng có thể bị, nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.

Biện pháp điều trị

Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc chữa bệnh viêm khớp, viêm đa khớp, vôi hóa cột sống, thuoc chua benh thoat vi dia dem, thoái hóa khớp...đây chủ yếu là các lại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng biện pháp châm cứu: Châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải "miễn cưỡng" chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.

Biện pháp phòng ngừa

- Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
- Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
-.Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
-.Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.

Nguồn: dieu tri benh thoai hoa khop
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9