Thông Tin Về Hóa Trị - Dành cho người đang điều trị hóa chất
phanhien.ossc 11.06.2014 16:34:33 (permalink)
 
Ung thư là gì?
 Ung thư bao gồm sự gia tăng của các tế bào không bình thường, chúng lớn lên và phân chia nhanh chóng tạo thành các khối u, xâm lấn các mô xung quanh, và lan đi các bộ phận khác trên cơ thể thông qua máu và hệ bạch huyết.
Điều gì gây ra ung thư?
Không thể giải thích một cách toàn diện điều gì gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, có một vài yếu tố làm tăng cao các nguy cơ mắc bệnh :
1) Yếu tố gen hoặc di truyền
2) Yếu tố môi trường
3) Các loại virus như Viên Gan B và C
4) Chế độ ăn uống
5) Tình dục không an toàn
 6) Phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời
7) Thuốc lá
8) Uống nhiều chất cồn
Ung thư có truyền nhiễm và đau?
 Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm ,do đó, nó không lây từ người sang người. Ung thư có thể gây đau trong thời kỳ đầu.
Hóa trị là gì?
Đó là phương pháp chữa trị ung thư sử dụng thuốc và các hóa chất để tiêu diệt các tế bào bất thường hoặc tế bào bị tổn thương trong cơ thể.
Hóa trị hoạt động như thế nào?
Nó cản trở sự phát triển và phân chia của các tế bào ung thư.
 1) Chữa trị ung thư
2) Tiêu diệt tế bào ung thư
3) Làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư
Hóa trị được kiểm soát như thế nào?
Các vòng hóa trị phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, sau đây là một vài phương pháp truyền hóa chất :
1) Thông qua việc tiêm trực tiếp vào ven bằng một xi-lanh hoặc thông qua tĩnh mạch
2) Thông qua việc tiêm vào cơ, dưới da, và/hoặc vào tủy sống
3) Thông qua thuốc uống dạng viên
4) Thông qua thuốc dùng ngoài da
 5) Thông qua một ống dẫn vào bàng quan
6) Thông qua đặt ống vào lồng ngực
Đau đớn trong quá trình hóa trị?
Chỉ đau cho những chữa trị bằng phương pháp tiêm trực tiếp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Hóa trị kéo dài trong bao lâu?
Phương pháp chữa trị tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Nó có thể hàng ngày , hàng tuần , hai tuần hoặc hàng tháng. Việc chữa trị thường được quy thành các chu kỳ, bao gồm một khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các lần truyền.
Việc nghỉ ngơi cho phép cơ thể bệnh nhân sản sinh các tế bào mới thay thế cho những tế bào bình thường bị tổn thương trong quá trình hóa trị .Đối với những bệnh nhân chữa trị thông qua tiêm tĩnh mạch, thời gian truyền có thể từ 2-6 tiếng, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ theo dõi quá trình một cách kỹ lưỡng và quyết định thời gian cho việc hóa trị.
Tôi có cần nhập viện trong quá trình hóa trị?
Thông thường, hầu hết các trường hợp hóa trị có thể dựa trên cơ sở ngoại trú. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể được yêu cầu nhập viện nếu bác sĩ thấy cần thiết phải theo dõi quá trình một cách liên tục trong quá trình hóa trị.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bỏ lỡ đợt hóa trị?
Tư vấn bác sĩ ngay để phản ứng kịp thời. Có một vài trường hợp bệnh nhân có thể hoãn quá trình hóa trị do chỉ số huyết học thấp hoặc các phản ứng phụ nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng tùy theo tình hình.
Tôi có thể uống các loại thuốc khác và Vitamin trong quá trình hóa trị không?
Tư vấn bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc khác hoặc các loại vitamin. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hóa chất. Bệnh nhân cần cho bác sĩ biết nếu đã dùng các loại vitamin bổ trợ.
Tôi có phải kiêng chất cồn?
Các chất cồn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hóa chất, do đó nên kiêng trong quá trình điều trị.
 
 
 
Tôi có phải áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt?
Không cần áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt trong quá trình điều trị. Bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm sống để tránh nhiễm khuẩn. Đảm bảo thức ăn được rửa sạch và nấu chín trước khi ăn. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và chế độ ăn kiêng nếu cần thiết.
 Các tác dụng phụ thông thường trong quá trình hóa trị? Lời khuyên khi gặp các tác dụng phụ?
Mệt mỏi Mệt mỏi là cảm giác uể oải và thiếu năng lượng .Nó có thể do hóa trị , chỉ số huyết học thấp, mất ngủ, căng thẳng hoặc các nguyên nhân khác.
 Lời khuyên
1) Ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi giữa thời gian làm việc
2) Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo.
 3) Hạn chế uống các chất có hàm lượng caffeine cao.
 4) Tham gia các nhóm trợ giúp để nhận được sự hỗ trợ và động viên.
 5) Thông báo cho y tá hoặc bác sĩ về sự thay đổi năng lượng trong cơ thể.
Buồn nôn
 Buồn nôn và nôn mửa là các triệu chứng nhất thời khi hóa trị. Nó cũng có thể gây ra do căng thẳng thần kinh, lo âu gây ra tình trạng khó chịu trong dạ dày.
Lời khuyên
 1) Tránh xa bếp nếu có thể, mùi thức ăn nóng có thể kích thích buồn nôn
 2) Tránh ăn nhiều trong một bữa, dùng các bữa nhỏ nếu cần thiết.
 3) Tránh các thức ăn chiên rán, nhiều mỡ và chất béo như gà rán, mỳ xào.
4) Uống thường xuyên các chất như nước lúa mạch, trà gừng.
 5) Uống các thuốc chống nôn theo toa của bác sĩ, nửa tiếng trước khi ăn
6) Thông báo cho y tá hoặc bác sĩ nếu không cân bằng được lượng nước trong thời gian nhiều hơn một ngày.
 Đau họng / Lở miệng
Một số loại hóa trị có thề gây lở miệng, do đó vệ sinh răng miệng là rất quan trọng.
 Lời khuyên
1) Uống nhiều nước, uống các loại nước ép có hàm lượng acid thấp như chuối, táo ,dưa hấu.
2) Dùng các loại bàn chải đánh răng mềm.
 3) Tránh các thực phẩm cay, rất nóng hoặc rất lạnh
4) Súc miệng nước muối ấm sau mỗi bữa ăn. Tránh các chất súc miệng có chứa cồn
5) Kiểm tra răng miệng mỗi ngày để phát hiện các điểm lở miệng
6) Thông báo cho y tá hoặc bác sĩ nếu phát hiện chảy máu bất thường, đau hoặc lở miệng, khó ăn, khó nuốt.
Ăn không ngon/Mất cảm giác ngon miệng
Mất cảm giác thèm ăn là tác dụng phụ thường gặp trong quá trình hóa trị. Cảm giác ngon miệng sẽ trở lại sau 2-3 tháng sau khi kết thúc đợt hóa trị.
Lời khuyên
1) Ăn nhiều bữa nhỏ đều nhau, 5-6 bữa nhỏ thay cho 3 bữa lớn một ngày
 2) Tập thể dục nhẹ để kích thích ăn uống.
3) Dùng các loại thực phẩm bổ trợ khác nhau như Ensure, Isocal, Resource, Sustagen...
4) Súc miệng thường xuyên để loại bỏ các vị đắng và vị kim loại
Tiêu chảy/ Táo bón
 Hóa trị có thể kích thích các tế bào thành ruột trong ,gây ra tiêu chảy. Táo bón có thể gây ra khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng hơn bình thường.
 Lời khuyên
Đối với tiêu chảy
1) Uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất trong cơ thể.
 2) Tránh ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ như các loại hạt, lạc ,gạo nâu
3) Tránh uống sữa, cafe, thực phẩm chiên xào, chất béo, cay
4) Thông báo cho y tá hoặc bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày, hoặc cứng cơ, chuột rút bất thường hoặc đau.
Đối với táo bón
1) Uống nhiều nước ,giữ ổn định chế độ ăn uống và cho thêm chất xơ vào bữa ăn.
2) Tập thể dục thường xuyên để kích thích tiêu hóa. Sốt và lây nhiễm Sốt và mắc các bệnh về truyền nhiễm là các tác dụng phụ thường gặp trong thời gian hóa trị.
Điều này gây ra do bạch cầu thấp.
Lời khuyên
Gặp bác sĩ tại bất kỳ phòng khám nào nếu sốt cao hơn 38 độ, hoặc các triệu chứng như ớn lạnh, viêm họng ,tiểu rát, tiêu chảy kéo dài, khó thở.
 Thông báo cho bác sĩ rằng bệnh nhân đang điều trị hóa chất.
1) Giữ vệ sinh thân thể và rửa tay thường xuyên
2) Tránh đến chỗ đông người, hoặc tiếp xúc với người đang có triệu chứng ho, cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm khác
3) Kiểm tra nhiệt độ thân thể 2-3 lần một ngày hoặc khi cảm thấy không khỏe hoặc có triệu chứng cảm sốt.
 Rụng tóc
1) Không phải tất cả các loại hóa trị đều gây rụng tóc. Nó tùy thuộc vào toa thuốc.
 2) Việc rụng tóc xảy ra từng bước, thường thì sau 2-3 tuần hóa trị.
3) Tóc sẽ mọc lại trong quá trình hóa trị hoặc trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau khi kết thúc hóa trị
4) Một vài trường hợp có thể thay đổi sợi tóc và màu sắc.
Lời khuyên
1) Cắt tóc ngắn để giảm thiểu tóc rụng.
2) Dùng dầu sữa để gội đầu, không gãi hoặc vò, chỉ xoa nhẹ khi gội.
3) Dùng lược mềm khi chải. Tránh dùng máy sấy tóc, máy uốn tóc, kẹp hoặc băng.
4) Tránh nhuộm, uốn hoặc duỗi tóc.
5) Có thể đội tóc giả ,khăn.
 Ảnh hưởng đến da
Một số loại thuốc hóa chất có thể làm mất màu da, đặc biệt là dọc đường ven. Một số loại khác gây mẩn đỏ cục bộ tại chỗ tiêm. Hiện tượng mất màu da sẽ được giảm thiểu hoặc biến mất sau khi kết thúc hóa trị.
Lời khuyên
1) Thông báo cho y tá hoặc bác sĩ nếu cảm thấy đau hoặc rát trong quá trình điều trị.
2) Thông báo cho y tá hoặc bác sĩ nếu cảm thấy các nốt lở ở tay, bàn tay sau tiêm.
Ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh
Một vài trường hợp có thể cảm thấy ngứa hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân đối với một số loại thuốc. Những triệu chứng này thường nhẹ. Thông báo cho bác sĩ nếu hiện tượng tê gia tăng.
Gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện sau:
1) Nhiệt độ > 38 độ
2) Lở miệng > 3 ngày
3) Ho kéo dài và khó thở
Bệnh viện Raffles
 Bệnh viện Raffles là một bệnh viện tư tuyến trên và là ngọn cờ đầu trong Tập đoàn y tế Raffles, một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore và Đông Nam Á. Với hơn 30 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, thương hiệu Raffles đồng nghĩa với uy tín và chất lượng cao.
 Bệnh viện Raffles cung cấp dịch vụ cứu thương 24/24, khám sức khỏe tổng quát, 20 trung tâm chuyên biệt với hơn 35 chuyên khoa , phẫu thuật trong ngày, hộ sinh, phòng phẫu thuật, khu giường bệnh,khu chăm sóc đặc biệt ,khu chăm sóc đặc biệt sau khi sinh, chụp X-quang và phòng thí nghiệm Raffles là bệnh viện thuộc Ủy ban hợp tác quốc tế (JCI) và đạt chứng chỉ ISO 9001 : 2008.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Văn phòng thông tin y tế OSSC
Tại TP. HàNội
Số 50 Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng
ĐT: 04 221 535 44/ 0904 496 000
Hotline: 0913 560 450
 
Tại TP. HồChí Minh
Lầu 6, Khu B, tòa nhà Indochina Park
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1.
ĐT: 08-2220 2088 / 0913 560 450
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9