Tìm hiểu các bệnh xương khớp ở bàn tay

Tác giả Bài
thaiha561
  • Số bài : 672
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.02.2014
  • Nơi: HCM
Tìm hiểu các bệnh xương khớp ở bàn tay - 12.06.2014 10:16:43
Tìm hiểu các bệnh xương khớp ở bàn tay

Bị đau khớp ngón giữa và ngón nhẫn của bàn tay trái khi lái xe lâu giờ, hoặc gõ bàn phím nhiều. Thường là để khoảng 1, 2 ngày là tự khỏi, nhưng lần sau lại bị rất đau.Với những triệu chứng đó có thể bạn bị bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp. Các khớp ngón tay nhất là ở khớp liên đốt gần và xa của ngón tay, có thể bị tình trạng tê nhưng thực chất là khó cử động khớp ngón tay.
Tuy nhiên sau khi cử động một thời gian ngắn thì các ngón tay hoạt động trở lại bình thường. Một số trường hợp các ngón tay hơi sưng nhẹ và đau khi cử động. Một số có hạn chế cử động ngón tay vì đau hoặc khó cử động. Một số khác có nổi những cục cứng như xương ở gần khớp liên đốt gần hay xa.

Đây là tình trạng thoái hóa của các khớp vùng bàn ngón tay. Chụp phim X-quang đôi khi bình thường, đôi khi có hình ảnh hư biến của khớp. Bệnh không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến tính mạng nhưng gây ra khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh này là do sự thoái hóa của khớp ngón tay, hư hại sụn khớp, bao khớp bị viêm làm đôi khi sưng nhẹ khớp. Nguyên nhân thường không rõ và thường được qui kết là do tuổi. Một số có nguyên nhân như chấn thương. Thường dieu tri benh thoai hoa khop chỉ có thể làm chậm lại quá trình thoái hóa mà không thể đảo ngược được.

Bệnh đau các khớp bàn tay còn có nguyên nhân khác là viêm đa khớp dạng thấp với đặc điểm là xảy ra ở khớp bàn ngón và khớp cổ tay. Đây là bệnh lý toàn thân, một số khớp khác cũng bị như gối, vai, háng. Việc dieu tri benh viem da khop dang thap là rất khó khăn. Khớp bị biến dạng rất sớm và gây đau đớn cho bệnh nhân, gây tàn phế sớm nếu không có sự điều trị hỗ trợ nâng đỡ.

Đây là bệnh lý được cho là có yếu tố gen và xem như là không thể chữa hết cho đến tận bây giờ. Việc điều trị bao gồm kháng viêm giảm đau toàn thân hay tại chỗ kèm theo các biện pháp vật lý trị liệu nâng đỡ chống biến dạng khớp. Có thể thay khớp khi bệnh quá nặng.
Riêng về bệnh lý thoái hóa khớp ngón tay, việc điều trị bao gồm thuốc, nẹp bất động khớp nếu quá đau. Tình trạng cứng khớp buổi sáng hay sau khi ngủ trưa dậy có thể cải thiện bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp bằng các gel có hoạt chất kháng viêm. Các loại thuốc chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm đa khớp... chủ yếu là thuốc giảm đau, chống viêm, vì vậy không nên sử dụng quá nhiều gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên nên đến khám ở những bệnh viện có khoa chấn thương chỉnh hình hay cơ xương khớp như BV ĐH Y dược cơ sở 1, Chợ Rẫy, CTCH (TP.Hồ Chí Minh)... hoặc khám tại khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để khám và được tư vấn điều trị cụ thể.

Nguồn: thuoc chua benh thoat vi dia dem