Vận động và chế độ dinh dưỡng cho bệnh xương khớp
Nhằm tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt một số kiêng kỵ cần thiết khi mắc phải bệnh này.
Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do bệnh thoái hóa và viêm xương khớp do
bệnh viêm khớp. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.
Nhằm tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt một số bài tập vận động và kiêng kỵ cần thiết khi mắc phải bệnh này.
1. Vận động hợp lý Theo y học cổ truyền, phong thấp là hậu quả của việc huyết không lưu thông tốt, các dịch bị ứ trệ. Huyết dịch được xếp vào nhóm âm. Nhóm âm ưa tĩnh, không ưa động. Do đó, khi viêm khớp, nếu vận động nhiều thì âm bị tác động mạnh sẽ gây đau.
Việc vận động hợp lý để lưu thông khí huyết sẽ giúp bệnh phong thấp thuyên giảm. Đó là mối biện chứng qua lại giữa khí huyết, phong huyết, phong – thấp trong phong thấp, rất tốt trong
dieu tri benh viem da khop dang thap, thoái hóa khớp, viêm khớp và các bệnh khớp khác.
Ở người béo phì, tỳ thổ mạnh do nó có lượng cơ nhuc nhiều. Còn xương khớp thuộc thận thủy quản lý bị gánh nặng ở khối lượng cơ nhuc lớn. Theo thuyết ngũ hành thì tỳ thổ khắc thận thủy, nên đối với người béo phì thì tỳ khối khắc chế thận thủy rất mạnh gây tổn hại xương khớp, thậm chí còi xương. Do vậy, cần phải ăn uống hợp lý, chuyên tập thể dục dể tránh béo phì.
2. Thực phẩm ăn uống Việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và nhất là kiêng kỵ trong ăn uống khi điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng.
Trong viêm xương khớp thì dịch ứ, huyết trệ hầu hết ở khớp gối gây viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc các bệnh về khớp. Do đó, những người đang
dieu tri benh thoai hoa khop, viêm khớp và các bệnh liên quan xương khớp cần kiêng kỵ những thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn những thực phẩm gây mất can xi: Thực phẩm giàu phốt pho như thịt, phủ tạng, muối, đường, rượu bia.
- Hạn chế ăn những thực phẩm tạo một số chất gây kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau như sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, dầu như bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.
- Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng tăng viêm như như ngô (bắp), bơ sữa, đồ nếp đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt, cua, tôm.
- Hạn chế thực phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông, bánh kẹo.
- Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên ăn.
Kiêng ăn thịt lợn (heo) nấu với gừng, vì an lâu dài sẽ gây bệnh thấp khớp.
Kiêng ăn quá nhiều thức ăn mỗi bữa đối với người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp.
- Đối với những người mắc bệnh xương khớp ở thể hàn cần tránh thức ăn chế biến từ động vật ở sâu dưới bùn như cá chạch, lươn.
- Đối với những người mắc bệnh xương khớp ở thể nhiệt, người bị bệnh gút cần tránh ăn uống những chất cay nóng như hồ tiêu, rượu, bia, cà phê, chất có quá nhiều đạm như thịt đỏ, Gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng, sò. Đặc biệt, tránh phối hợp các thức ăn này trong cùng bữa ăn.
Ngoài ra, người mắc bệnh gút nên kiêng thêm ăn các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm. Nên dùng dầu đậu nành, dầu hạnh nhân và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Hiện nay các lại
thuốc chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp... chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, uống nhiều sẽ gây ra nhiều tác động không tốt cho cơ thể, như có thể gây ra bệnh đau dạ dày, thậm chí viêm loét và thủng dạ dày. Vì vậy chỉ sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
Nguồn:
thuoc chua benh thoat vi dia dem