[Siêu thực - Tâm lý] Điểm cực hạng (kết thúc)
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 31 bài trong đề mục
NhueBinh 24.06.2014 22:05:07 (permalink)
[Helpful answer received] / [List Solutions Only]
 Xin chào các bạn. Mình là một người mới tập viết. Mình lấy ẩn danh là Nhuệ Bình. Nhuệ trong tinh nhuệ và Bình là yên bình. Tức là một người năng động nhưng thích sự bình ổn. Mình hay viết sai lỗi chính tả và mới hạ quyết tâm viết thử chuyện dài chưa được bao lâu. Mong các bạn cứ tận tình giúp đỡ để mình tiến bộ nhưng xin đừng la nhiều quá.
 Còn dưới đây là tác phẩm đầu tay của mình.  
 

Điểm cực hạng

 ~Nhuệ Bình 2014/06/24~

Chương I : Trong bóng tối  

Hồi 1 : Tôi là ai?
 Cuộc chạy trốn

 Điều cuối cùng ông còn nhớ được là hình ảnh đôi trai gái đang cùng nhau chạy trốn giữa màn đêm. Trong cái kí ức kì lạ ấy, người con trai đã tự hứa với mình là dù có thể phải đánh đổi mọi thứ, quá khứ, tương lai và kể cả cuộc sống này. Thì tuyệt nhiên anh sẽ không bao giờ rời bỏ nàng.  Anh cùng nàng đi đến những điểm kết nối của hiện tại và băng qua những chiếc cầu vượt thoát không thời gian.Anh tập trung trí tưởng tượng để tạo ra những vùng không gian mới cho nàng ẩn nấp. Anh giấu nàng trong bức tranh của thằng bạn thân. Anh biến nàng thành chú thỏ con trên cung trăng. Anh thành lời ca và nàng là giọng hát ngọt ngào của bà chị hàng xóm. Anh dấu mình vào đôi mắt xinh đẹp đầy hạnh phúc của nàng. Lấy chiếc thuyền giấy chu du vào những mùa mưa của  thời thơ ấu. Cho hơi thở của hai người làm một trên những cánh đồng hướng dương không bao giờ tàn úa. Anh lục tìm lại tất cả những ngăn không có đau thương, không có bóng tối. Anh cố giữ chặt tay nàng. Cố đi thật xa, dù phải vượt qua điểm cực hạng của kí ức. Tuyệt đối không thể những kẻ truy đuổi có thể tìm thấy nàng. Anh có thể kiệt sức nhưng nàng phải tồn tại. Dù chỉ là một ảo anh không hơn trong cái mê cung vô tận của ký ức này. 
 

Đi trong tuyết

  Nhưng anh dần thấy kiệt sức. Anh mất dần khả năng giữ ấm cho những tinh cầu mình đi qua. Mặt đất dần phủ một màu trắng xóa.  Hai người bước đi trong tuyết giá. Cảnh vật chỉ còn là những mảng xám lẫn vào nhau. An đã dùng gần hết sức lực cuối cùng để tưởng tương của mình. Anh thấy người tê cóng, đôi chân anh càng lúc càng bị vùi sâu hơn, anh dần mất đi tri giác. Nàng chạy đến nắm lấy tay anh, hà hơi xoa xoa hai tay rồi ôm chặt anh vào lòng. Để cho hơi ấm từ cơ thể mình chuyền vào người anh. Anh cố trấn tĩnh, miệng lấp bấp:
    -Không được... Anh không thể... để em kiệt sức...
  Bờ môi nàng cũng bắt đầu đông cứng. Cái lạnh đã dần thấu vào tim. Nàng áp má mình vào ngực anh. Nghe tiếng tim anh đập chậm dần, nàng chợtnghĩ mông lung:
   -Nếu mấy đứa bạn mình còn đây, bọn nó sẽ làm gì nhỉ ? Phải rồi!
  Anh quỵ xuống. Đôi mắt anh đờ đẫn. Nàng phải tát mấy cái thật mạnh vào mặt anh. Anh nói thều thào:
    -Không kịp... nữa rồi... sao...?
    Nàng đỡ lấy vai cố năng anh dậy. Nàng thét lên:
    -Không! Mọi chuyện là từ đây. Chúng ta đã đến tận đây rồi sao lại bỏ cuộc được?
    -Mẹ ơi?... sao giờ... mẹ lại ở đây ?
    Thấy anh mê sảng nàng càng cố tát mạnh, đánh anh mà như đánh chính mình. Đánh cho đến khi tay nàng bỏng rát, lòng buốt nhói và nước mắt rơi ròng ròng làm tan cả tuyết dưới chân. Khi cảm giác vô vọng đã làm tê cứng cả chính nàng. Nàng phải quyết định. Hôn lên trán anh lần cuối nàng cố mỉm cười
   -Cảm ơn anh! vì những kỷ niệm thật đẹp!
  Nàng chấp nhận truyền cho anh dòng sình mệnh của chính mình mình. Khi lòng ngực mình bắt đầu nóng bừng lên, nàng biết nguồn năng lượng của kí ức đã hoạt động. Từ ấm áp chuyển sang bỏng rát. Rồi bừng cháy cả những ngăn chứa kí ức được cất dấu trong ngực áo. Giải phóng những những tiếng cười phát ra vào hư ảo. Ánh sáng từ mái tóc nàng hòa vào không gian tỏa ra một mùi thơm ngát của những bông hoa lan rừng. Đánh thức mọi giác quan. Đánh thức một lần cuối những hình ảnh đẹp nhất của nàng.
Nụ hôn đầu vụt hiện lên trong đầu anh. Anh mở mắt bừng tỉnh, nghe thấy tiếng du dương của những bông chuông gió. Trước mắt anh là khung cảnh núi rừng hùng vĩ và dưới chân anh là những bông hoa màu tím đang hé nở. Anh nhận ra mình đang đứng trên một ốc đảo trôi lơ lững trong vũ trụ. Nàng ở đó, ngay trước mặt anh. Như vầng thái dương ấm át làm tan chảy mọi băng giá. Nàng thì thầm:
    -Cảm ơn anh đã ở đến với em.
    Cơ thể nàng dần trở nên trong suốt như pha lê.  Nàng đưa tay lên ngực kết tinh một ngọn lửa màu rực đỏ. 
  -Cảm ơn anh đã cho em hi vọng!
 

Những hành tinh cô đơn




 Anh đưa tay chạm vào ngọn lựa ấy. Mọi mệt mỏi nơi anh tan biến. Trong giây lát anh nhận ra nàng đang dần biến mất.   An còn nhớ rõ đôi mắt buồn và lời thổn thức của nàng trước khi bị vỡ tan thành hàng ngàn mảnh. Như một tiếng nổ lớn khi vũ trụ được tái sinh. Những mảnh vỡ cấm vào thân thể anh rớm máu.
    -Giờ em đã biết vì sao mình được sinh ra trong thế giới này. Để được là một phần trong giấc mơ anh. Dù bên kia thế giới chúng ta có trở nên ra sao, xin người cũng đừng quên em.
  Anh còn nhớ rõ nụ cười của nàng. An ôm những mảnh vỡ còn xót lại vào lòng, rùng mình trong nỗi kinh hoàn và niềm đau vô tận. Nỗi đau chạy vào từng mạch máu. Đôi tay anh ôm lấy cái bóng của chính mình, cảm giác mất mát một thứ quan trọng nhất. Anh gào lên giữa đất trời, gọi tên Lan đến khàn cổ, không một tiếng trả lời. Anh bật khóc, đầu óc trống rỗng:
    -Anh xin lỗi! Anh đã không bảo vệ được em. Anh đã sai lầm để chúng ta lún sâu vào thế giới ảo tưởng này. Đây là cái giá mà đáng lẽ chỉ mình anh phải chịu. Anh xin lỗi em, xin lỗi mọi người. Tại sao người biến mất không phải là chính anh?
    Anh ôm lấy hai đầu gối. Cảm giác như mảnh đất dưới chân cũng đã vỡ vụn. Anh giờ như một thiên thạch vô định trôi trong vũ trụ tối tăm. Không biết đâu là điểm đầu, đâu là điểm kết. Không một tiếng đồng nào ngoại trừ nhịp đập của chính tim anh. Nỗi đau vẫn còn đó và anh cứ lơ lững cho đến khi thiếp đi rồi lại bừng tỉnh. Lập đi lập lại những giấc mơ. 
  -Anh xin lỗi! Anh không mạnh mẽ được như em! vì sao đến tận phút cuối em vẫn còn mỉm cười? vì sao em phải tin yêu kẻ yếu hèn này?
   Những kí ức về mọi người cũng dần được xếp lại theo đúng trật tự. Duy chỉ có hình ảnh nàng dù ở nơi cách hàng trăm ngàn năm ánh sáng vẫn đang le lói như đang dẫn đường cho anh. Chỉ là anh có muốn đi tiếp hay không. Rồi một ngày trong cái thế giới vô tận với những hành tinh chết ấy, anh nghe thấy nhịp đập của chính mình. Anh dụi mắt. Tự tay rút những mãnh vỡ còn ghim trên người rồi thả chúng vào hư không.
    -Phải rồi! Cho dù là ở đây hay bên kia thế giới chúng ta cũng phải tìm lại nhau.
  Nhưng mãnh vỡ như nghe tiếng anh, chúng từ từ bay đi.  Tỏa sáng lấp lành như những vì sao hi vọng giữa ban ngày. Chúng biến thành những ngọn đèn trời trôi lơ lững trong không trung. An ngước nhìn bầu trời, dang hai tay đón lấy anh nắng và tự nhiên anh nhận ra mình không cô độc, anh lại thấy mình đứng trên mặt đất đầy hoa. Anh cười lớn, tiếng cười vang vọng không dứt, như tiếng của những người bạn anh đáp lại. Và anh bước tiếp cho đến khi nào đến điểm tận cùng của kí ức. Cho dù phải đấu tranh với sự cô độc và đau đớn thế nào thì anh cũng phải làm được.




<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2014 21:01:06 bởi NhueBinh >
Attached Image(s)
#1
    NhueBinh 25.06.2014 10:06:36 (permalink)
    Phía cuối đường hầm
    Ông như một ấu trùng ve sầu thiếp ngủ nơi lòng đất. Trong giấc mơ bất tận ấy đâu đây là giá băng của hoài niệm đang dần tan chảy. Tâm thức ông vẫn đang đợi hè đến. Mùa bùng cháy màu phượng đỏ và tiếng ve râm ran. Kí ức ông trôi tuột đi như những con tàu không gian cô độc bị hút vào hố đen sâu thẳm của vũ trụ. Hình như ở đây có gió xiết, cái lạnh chà xát vào cảm giác bất an như khi đứng một mình nơi sân ga chờ chuyến tàu cuối. Buông tay đón lấy gió mà tự hỏi có khi nào ta rơi ngã xuống đường ray. Rồi bất chợt cơ thể ông nặng trĩu bởi một trọng lực vô hình cấm thẳng về một phương. Sức mạnh ấy hút đi tất cả. Đến cả ánh sang le lói còn sót lại của những vì sao phía bên kia thế giới. Tất cả là hư vô và ông không còn biết là mình đang tỉnh hay mơ.
     Vũ trụ được tạo ra từ một vụ nổ lớn. Hai tai ông đau buốt, cơ thể ông bị hắt văng đi. Từ đằng xa có ánh sáng ban ngày lóe lên phía bên kìa đường hầm. Cảm giác giải thoát và thân quen lạ. Như thể chuyến tàu cuộc đời đã lại về đến bến. Cánh cửa sắt mở ra nhưng đối diện ông chỉ là một màu trắng xóa không rõ nơi nào. Giữa hai bờ đen trắng, ông nhìn quanh tự hỏi mình đang ở đâu.
     Ông không rõ mình là ai. Không biết vì sao mình ở đây và mình đang làm gì. Kí ức mơ hồ lẫn lộn. Có rất nhiều gương mặt hiện lên nhưng ông hoàn toàn không nhận ra được một ai. Tâm trí ông đang cỗ quấy đạp giữa đại dương hồi ức. Tất cả chỉ còn là hư ảnh, chỉ có nỗi khao khác được ôm lấy một hình hài con người là có thật. Vậy ra ở đây cũng chỉ còn lại cô đơn. 
     

     
      Ông như đang bước đi nơi hai vạn dặm dưới đáy biển. Ngắm nhìn những sinh vật kì dị mang đèn trôi lạc lõng giữa tịch liêu. Cơ thể nặng trịch như mặc bộ đồ lặn bằng chì. Ông nhớ đến hình ảnh con khỉ đá bị đè dưới ngọn núi ngũ hành hàng trăm năm. Chỉ có điều ông không biết là mình đã phạm phải lỗi lầm gì. Ông cố bước đi. Điều gần đây nhất ông nhớ thêm được là tiếng kêu thét của chính mình và ánh mắt u buồn của một người con gái khiến con tim ông tan nát. Có lẽ đó là một vụ tai nạn nào đó. Có lẽ đầu ông đã bị va đập rất mạnh. Có lẽ đây chỉ là một giấc mơ không hơn. Lí trí đang tìm cách xấp xếp tạm những sự kiện. Những cơn co thắt làm ông quần quại. Xác thịt như bị bâm vầm giữa đau thương và nỗi nhớ. Ông chợt gào lên mà không biết mình đang nói gì:
     - Xin lỗi em vì anh là kẻ vô dụng. xin lỗi vì anh đã không cứu được em.
     
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2014 20:10:34 bởi NhueBinh >
    Attached Image(s)
    #2
      NhueBinh 25.06.2014 20:03:31 (permalink)
       Bóng đè
       
      Có tiếng gió đẩy cửa kêu “két… két…” lạnh gáy. Ông mở mắt nhưng chỉ thấy một vệt sáng vàng leo lét trong đêm đen. Theo quán tính, ông cố đưa tay tìm cách với lấy công tắc đèn. Nhưng không tài nào điểu khiển được cơ thể mình, như thể thân xác này đã không còn là của ông. “Chuyện quái gì đây? Ta bị làm sao thế này?”, ông kinh hoàn. Mồ hôi lạnh tứa ra dọc sống lưng, ông như một con chuột bị mắc vào cái bẫy dính, đếm từng giây chờ người ta đến hành quyết. “Không!”, ông cố dãy dụa trong vô vọng. Vệt sang hé mở ra dần thành hình một cánh cửa, ngăn cách hai vùng không gian trong và ngoài.  Ánh sáng dần trải ra, cái bong đen cũng lớn dần và lù lù tiến về phía ông. Ông chống trả lai nỗi khiếp đảm, cái bóng vươn mình chụp lấy chân rồi đè cả lên người. Ông cố gào thét vẫy vùng. Tay chân ông cứng đờ, ngực ông đập thình thịch. Cái bóng ngoác đôi hàm răng sắc nhọn cắn phập vào họng không cho ông kịp kêu cứu.
      Ông càng ú ớ thì cái bóng lại càng đè nặng. Chưa bao giờ ông thấy sợ hãi về cái chết và đêm đen tột độ như thế. Ông cố nhìn về phía cảnh cửa ánh sáng và cầu khấn : “Lạy ông bà ,tổ tiên, lạy chư vị thánh thần , cứu khổ cứu mạng.”
      Đáp lời ông lại là đôi mắt đang nhìn chừng chừng đỏ choét như của loài yêu quái, hàm răng sắc nhọn và tiếng cười rú nanh ác. Vút một phát, cái bóng thét lên đau đớn và đổ ập xuống người ông. Một thứ gì nhảy nhụa thấm qua da thịt.  
      Ông thầy mình dễ thở hơn nhiều. Nhưng nỗi bất an vẫn còn đó, trên lưng cái bóng là một thanh gươm ánh lên những tia sáng sắc lạnh. Ông không nhận ra ai vừa cứu mình, chỉ biết rằng đó là một người thanh niên vừa lạ vừa quen. Ông thấy lòng mừng vui khôn xiết: “Ôi! Vậy ra vẫn còn một ai đó biết ta đang ở đây”. Ông như một tù nhân bì đày đọa cả hàng chục năm trong ngục tối giờ mới được gặp lại con người. Đón lấy một chút hơi âm từ bên kia bờ thế giới.
       
      Hơi ấm con người
       
      Tiếng bước chân gần lại dần. Ông thấy lòng bàn tay ấm lên. Một cảm giác nhột nhột khó chịu như có những con sâu bò trên da. Phải một lúc sau khi nhận thức được cảm giác đó là gì, ông mới đoán ra anh chàng đang cố miết miết ngón tay mình lên lòng bàn tay ông.
      ““T”,”I”,”N”,”H”… “Tỉnh dậy đi!” Anh muốn tôi tỉnh dậy ? Để làm gì? Tôi chẳng còn gì cả! ”. Khi biết ông đã nhận ra tín hiệu truyền tay. Người thanh niên lại chậm rãi viết tiếp thông điệp: “Ước mơ của chúng ta! ”, rồi rời khỏi căn phòng. Anh mở tung cánh cửa ánh sáng để hai không gian được hòa làm một trong khoảng khắc.
       
       
      #3
        NhueBinh 25.06.2014 21:09:25 (permalink)
        Lóa sáng
          Ông thấy đau rát như bị ai đó dùng những cái móc sắt kéo căng hai mí mắt ra . Người ta nhỏ mấy giọt thuốc lên đôi mắt khô rát của ông. Căn phòng trắng hiện lên nhập nhoạng sau màn nước mắt . Ánh sáng ngập tràn đến ngộp thở. Cảnh vật có lúc quá mờ nhạt , có lúc lại quá chói lòa. Ông không nhận ra được xa gần, trên dưới. Không biết đâu là trời, đâu là đất. Đâu là bản thân và đâu là thế giới bên ngoài. Ông gầm gừ đầy cảnh giác như con soái đấu tranh với nỗi sợ lọt vào tay thợ săn. Chỉ có hơi ấm từ bàn tay một ai đó là khiến ông bình ổn lại. Tai ông ù ù không nghe thấy rõ có ai đang nói gì. Chỉ toàn là những tạp âm hỗn loạn
        Nhưng xúc giác lại trở nên bén nhạy. Ông có thể cảm thấy sự an toàn tuyệt đối qua ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ trong phòng. Cảm thấy mình đã quay trở lại với ánh sáng.
         Những mảng màu xám dần xuất hiện và kết lại đậm dần. Đậm dần thành đường nét gương mặt của một người phụ nữ với hai mắt quần thâm còn hằn rõ nỗi lo lắng và chờ mong. Bên cạnh bà là ông bác sĩ vận áo blu trắng. Xung quanh toàn là một màu trắng xóa. Bà kéo thằng nhỏ đứng ở đầu giường tới, chấp tay nó vào tay ông.
          Cơ thể ông vẫn không chuyển động được, chỉ có đầu là còn hơi lắc lắc được đôi chút. Ông tỉnh dần và khi ý thức trở lại minh mẫn, ông đối diện với một sự thật: “Không lẻ nào? Mình đã bị bại liệt toàn thân?”
          Nghĩ thế ông càng thấy ngứa ngáy. Những cơn động kinh bắt đầu bằng sự bức bối, khó chịu được ý thức từ trước. Ông cố gào lên nhưng không ra tiếng . Ông bắt đầu co giật, xùi bọt mép. Bác sĩ phải chạy đến tiêm cho ông một liều thuốc chuyên biệt. Người phụ nữ và đứa trẻ sợ hãi ôm nhau đứng nép sát vào tường.
         
         
         
        #4
          NhueBinh 26.06.2014 09:05:04 (permalink)
          Hồi 2 : Những đứa trẻ trong bệnh viện
          Bé An và bệnh viện 
            Bé An tám tuổi. Thế giới trong mắt An đơn giản lắm. Đó là cái xóm nhỏ nơi em hay chạy chơi với mấy đứa hàng xóm. Là những hàng cây em hay leo lên hái trái. Là tiếng hát ngọt ngào trên đài phát thanh. Thế giới ấy lúc nào cũng đầy ấp các trò chơi và tiếng cười. Cho đến khi em cùng mẹ đến bệnh viện thăm người thân. Thế giới dần trở nên phức tạp.
           Em không thích bệnh viện. Ở đó có những người lúc nào cũng hối hả. Ở đó có mấy ông bảo vệ lúc nào cũng dọa nạt không cho em chạy nhảy trên lan can. Em cười to sẽ có người khó chịu, em leo lên cây sẽ có kẻ bực bội. Thậm chí có lần em đang đứng nhìn con cánh cam to đùng bò trên cửa lưới phòng bệnh, thì bất ngờ bị hắt ngã mà người ta không thèm xin lỗi còn lườm nguýt: “Tránh ra! Đồ lớ ngớ. Không biết đây là bệnh viện à?”. Phải rồi! Đây là bệnh viện. Nơi những người bệnh chen chúc trong những căn phòng tối mờ mờ. Người họ quấn đầy dây nhợ. Trong họ như những cái bóng yếu ớt không sức sống. Gương mặt họ lúc nào cũng buồn bã hoặc dại dại. Cơ thể họ có lúc phình to có lúc teo tóp. Họ còn hay rên rĩ quát tháo còn khó chịu hơn cả bố mẹ em khi gặp chuyện không vui.
          An đứng nép ở cửa phòng hồi sức. Nhìn bố mẹ em đang  túc trực quanh cái giường bệnh có một ông lão nhăn nheo đang nằm trên. Ông lão họ hàng không nói, không cười. Em đến gần chào ông chỉ mở trừng trừng mắt không phản ứng. Em thấy ái ngại khi mẹ em cứ ôm mặt khóc hoài. Em thấy phiền khi bố em cứ đi ra đi lại vẻ lo lắng. Em thấy mình vô dụng chẳng có việc gì để làm ở đây. Em thích đi chơi hơn. Dù sao bác sĩ đã bảo là ông lão bị xuất huyết não nhưng đã qua cơn nguy kịch, có thể sẽ gặp phải di chứng nên cần một ở lại bệnh viện để kiểm tra. Em hỏi mẹ “Di chứng là gì? Động kinh là gì? Ông ấy có chết không?”. Bố em nghe thế cóc mạnh lên đầu em đau điếng. Em giận dỗi bỏ chạy ra ngoài. Em ngồi trên thềm lấy chân chà sát đám cỏ dại dưới đất. Em thật sự không hiểu điều gì đang xảy ra, mọi người quá bận rộn, quá lo lắng cho ông già đó. Không ai còn nhận ra sự tồn tại của em, không ái rãnh để giải thích cho em vì sao. Không ai còn quan tâm đến em nữa rồi. Em vốn là đứa trẻ được cưng chiều vì là cháu đích tôn của cả họ. Vậy mà bây giờ không ai chú ý đến em. Bụng em đói đòi ăn lại bị mẹ la. Em ngứa lưng nhờ bố gãi thì bị bảo là phiền phức. Em cứ lủi thủi một mình. Dần dà cảm thấy bức bối. Trong lúc đám bạn em đang chơi trò bắn bi, đuổi chim bắt bướm vui là thế , tại sao em cứ phải ở trong căn phòng u ám đó ngồi như phỏng canh một kẻ thậm chí không nhận ra em là ai. Em càng thấy khó chịu khi bố mẹ quá quan tâm, mọi người ai cũng hỏi han ông lão đó. Trong khi em đã cố gắng đạt điểm mười. Cố gắng chạy nhanh nhất lớp mà chẳng ai khen. Em tức giận hét lên. Ông bảo vệ túm lấy cổ dọa đem cho ông ba bị và tống cả nhà em ra khỏi bệnh viện. Em bị nhắc bổng lên chân đạp vào không khí. Em vờ khiếp sợ và năn nỉ hắn ta mới tha cho. Em lại ra ngồi một góc. Bức mấy bông hoa, vò nát chúng trong tay.
          Điều duy nhất an ủi em là được khám phá. Bệnh viện cách ly với thế giới bên ngoài với rất nhiều dãy phòng phân cách thành những khu vực riêng biệt. Nào là khu tai, mũi, họng. Hồi đầu em còn tưởng ở đó chỉ có những người với cái tai bị phình to lớn hay cái mũi bị kéo dài đang sinh sống. Nhưng khi em lén mò đến xem thì lại gặp những người không có tai, người lại có cặp mắt trắng dã. Em sợ quá chạy ra vườn trốn. Em thở hổn hển mà đàn chim sẽ vẫn thông thả ríu rít nhảy nhót cạnh bên. “Sao mà chúng mày dạn dĩ thế! Hãy chờ đấy, tao mà dẫn bạn tao đến là chúng mày thành chim nướng hết nhé!”.
          An hay lang thang mọi ngóc ngách trong bệnh viên khi có dịp. Em tò mò tìm hiểu xem có những cổ máy kì lạ nào trong đây. Ngay khi bố mẹ em không để mắt đến. Em xin đi tiểu rồi chạy tót đi. Em nhón chân lên bậu cửa một phòng bệnh nhìn cổ máy phát ra tiếng bíp bíp đều đều. Y hệt như cái radar trong mấy phim khoa học viễn tưởng Liên Xô. Em thích thú gõ vào mấy cái bình tròn tròn cao hơn đầu em rồi áp tai vào nó nghe tiếng bước chân qua lại. Dần dà khi em đã quen. Không gian ở đây nhanh chóng trở nên hấp dẫn. Em cũng đã không thấy ghét mùi thuốc sát trùng nữa. Và em làm quen với nhiều người thú vị. Họ còn cho em ăn bánh, kể chuyện cho em nghe. Em gặp được nhiều đứa bé bằng tuổi thậm chí nhỏ hơn em sống luôn trong đây. Đúng là một căn cứ địa đặc biệt.
           
          Bé An và mấy đứa trẻ trong bệnh viện
           
           Ông lão được chuyển vào phòng khác. Căn phòng có nhiều cửa sổ với rèm xanh. Có hai dãy giường xếp đều nhau. An đến thấy có tất cả mười cái giường. Còn hơn cả trong khách sạn nửa. Nhiều giường là thế vậy mà lại có người ngủ ngoài hành lang, ngủ dưới gầm giường, thậm chí ngủ tranh với cả người bệnh. Bố em nhiều khi phải ngủ trên ghế đá ngoài sân, nhường chỗ cho mẹ con em trải chiếu qua đêm. Bệnh viên sao giống một cái trại hè, tiếc là không có tiếng nhạc xập xình, không có lửa trại và mọi người chả thấy trêu đùa gì. Nhưng vẫn vui vui. Mấy ông bà già còn chia nhau bánh kẹo.
           Hôm nay em lại theo mẹ đến thăm ông lão. Em nhanh chóng lủi ra ngoài sân. Em ngồi trên thềm đá mát lạnh. Nhìn thấy một đứa bé ốm nhách tầm tuổi em đang rình bắt đám mèo hoang hay lãng vãng trong sân bệnh viện.
           
          Em bé và con mèo
           
          Đứa bé đứng thập thò núp bên gốc cây sứ giữa sân. An tò mò chạy đến thì bị nó suỵt cho một cái. Hóa ra nó đang rình bắt con mèo mướp vàng. Lũ mèo hoang dạng người ngoe ngoảy đuôi. Thằng bé tiền từ từ tới nhanh tay chụp lấy bụng con mèo mướp vàng. Nó ôm con mèo con vào lòng vẻ sung sướng rồi lấy tay gãi gãi vào cổ làm con mèo khoái chí cong cả đuôi lên. An chụp lấy cái đuôi đang phe phẩy thấy ghét, kéo giật ngược nó về phía mình. Còn mèo đau quá gừ lên một cái rồi nhảy chồm lên giương móng cào vào tay An một phát và chạy phóc đi mất. May mà vết xước nhẹ. Thằng bé gầy giãy nảy đòi bắt đền:
          -Ê! Sao lại dành mèo với người ta.
          -Ai bảo mèo của mày! Tao báo ông bảo vệ mày bắt trộm mèo bệnh viện.
          Thằng bé nghe thế mặt tái mét. An nhìn kỹ gương mặt xinh xắn có hơi xanh xao của nó. “À!. Hóa ra là thằng nhỏ bị sốt xuất huyết nằm đối diện giường ông lão nhà mình đây mà! Cu cậu hôm nọ còn rên khừ khừ như mèo giờ đã khỏe ra phết.”
           Hai đưa con nít nhanh chóng chơi với nhau. An chỉ cho thằng bé chỗ ít thấy bảo vệ ghé đến. Chúng chạy nhảy đùa giỡn thỏa sức. An bày thằng bé đi nhặt những quả trứng thằn lằn nho nhỏ xinh xinh trong hóc cây. An đùa:
          -Đây là trứng rồng đấy! Mày đem về ấp một năm sau trứng sẽ to ra. Mày càng ấp nó sẽ càng to. Rồi sẽ có một con rồng con xuất hiện.
          -Thật hả? Thế con rồng nhìn như thế nào?
          -À...ờ..! nhìn giống con..thằn lằn khổng lồ màu xanh. Nhưng nó biết leo núi và biết... bay nữa!
          -Hay quá! Đâu, cho em mấy quả đi.
          -Cũng được! Đổi lại mày phải cho tao..., mà mày thì có cái gì để cho? Mày ở bệnh viện chắc chẳng biết gì đâu gì?
          -Đâu có! Em có mấy con mèo này, em còn có cả.. -Thằng bé móc trong túi ra bịch bò khô - Nè, cho anh đấy.
          -Chú mày giỏi! Được, anh cho làm đệ tử. Gọi anh là sư phụ nhé. Để khi nào anh làm được vòng kim cô, anh đội cho.
          -Ứ chịu! Vòng kim cô đeo vào thành con khỉ đói à! Em muốn mập lên cơ.
          -Thế cho mày làm Trư Bát Giới nhé.
          -Không! Em thích làm Đường Tăng.
          -Đường Tăng là tao...
          Hai đứa nhỏ cãi nhau um lên làm rớt cái bạch mấy quả trứng.
          -Chết con rồng của em rồi -Thằng bé kia òa lên khóc.
          An lung tùng không biết làm sao đánh chạy về lấy mấy cái bánh, dúi vào tay thì nó mới ngừng khóc. An cho nó luôn quả trứng còn lại. Hai anh em lại làm huề:
          -Ừ! Đồ mít ước. Tao cho mày làm đường tăng. Còn tao làm phật tổ. Chịu chưa.
          Thằng nhỏ gật đầu.
          Đến giờ về. An vẫy tay chào, thấy thằng nhỏ có vẻ buồn. An hỏi thì nó mới nói:
          -Khi nào anh vào lại đây?
          -Tao không biết. để tao hỏi mẹ
          An chạy đi tìm mẹ nhưng khi quay lại thì thằng bé kia đã biến đâu mất. Chắc là nó lại chạy theo con mèo mướp vàng.
          -Mình quên hỏi tên nó mất rồi! Thôi kệ, bữa sau gặp lại.
           
          #5
            NhueBinh 26.06.2014 13:19:27 (permalink)
            An canh giường bênh  
              Người ta tiêm cho ông thêm một đợt thuốc an thần và trói tay chân ông lại trên giường bệnh nhằm ngăn những cơn động kinh tái phát. Họ trói chặt quá khiến  cơ thể ông hết cọ quậy được, nhưng những cơn co giật vẫn chưa muốn buôn tha ông lão bất hạnh. Người ông lúc thì muốn co quắp lại ngứa ngáy đau rát như bị hàng trăm lớp vải sợi dai dầu cửa vào. Lúc thì mềm oặt ra như trái chuối chín nát. Lúc thì phù lên như con cá nốc mình gai. Tưởng như chỉ lấy ngón tay chọt mấy phát thì nó sẽ xì hơi ra trở lại thành lão già nhăn nhúm.  
              An từ sang đến giờ được giao nhiệm vụ ngồi canh ông. Bố mẹ đi gặp bác sĩ bắt nó chờ lâu quá. Nó phải bịt mũi lại vì có một mùi thối bốc ra từ cái giường. Bố nó bắt nó phải ngồi ở đây và nó chịu đựng điều này suốt mấy tiếng đòng hồ, ngày này qua ngày khác. Nó bắt đầu thấy chán và muốn kiếm trò nghịch phá. Thấy cơ thể ông phập phồng như con bạch tuột bị ném lên mặt cát. Trí tò mò lại nổi lên, nó lấy ngón tay chọt chọt vào cái chân phình nước của ông xem thử có cái gì xì hơi ra không. Nó chọt một lần không thấy gì, vậy là nó ấn mạnh hơn, dí cả móng tay vào. Vết móng tay hằn xuống da lõm xuống rồi lại nảy lên thành vệt đỏ nhìn ngồ ngộ. Ông già vẫn nằm đờ đẫn, mắt ông nhắm nghiền. 
             Tại phòng hộ trẩn. Bố mẹ An nghe lời Bác sĩ nói vẻ nghiệm trọng : "Đấy là do tác dụng phụ của thuốc chống co giật. Có lẽ phải giảm liều lại nhưng như thế ông ấy sẽ lại phát sốt vì cơ chế phòng vệ của cơ thể sau ca phẫu thuật vừa rồi". Bố mẹ An thở dài và quay về lại phòng bệnh. Mẹ ông cố dấu đi lo lắng, vỗ về An: 
            -Không sao đâu con! không có chuyện gì hết, bác sĩ bảo mọi chuyện ổn cả. Con đừng kể lung tung gì với hàng xóm hết. 
             Bố An đang xoa bóp cho ông lão thì phát hiện ra những vết bầm trên chân. Bố An gần như đã thức trắng mấy hôm nay, cộng với áp lực công việc, tiền bạc, thuốc men. Từ một ông bố ít nói, ông trở thành một người cáu bẩn hay gay gắt. Ông quát An khiến mấy bệnh nhân khác cũng lao xao: 
            -Mày nhìn kiểu gì mà để muỗi đốt ông thế này. Đồ bất hiếu. Cái thằng này chỉ có chừng đó việc mà cũng không  xong. Đồ... cái đồ... 
            -Ông thôi đi! Cả nhà đã đủ mệt mỏi lắm rồi ! Ông còn muốn gì nữa? - Mẹ An nhăn mặt, dang tay cho An nép vào lòng. - Trời ơi! sao mà tôi khổ thế này! 
            An không sợ bị bố la, nhưng thấy mẹ bật khóc như vậy nó thấy xót lắm. Nó hoan mang không hiểu vì sao bất hạnh lại ập lên nhà mình. Nếu đây không phải là lỗi do bố hay mẹ nó gây ra, vậy là do ông trời. Nhưng nó không hình dung được trời như thế nào. Hay là lỗi do nó gây ra. Không, nó không biết là lỗi của ai. Nhưng những bức bối của cả gia đình đang ngày càng bóp mạnh con tim non nớt của nó. Những áp bức trong lòng ngực không cách nào giải tỏa được. Nó cần một cái gì đó để chọc thùng khối bong bóng hỗn loạn và bất an này. Phải có một ai để đổ lỗi. Phải làm gì đó trước khi cảm xúc tiêu cực bị dồn nén đến điểm cực hạng.  
              
             Hồi 3 : Kỵ sĩ cưỡi rồng
             
            Bị trói 
             Vậy là ông lại mê mang. Nửa mơ nửa tình. Ông nhìn thấy chàng thanh niên đang lần mò trong hầm tối. Anh rút kiếm chặt đứt những cái rễ cây đang bám chặt lấy người mình.  Nhưng cái rễ rơi xuống dẫy dụa như đuôi thằn lằn. Chúng ngọ ngoạy một chặp rồi tan thành nước thấm xuống đất. Anh chăm lại ngọn đuốc và chạy đến chỗ bạn mình cũng đang bị đám rễ bấu lấy vào vách hang:
            -Mi yên tâm, đám rễ này chỉ biết trò đó thôi. Mi càng cựa quậy thì nó càng bám xát đó. Cứ bình tĩnh để ta giúp.
            Anh cấm mũi kiếm mạnh vào phần thân rễ bám trên trần. Đám rễ nhỏ bị cắt nguồn sống co rút lại và bạn anh nhanh chóng thoát ra.
            -Có bị làm sao không? – Anh hỏi
            -May quá! Vẫn còn đủ chân tay! Thứ quỷ này cứa đau quá.
            -Cố lên! Sắp đến nơi rồi!
            Anh và thằng bạn thân nép mình tại cửa hàng. Anh ném thử một hòn đá ra bên ngoài xem có gì không. Chỉ thấy đám chim sẽ khổng lồ to bằng con bò. Chúng bị động vội tung cánh bay phần phật đi. Chờ mọi thứ im ắng lại. Hai người chui ra khỏi cửa hang. Trước mặt là một cánh rừng bạt ngàn với những táng cây cao vút. Chỉ tiếc là cảnh vật chỉ toàn một màu xám tro, một chút ánh sáng le lói chiếu qua những tầng lá, càng làm mờ ảo lớp sương dày.
            -Bây giờ làm gì nữa! – Bạn anh hỏi.
            -Chúng ta phải tìm phương tiện di chuyển, đi bộ thế này tốn sức lắm.
            -Ở đây không có đường xá! Liệu có thể tìm được ngựa không?
            -Ngựa à! Ý tưởng hay đấy, nhưng đã vào được thế giới này thì ta phải cưỡi rồng mới thú. Mi có nhớ quả trứng rồng mình cho cậu ngay trước không?
            -Rồng à! Đúng rồi. Nhưng quả trứng của ta đã vỡ mất còn quả của mi chưa bao giờ ấp nở được con rồng nào cả.
            -Đó là do mi không biết ấp thôi! Xem đây.
            Anh bỏ kiếm vào bao. Leo lên ngọn cây cao. Rồi anh rút ra một cái còi làm bằng ngà voi và huýt sáo. Từ trên không những Chiếc lá cây rơi rụng, lũ chim chóc bay nháo nhát làm hé mở cả một khoản trời. Thằng bạn đưa tay chụp lấy một trong những ngù hoa bồ công anh màu trắng muốt. Ngù hoa nở xòe ra như một cái dù và tung mình trong gió. Kéo bạn anh bay tít lên cao. Canh vừa gần đến chỗ anh. Cậu ta vội nhắm mắt nhảy xuống suýt chút nữa là té ngã. Anh đỡ lấy thằng ban, hai người cùng chờ đợi một điều gì đó. Một lát sau có hai con rồng đập cánh xuất hiện. Bạn anh há miệng kinh ngạc.
            -Ta đã bảo là trứng rồng mà.
             


            Hai người nhảy qua những táng cây đáp xuống đất. Anh mỉm cười kéo tay bạn tiến đến gần hai con rồng đã hạ cánh. Một con màu xanh da trời có đôi cánh dơi to lớn với đôi mắt màu đỏ. Nước da sần sùi như vẩy cá sâu. Một con có lớp lông mịn màu xanh lá cây và mượt như lông mèo, đôi mắt nó hiền lành như mắt một con bò cái. Thấy bạn vẫn còn lúng túng chưa biết làm gì, anh bày cách:
            -Trước tiên hãy nắm tay lại cho nó ngửi tay mình. Rồi khi thấy nó nhắm mắt lại hãy hôn lên trán nó.
            Cậu bạn run rẩy làm theo. Con rồng mau xanh da trời khó chịu trừng mắt lại làm cậu đứng cả tim. Con rồng màu xanh lục dang rộng cánh như chim bồ câu. Vểnh hai cái tai thỏ lên nhìn cậu chăm chú. Không hiểu sao ngay từ phút giây đầu tiên ấy, bạn anh cảm giác như con rồng hiểu được nó cần gì ở mình. Cậu đặt lên trán nó một nụ hôn êm ái nhất. Trán con rồng chợt lóe sáng từ chỗ nụ hôn. Ánh sáng lan tỏa khắp người nó rồi tắt dần. Để lại tại vị trí ấy một hoa văn phát ra tia kim loại màu bạc. con rồng vểnh rau tỏ ta sung sướng.
            -Từ bây giờ nó là của mi! À! Ta hay gọi nó là “Tô tô”, còn con này là thằng “Lu lu”. Mi thích tên gì cứ gọi vài lần nó sẽ quen.
            -Sao giống tên chó thế? Được rồi.., nếu ông đã gọi là “Tô Tô” thì cứ để như vậy. Xin chào! Tô tô
            -Thế cũng được! À! Còn một chuyện nữa. – Anh tiến tới đặt tay lên trán bạn mình, từ tay anh cũng tỏa ra một luồn sáng êm dịu, anh thầm thì – Để tránh hệ thống kiểm tra phát hiện. Từ đây chúng ta nên có một cái tên khác. Ta sẽ tên là Thanh Long. Còn mi?
            -Nếu vậy ta sẽ là Lục Long.
            -Ha ha! Rất hợp với mi đấy, thằng bạn. Từ giờ mi sẽ là Lục Long.
            Nghi thức đặc biệt kết thúc. Trong những ngày sau đó. Thanh Long và Lục Long cùng học cách điều khiển và làm thân với hai con rồng.
             

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2014 16:31:02 bởi NhueBinh >
            #6
              NhueBinh 27.06.2014 06:44:44 (permalink)
              An đút cơm cho ông
              Mùa hè dần oai bức và ngột ngạc. Mở hết cửa nẻo mà trong nhà cứ nóng hằm hằm. Ngày nào cũng nắng chói chang. An muốn được bố chở đi tắm biển. Nhưng hè năm nay ngày nào em cũng phải đạp xe chờ cặp lồng đồ ăn đến bệnh viện. Vì bố em chỉ có thể ghé thăm vào ngày mấy ngày nghỉ và mẹ em đã hết kì phép, mẹ còn phải lo toan chuyện nấu nướng dọn dẹp cho cả nhà. Nên em phải gánh nhiệm vụ cao cả là chăm cho ông lão họ hàng bị bệnh. Ông ấy không có con cái. Lâu lâu chỉ có vài người bạn đến thăm. Có lẽ chỉ còn gia đình An là người thân thích. Hàng ngày mẹ bắt em đạp xe đến chăm ông thay cho việc phải bỏ thêm tiền nhờ mấy cô y tá.
               Có bữa An đang đạp giữa chừng thi xe bị xì lốp. An lung bùng tựa xe vào gốc cây bên vệ đường. Tức giận đá mấy cái vào thân cây làm rơi mấy con sâu róm ngay trúng đầu ngứa ơi là ngứa. An ngán ngẩm ngồi chồm hổm bên vệ đường, tay chống cằm nhìn đám trẻ đang chơi đá banh trên hè phố. Sao mà chúng nó vô tư hạnh phục thế. Sao chỉ có mình em không được vui chơi. Chẳng được ai khen, lại còn bị la suốt ngày. Ngồi được một lúc thì nắng từ mặt đường nhựa hắt vào người nóng hơn chảy mở, An đành dắt xe ra chỗ bác sửa xe gần đó và tranh thủ ngồi trong bóng râm ngái ngủ, mọi khi em vẫn thích nhìn bác thợ tỉ mỉ vá lốp bơm hơi thế mà giờ em thấy chẳng còn chút hứng thú nào, chân em mỏi và bụng em bắt đầu đói. Nhận lại xe em lật đật đạp đến bệnh viện. Bãi đễ xe chặt cứng, tìm chỗ đễ đã mệt lúc lấy ra còn phiền phức hơn. Ông bảo vệ thì lúc nào mặt cũng hầm hầm, miệng thở phò phò, mắt lườm lườm hệt như con hà mã. Em tự an ủi mình : “Cố lên! Sắp đến giờ cơm rồi”.
               Em vác cái cặp lồng nặng trịch đi mãi mà chưa đến phòng ông. Bệnh viện đã rộng, hành lang lại cứ lòng vòng. Sau đó em còn phải tự mình cho ông ăn. Em không ngại việc phải nhai cho ra bã từng muỗng thịt trứng trộn với cháo hay phải đút canh rồi lau miệng cho ông. Nhưng em kinh nhất là chuyện phải mớm bằng miệng. Mấy ngày đầu mẹ em tập và bắt em làm nhưng em giãy nảy không chịu: “ Eo ôi! Miệng ông ấy hôi thối lắm. Lại còn chảy dãi nữa. Con sẽ nhiễm bệnh và lăn ra nằm liệt như ông ấy mất. Sao bố mẹ không tự làm đi, sao chuyện gì cũng một mình con hết vậy?”. Mẹ về mách với bố, bố nổi giận lấy roi may đè em ra đánh, mắng em là thằng bất hiểu không chịu nghe lời. Bất kể nỗi ấm ức và đau đớn mà em phải chịu. Trong thâm tâm mình An dần thấy căm ghét ông.
               
              #7
                NhueBinh 27.06.2014 11:02:00 (permalink)
                Hướng Dương không ánh nắng 
                 
                 Đang mớm cho ông. An rùng mình vì cái vị lờm lợm như thể nuốt phải con cá sống. An chạy vội ra ngoài sân, mở vòi nước, cúi đầu húp lấy mấy ngụm. Mùi clo sộc lên nồng nặc làm em ho sặc sụa, vâng nước ướt sũng cả người. An ngồi xuống thềm, ôm lấy cái đầu ướt nhẹp vỗ vỗ cho nước vẩng, mặt nhăn nhó, miệng lầm bầm một mình.
                Chị giường bên lấy cái khăn trắng lau cho em. Thằng bé bị sốt rét cũng lò mò đến hỏi thăm. Nó tên là Linh và chị là Hướng Dương. Hồi đầu lúc mới gặp, An hay lén nhìn vì chi có gương mặt hình trái xoan với vẻ xinh đẹp hơi kiêu kỳ như diễn viên Diễm My dầu thập niên 90. Tên chị lại làm An nhớ đến bài hát “Hoa Hướng dương” của Tô Vũ có đoạn “Hoa là hoa hướng dương, tắm trong là trong ánh nắng” từng phát trên cái loa đầu xóm. Đám con nít nhất là nhỏ Mai nhà bên hay nhại lại bài này. Có đứa còn chế ra thành “Hưởng là Hưởng cái Dương, bán là đi bán muối” bị bà tổ trưởng tổ dân phố mấy lần rượt chạy te tua. Hậu quả là An nói nhằm tên chị mấy lần làm chị ghét ra mặt.
                Chị hay ngồi vẽ với thằng Linh và chẳng thèm nói chuyện với An. Nhất là kể từ khi cu cậu cả gan chê: “ Chị xinh mà sao tranh chị xấu òm!”, bị chị cú cho sưng một cục vào đầu. Thế mà hôm nay chị lại chủ động đến lại còn tỏ ra quan tâm như vậy làm An lạ lắm. An mắt nhắm mắt mở nhìn chị, chị cũng không thèm cúi đầu mà chỉ di chuyển hai con ngươi rớt xuống dòm lại nó.
                - Chị Hưởng… á nhằm! Hướng Dương hôm nay đi tắm nắng à? – An ngạc nhiên hỏi.
                -Hí hí! Anh lại nhầm rồi! – Linh đập đập lên cái khăn quấn quanh đầu An. – Trong anh cứ như Alibaba bị rớt xuống hang ấy.
                -Còn mày thì sao – An quê quá tìm cách nói trả lại – Mày hết bị sốt rét rồi sao còn ở đây? Hay lại bị bệnh gì nữa?
                -Em không bị sốt rét! Em bị té từ cầu thang sưng u đầu nên mới phải vào đây chứ bộ.- Linh chỉ vào vết mổ mới liền sẹo sau gáy.
                -Kinh quá! Mày té vậy chắc sau này ở lại lớp cho mà coi.
                -Cái thằng quỷ này! Ở bệnh viện cấm nói mấy cái từ đó! – Hướng Dương giật lấy cái khăn, nhéo cho An mấy cái.
                – Á đau. Cái chị này!
                - Cũng biết đau cơ à.
                -Làm người thì phải biết đau chứ!
                -Nhéo ảnh thêm mấy cái nữa đi chị - Linh đón lấy cái khăn, vắt nước nhỏ tong tỏng xuống đất.
                -Ê! Mấy người làm gì mà đòi nhéo người ta?
                -Thế sao hôm rồi em lại nhéo chân ông em vậy?
                -Thật hả? Sao anh lại ác thế? – Linh kêu lên.
                -Ơ… - An lúng túng như bị cô giáo bắt bài.– Em chỉ bóp chân thôi mà.
                -Thật không? – Linh ngây thơ hỏi.
                -Thật chứ sao không? - An mạnh miệng.
                - Nói xạo! Chị thấy tận mắt đấy! – Hướng Dương lại cóc vào đầu An.
                -Chị biết gì mà nói!
                -Bộ người ta không làm gì được em là mình có quyền làm đau người ta sao? Em mà còn như thế là chị sẽ mách bố em đấy!
                -Thách chị đấy! Chị nói nhảm… hèn gì mấy người kia bảo chị là đồ khùng! Đồ Hướng Hương bị thiếu nắng!
                An vùng vằng xách cặp lòng bỏ về nhà. Em không biết là câu nói của mình làm Hướng Dương buồn như thế nào. Linh ngồi bên cạnh, lấy khăn lau nước mắt cho chị.
                -Hôm nay anh đó bì cái gì vậy cà?
                -Cái bệnh viện này ở riết rồi thành lũ hâm như chị em mình hết. Mình thấy nó chăm bệnh vất vả mình quý mà nó lại như vậy,.Thôi! Kệ nó, để ý làm gì!  
                 Hướng Dương năm ấy mười sáu tuổi. Mỗi lần lên cơn, nhẹ thì mê sảng nói lảm nhảm những điều vô nghĩa, nặng thì co giật rồi ngã quỵ xuống đất bất tỉnh lúc nào không biết. Gần một năm nay chị hầu như không được bước ra khỏi bệnh viện. Chị bị ung thư não đã ba năm nay. 
                 
                #8
                  NhueBinh 27.06.2014 15:31:57 (permalink)
                  Hồi 4: Tranh màu nước và Búp bê vặn dây cót
                    Linh vẽ tranh
                       Hương Dương kể cho Linh nghe những câu chuyện cổ tích chị nghĩ ra và Linh vẽ cho chi xem những bức tranh do em tưởng tượng đươc. Linh vẽ rất đẹp. Hướng Dương thích thú nhìn em chấm từng giọt màu lên cái khay vẽ tạo thành những hạt ngọc lóng lánh nhiều màu sắt. Linh có cách gọi tên màu rất ngộ nghĩnh. Màu của đất, của cát, màu của núi và màu của mây. Giọt mặt trời nhỏ lên trên giọt biển cả. Mặt trời không tan vào ngay mà dần quyện vào lòng biển kéo những gợn sóng lăn tăn. Những văn sóng chuyển mình thành các lục địa trôi bềnh bồng bao lấy trái đất. Rồi cuối cùng hóa thành màu của những rặng cây. Cứ như vậy thế giới cổ tích được hình thành từ trang giấy trắng. Nếu ta có thể nhìn cuộc đời qua đôi mắt của trẻ thờ. Thế giới sẽ không chỉ còn là những mảng trắng đen nặng nề. Cuộc đời sẽ đơn giản và sống động hơn rất nhiều.
                      -Em mà đi thì chị sẽ buồn mà chết mất!
                      -Ứ chịu! Chị còn chưa kể em nghe hết chuyện chàng hiệp sĩ cưỡi rồng mà!
                      -Vậy em nhớ nghé thăm chị thường xuyên, nhớ gửi cho chị nhiều tranh em vẽ nhé. Chị sẽ đống thành sách và đem xuất bản trước khi mình chết.
                      -Sao chị cứ phải nghĩ đến cái "Chết"  thế ? Chết là sao vậy chị ?
                      -Trời! Chết là chết chứ là sao? đừng giả khờ trêu chị chứ.
                      -Em không biết thật mà! kể em nghe với!
                      Nhìn đôi mắt bồ câu ngây thơ của Linh. Hướng Dương cảm thấy có lỗi, chị ân cần xoa đầu em, kể tiếp câu chuyện cổ tích.
                      -Chết là đi vào một giấc ngủ rất sâu. Người sẽ lạnh đi và không còn phải lo nghĩ điều gì hết nữa.
                      -A! Em biết rồi, chị định chờ hoàng tử đến đánh thức chứ gì.
                      -Ơ hay! Hoàng tử nào ở đây. Có mà hoàng tử ếch thì có.
                      -Thế ếch có chết không chị?
                      Nhận ra trò đùa đang theo chiều hướng quá đà. Hướng Dương tìm cách đánh lạc hướng cậu nhỏ:
                      -Ếch sẽ ngủ đông. Nhiều loại động vật sẽ chui vào hang ngủ đông. Chờ ngày mùa xuân ấm áp. Chắc là chị cũng sẽ vậy.
                      -Vậy chết tức là ngủ đông! Ngủ một giấc rất dài đúng không chị?
                      -Ừ! Chờ cho mùa Xuân ấm áp đến! - Hướng Dương gật đầu.
                  Hai người hẹn với nhau sẽ gặp lại vào một ngày mùa xuân trên một cánh đồng đầy hoa hướng dương. Trước khi đi, Linh tặng chị con búp bê hình chú hề lên giây cót mà em thích nhất. Em còn nhớ rõ hôm đó chị cười rất tươi, gương mặt chi không một chút buồn. 
                   
                  #9
                    NhueBinh 29.06.2014 10:46:54 (permalink)
                    Mai và búp bê bằng rơm
                     Hôm nay là chủ Nhật. Biết bố mẹ không đi làm, An chụp lấy mấy củ khoai luộc, nhanh chân trốn ngay ra đầu đê để tránh việc mang cơm. An muốn hòa vào đám trẻ con để được vui đùa, để không phải nhớ đến cái mùi ete của bệnh viện. Từ trên gò đất An nhai rau ráu củ khoai vừa phóng tằm mắt nhìn ra xung quanh. Bầu trời trên cánh đồng sao mà cao và rộng quá, ở đó có những đám mây lười đủ hình dạng khác hẳn cái trần nhà với những vết nứt và bốn bức tường vô cảm của mấy phòng bệnh.
                     Hướng về phía những con diều đang bay, An chạy dọc theo con kênh, nước trong vắt chảy róc rách. Nhìn thấy đám đá bóng. An mừng lắm. Vậy là em lại được đuổi theo trái bóng làm bằng rơm quấn bao ni lông. Trên bãi đất hoang đã biến thành cái sân bóng cỏ này, tiếng trẻ con reo hò không ngớt. An đá qua trái, An đá qua phải. An nhảy lên chụp, An tưng bừng vờn đuổi trái bong. Lòng ban chân em được dẫm lên cỏ tươi. Lòng ngực em được hít thở khí trời.  
                     Đá đến độ mồ hôi ướt đẫm cả lưng. An ngồi phịch xuống cạnh con bé Mai nhà sát vách. Ánh nắng hồng chiếu qua khuôn mặt, soi vào mắt Mai.
                    -Dạo này mày trốn ở đâu giờ mới ló đầu ra đây thế? - Mai ngước nhìn An.
                    -Đi đâu hỏi làm gì !
                    -Hứ!
                     Mai hơn An một tuổi. Nó mới chuyển đến xóm An được hơn nữa năm nay. Hồi mới đến anh em nhà nó cứ lầm lì, chẳng chơi với ai cả. Ban ngày nó hay lang thang ngoài đồng, ban đêm không biết bị gì mà cứ nghe nó khóc suốt. Quen hơn một chút thì cũng chỉ có An gần nhà nên hay chạy qua chơi. Có lần An vô ý hỏi : “Bố mẹ mày ở đâu  không cho mày đi học à?” thì nó bảo: “Bố mẹ tao ở trên trời chưa về được!”. Thấy mắt nó buồn quá An cũng không dám hỏi thêm. Dạo gần đây nó đã hay nói hay cười hơn dù vẫn giữ khoản cách với người xung quanh. Nó vẫn sống trong thế giới đồng ruộng riêng của mình.
                    An cầm lên một trong những con búp bê bằng rơm Mai vừa tết xong, kiếm chuyện để nói:
                    -Lại chơi búp bê à! Con này là con gì?
                    - Đây là con “Trờ” “âu” “trâu”. Biết đánh vần không? – Mai nhăn mặt giật lại con hình thú bằng rơm.
                    -Này mà là con “trâu” à? có là con “chuột” thì có!
                    -Trời! Mắt lé, con trâu của người ta mà nó dám bảo là con chuột!
                    Mai hếch mặt lên, túm váy lại gom mấy con thú rơm vào rồi bỏ ra chỗ khác ngồi.
                    -Này! Còn quên con “chuột” này! – An ném về phía Mai
                    Mai giơ tay bắt lấy làm rơi hết những con thú rơm xuống đất. Nó nhảy lên đành đạch:
                    -Cái đồ quỷ ! Từ nay cách xa năm bước, cắm mày qua quán bà tao mua hàng!
                    -Tao cứ qua đấy! làm gì được nhau.
                    Mai không thèm cãi nữa, con nhỏ lại ngồi xuống chơi với mấy con thú. Mai giơ một con hình chúa sơn lâm lên nói giọng rối:
                    -Gừm.. gừm..! Tối nay ta sẽ qua xơi tái chú mày! Sợ không?
                    -Thịt tao hôi lắm! Thịt chủ mày ngon hơn đấy. – An chu mỏ nhại lại.
                    Mai đỏ bừng cả mặt. Biết thế im luôn từ đầu để khỏi phiền cái thằng thích gây sự. Mai lờ An đi, tiếp tục nhặt mấy cọng rơm bó lại thành một nhúm. An chăm chú nhìn nhỏ bện đám rơm lại.
                     -Đùa tí thôi mà! Ừ là con trâu! Mai làm khéo lắm!
                    Mai làm thinh, tay quấn sợi dây rơm hình đuôi sam lại thành cái đai lưng, tách nhúm rơm ra thành hai cái chân. Gắn thêm mấy nhành hoa dại lên đỉnh đầu và nàng công chúa mùa hè được sinh ra. An vỗ tay thán phục. Mai mới đó mà đã quên mất mấy câu trêu lúc nãy. Con nhỏ toét miệng cười lộ ra cả hàm răng vàng.
                    Không hiểu sao nhìn nụ cười vô tư ngời sáng ấy An lại nhớ đến gương mặt chị Hướng Dương. Giờ này chắc chị đang ngồi đọc sách hay tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người trong bệnh viện. Những lúc ấy chị cũng cười nhưng không tươi được như thế này. An lấy tay xua đuổi hình ảnh chị trong đầu. Hôm nay là chủ Nhật và nó không muốn nghĩ đến cái bệnh viện đó. Nhưng tránh của nào trời cho của náy. Từ đằng xa, Tuấn, anh trai của cái Mai chạy tới gọi í ới:
                    -Bớ thằng An! Mau về ngay, bố mày đang xách roi đi tìm kia kìa.
                    -Trời! Không lẽ nào... Mai ơi cho tao trốn nhà mày nhé– An luốn cuốn.
                    -Con trai gì mà hèn thế! Về mà xem nhà có chuyện gì kìa! – Mai hếch cái mặt đáng ghét lên.
                     
                    Bố An và cây roi may
                     
                    An lò mò về, lờ mờ đoán ra sặp bị ăn đòn nên nó nhét sẵn đôi dép tổ ong vào sau mông. Bố nó mặt hầm hầm ngồi ở bàn nước, may mà có mẹ nó đứng ở cửa. Nó chạy đến mẹ nũng nịu. Mẹ ôm đầu nó vào bụng, nhỏ nhẹ xin bố tha cho. Nhưng bố không thèm nghe, ông túm lấy tai nó bắt nằm xuống ghế. Lấy cái roi may dọa quất cho một phát vào mông.
                    -Cái thằng ôn này, đã bảo là phải đem cơm lại chuồn đi chơi. Mày để ông đói thế mà mày cũng chịu được à.? Mới nhờ được có mấy hôm mà hai ba ngày liền bữa thì đi trễ bữa thì quên cho ông ăn hả?
                    -Đâu có! Tại hôm đó xe bị hư chứ có phải con muốn đi trễ đâu! – An gân cổ lên..
                    -A! Còn dám cãi nữa hả! Thằng này láo.
                    Vậy là An ăn phát roi đầu tiên, cái roi đánh bốp vào mông nó dội ngược lên đập vào thành ghế kếu cái bép. Thấy mông nó sưng lên bất thường. Bố An lấy roi đập đập xem thử là thứ gì. Lôi ra đôi dép dấu trong quần nó, ông càng điên tiết quất thêm một phát nữa. Lần này, An đau quá khóc thét lên. Mẹ nó sót quá vội ngồi xuống cốt để che cho con. Mẹ ôm lấy đầu nó mắng:
                    -Cái thằng này! Đứng lên vòng tay xin lỗi bố đi mau! Lần sau mà còn vậy là no đòn nghe con!
                    An đứng lên nép sau lưng mẹ. Mẹ bắt nó vòng tay lại đẩy ra phía trước. Tay mẹ bóp chặt hai vai nó, mẹ nhỏ nhẹ nói:
                    -Thôi mà ông! Con nó còn nhỏ, tính ham chơi. Tha cho nó lần này. Dầu sao cũng còn sớm, trên bệnh viện cũng có người cho ông ăn sáng rồi. Giờ mình lên là vừa kịp giờ cơm trưa.
                    Bố An mặt đỏ bừng bừng, tay vút mạnh xuống nền kêu bép bép rồi ném cây roi vào góc nhà,nói giọng hằn học:
                    -Con hư tại mẹ! Cô lo mà dạy lại nó đi.
                    Rồi ông quay lưng thay quần áo chuẩn bị đi. Hai mẹ con nó sợ mất cả hồn.
                     
                    Hướng Dương bị hói
                    Cả nhà An bước vào phòng. Mẹ của chị Hướng Dương cũng đang ở đó. Bà là một người phụ nữ trung niên mặt khắc khổ, tay bà nổi nhiều gân xanh, đôi mắt hóp sâu. Bên cạnh là cô chị gái tuổi tầm cuối hai chục đầu ba mươi. Có hàm răng trắng đều, gương mặt gầy gầy, mái tóc đen huyền chấm vai vận đồ nhân viên công sở . Bố mẹ An chào mọi người trong phòng. Bố túm lấy vai An bảo:
                    -Dạ! Thằng nhỏ nhà tôi nó còn dại, nó có quấy phá gì mọi người không ạ? Có gì để tôi về dạy lại nó.
                    -Không có gi đâu ạ! Thằng bé ngoan lắm, một mình nó chăm cho ông suốt. Bác đừng lo.- Hướng Dương mỉm cười thân ái.
                    An ngạc nhiên, nó đang lo bị kể tội nào ngờ chị lại khen nó. “Không biết là bà này có ý đồ gì, con gái thật khó hiểu”, An nghĩ như vậy nhưng vẫn thở phào.
                    -Cháu tên gì vậy chị? – Mẹ An hỏi thăm.
                    -Dạ! Con lớn là Dạ Hương, con nhỏ là Hướng Dương - Mẹ chị niềm nở trả lời - Anh chị hay lại đây thì cũng coi như là người nhà. Có gì cứ để mấy đứa trẻ bầu bạn với nhau.
                    -Ra là cháu Hướng Dương mà các cô y tá hay khen đây mà! Bác nghe kể lại rồi, cảm ơn cháu sáng nay cho ông nhà bác ăn cơm. Thằng An nhà bác nó ham chơi quá! – Mẹ An tiến đến nắm tay chị cảm ơn.
                    Nhà Hướng Dương làm ruộng ở tận tít trong Nam lại đông con nên bố mẹ chị chỉ có thể thay phiên nhau tranh thủ tháng được dăm ba lần vào thăm chị. Chị gái chị cũng đã có chồng con nên cũng chỉ ghé được tuần mấy lần.
                    Đang cười nói thì Hướng Dương lại nghe có tiếng ù ù như thác đổ bên tai. Thấy con ôm lấy đầu, mẹ chị vội đỡ lấy vai chị, chị gái chị xoa xoa lên lưng giọng vỗ về:
                    -Không sao đâu em! Có mẹ với chị ở đây rồi!
                    Đôi mắt Hướng Dương bắt đầu dại ra, tay chân có rút, gương mặt chị méo mó, cơ thể chị trở nên quằn quại. Mẹ chị phải lấy cái thau ra cho chị nôn.
                    -Cô ý tá ơi! Con Dương lại lên cơn rồi!- Một bệnh nhân giường gần cửa kêu lên.
                    Cả nhà An chẳng biết phải làm gì, An nắm chặt lấy tay mẹ. E ngại nhìn chị Hướng Dương bắt đầu cơn co giật. Bỗng mái tóc của chị rớt xuống giường lộ ra cái đầu trọc lóc. An mở to mắt không biết mình vừa thấy cái gì. Sau này mới biết đó là tác dụng phụ của đợt hóa trị mà chị phải chịu gần năm nay.
                    -Chắc do tôi sinh cháu muộn quá nên nó mới hay ốm đau bệnh tật thế này – Mẹ chị chấm nước mắt tâm sự với mẹ An. 
                    Hai bà nói qua nói lại được một hồi. Mẹ của chị hỏi hang tình hình ông của An. Bố An không muốn kể lể với người lạ, chỉ trả lời một cách nhát gừng.
                     
                    Hồi 5 Niềm Hi vọng  
                    Con mèo liếm mũi
                     Lại một tuần nữa bắt đầu. An ngại cây roi của bố nên cũng chẳng dám tìm cách tránh việc nữa. Nó ngoan ngoãn chào mẹ rồi è cổ đạp xe lên bệnh viện. Trời nắng khủng khiếp như một cái chảo lửa. .
                      Thằng cu Linh đã xuất viện không còn ai mấy chơi với An nữa. An thấy bức rức, nó lại đi qua lại ngoài hiên, ngao ngán nhìn ánh nắng gây gắt chiều qua dãy hành lang. Nó chạy chơi một hồi trong sân thì nhìn thấy đám mèo hoang hôm nọ. Lần này nó quyết tâm túm lấy một con. Nó bắt trước cách thằng Linh bắt mèo hôm trước. Nó tóm được con mèo tam thể. Gãi gãi cổ chú mèo.
                    -Mèo ơi! Giờ còn mình tao chơi với mày thôi đấy!
                    Con mèo định vùng ra nhưng bị An tùm lấy gáy làm nó không cựa quậy được. Nó nheo đôi mắt với mấy cái rau trắng nhìn An, An cũng nheo mắt nhìn lại nó. Con mèo hoang mũi nhọ người chắc nịch chắc chuyên ăn vụng. Sau này An mới biết trong bệnh viện vẫn có mấy ông bà lão hay đem đồ cho mèo ăn. Lũ mèo có lẽ là những người bạn nhí để bầu bạn tốt nhất ở đây. Chúng không biết phán xét, không biết thương hại, chúng chỉ đơn giản thích cọ vào chân ta và để ta vuốt ve người chúng. Vậy mà hễ thấy đám mèo hoang là mấy ông bảo vệ lại tìm cách rượt đuổi không thương tiếc..
                    An bồng con mèo vào phòng, đặt nó nằm lên giường bệnh, vuốt ve cái bụng trắng của nó. Thấy ông vẫn đang nằm ngủ An cho tay con mèo khèo khèo vào tay ông. Ông vẫn không phản ứng gì. Nó được đà làm tới bỏ cả con mèo lên ngực ông. Con mèo cúi xuống hửi hửi miệng rồi liếm vào mũi ông. Thấy thế An thích chí cười khà khà.
                    Một cảm giác nhớt nhác khó chịu lan ra từ đầu mũi. Ông sựt tỉnh, cố gồng người lên toan phun nước bọt vào mặt con vật quái quỷ để đuổi nó đi. Nhưng miệng ông cứ trơ ra. Chỉ có lưỡi là còn rung rung phát ra những tiếng “ờ... ợ”. Thấy thế An mở to mắt, bạnh miệng ông ra nhìn xem cái lưỡi chuyển động như thế nào. Rồi thằng bé còn bứt một nhúm lông mèo cho vào mũi ông.
                    Ông khó chịu, ngứa ngay muốn hắt hơi. Nhưng chỉ có cổ họng là co thắt lại, cơn ho dặt ngược trở lại vào ngực gây cảm giác đau rát. Kế tiếp là những đợt ngứa nổi lên trong phổi như bị hàng ngàn con kiến bò qua lại. Ông thấy tuyệt vọng và tức giận cho chính mình mà không làm gì được.
                     
                    Hướng Dương biết cô đơn
                    Hướng Dương chụp lấy tay nó:
                    -Vừa vừa thôi ông tướng! Đi ra ngoài này!
                    -Chị thả ra!
                    -Không nghe lời chị mách bác sỹ chích thuốc cho đấy.
                    -Chị nói xạo!
                    -Vậy chị sẽ bảo bố em mách cô giáo cho em ở lại lớp. Bạn bè sẽ chế nhạo em cho mà coi.
                    Nhìn vẻ mặt hình sự của Hướng Dương, An bắt đầu lo chị sẽ làm thật. Cô giáo hay bác sỹ nó chưa sợ nhưng cái vệt roi may vẫn còn đỏ trên mông nó thì không thể xem thường. Nó đành theo về giường chị..
                    -Nói chị nghe sao em lại hay phá ông em như vậy?
                    -Em không phá! – Nó hét lên.
                    -Hét to thế không sợ bố nghe thấy à!
                    -Ơ...
                    Hướng Dương thở dài, chị đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, nghĩ cách trị thằng An. Những con chim sẽ vẫn vô tư nhảy nhót trên lan can. Chị vuốt tóc nó,nhìn vào đôi mắt đầy vẻ đối địch. Chị hạ giọng:
                    -Vậy ra em cũng cô đơn lắm phải không?
                    An sững người, hai tiếng “Cô Đơn” như một mũi tên bắn trúng vào tim nó.
                    - Chị nói nhảm gì vậy? Việc gì em phải cô đơn!
                    -Thế em có biết cô đơn là gì không?
                    -Chị đi mà hỏi cô giáo ấy!
                    -Là muốn được bố mẹ quan tâm nhưng lại không được ai để ý. Là tức giận vì không ai hiểu mình. Cho nên em mới phải gây sự để có người biết em ở đây đúng không?
                    Có thể Hương Dương không nói đúng hết lí do hành động của An nhưng chị là người duy nhất nhận ra cảm giác thật sự của nó. Tại sao một người xa lạ lại có thể hiểu nó trong khi ngay bố mẹ nó lại chẳng thèm để ý xem nó thật sự muốn gì. Nghĩ đến đây tự nhiên nó cứng họng không cãi được nữa. Nó cúi gầm mặt. Hóa ra cô đơn và tức giận là cái cảm giác bức bối mà nó phải chịu suốt kể từ hôm ông bị bệnh đến giơ.
                    -Chị hiểu rồi. Người bệnh thì đau đớn về thể xác, người chăm thì đau đớn về tinh thần. Em thì cô đơn. Ở đây ai cũng mệt mỏi cả. Ai cũng cô đơn cả.
                    -Ấy... ể.. uyện... i! – Bệnh nhân nam tên Vô Gia nằm ở giường bệnh cuối phòng gọi chị.
                    Vô Gia bị suy kiệt bại não sau cú chấn thương nặng do tai nạn giao thông. Đến giờ anh không nhớ được gì nhiều nhưng có thể hiểu một vài điều người ta nói xung quanh. Gần bốn tháng rồi mà vẫn chưa tìm được người thân. Người anh gầy chỉ còn da bọc xương. Lúc nào cũng có mùi tanh. Vậy mà Hướng Dương vẫn hay ngồi cạnh kể chuyện cho anh nghe, Chị còn phụ bác sỹ giúp anh luyện phát ấm lại.  
                    -Ừ! Chờ mình một chút..
                    -Chị kể anh ấy nghe đi! –An rụt rè nói..
                    -Sao? An cũng muốn nghe chuyện à.
                    -Ai biểu chị làm em buồn, bắt đền chị đấy! Chị kể tiếp chuyện con rồng đi.
                    -Em cũng thích chuyện đó à! Rồi để chị kể.
                     
                    Thanh Long và cuộc chiến với sấm chớp
                    Lục Long đã dần quen với việc cưỡi rồng. Hai kỹ sĩ thi nhau bay qua những cánh rừng thông màu mức đỏ, vút lên những tầng mây kẹo đường. Hai chú rồng dũng manh tung cánh uốn lượn. Bầu trời rộng lớn không một chút trói buộc. Họ đuổi theo những nàng tiên gió xinh đẹp, đón lấy những dãi ruy băng tết từ sao chổi lấp lánh anh hào quang ngủ sắc.
                    Rồi đột nhiên trời nổi mây đen, sấm chớp xuất hiện. Những con quỷ dữ bay lượn, lúc thì hợp thành con voi ma mút khổng lồ lao đến quật hai kỵ sĩ. Thanh long vung kiếm chặt đứt đôi ngà voi. Chúng vỡ ra thành những con bướm đen bay kín trời rồi kết lại thành một con bạch tuột với tám chân dài phun mực đen kịt. Nó rít lên:
                    -Các ngươi không được tiến vào đây!
                    -Chúng tôi sẽ rời đây ngay! – Lục Long bay vút lên tránh giọt mực hắc ám va vào người.
                    -Đây là lãnh địa của những kẻ cô đơn. Bất kể một cặp đôi nào bước vào đây! Sẽ chỉ có một người được trở ra.
                    - Ta không tin – Thanh Long chao mình đâm xuyên qua giữa bụng con mực chúa. Con quái hét lên đau đớn nhưng cái bụng nhanh chong tự liền lại. 
                    Lục Long né được một cái vòi đâm xuống nhưng bị nó hắt té. Thanh Long huýt sáo ra hiệu hai chú rồng bay sà qua bên đỡ lấy bạn.  Thừa lúc anh sơ hở, con mực phóng một tia chớp vào lưng. Thanh Long mất bình tĩnh, một tay giữ lấy bạn, một tay tuốt gươm ra. Con Mực nắm được cơ hội thả ngay luồng sét hàng ngàn vôn xuống. Nhờ có áo choàng sao băng mà những tia chớp bị hắt ngược trở lại. Nhưng Thanh Long vẫn bị bỏng nặng và trao đảo rơi xuống cánh rừng hoa anh đào bên dưới. Biết chỉ còn lại một người, đám mây đen kết lại biến thành cơn mưa rơi  xuống. Lục Long mê man nằm trên lưng rồng. 
                    Kể đến đây, Hướng Dương ngừng lại. Chị áp tay lên ngực ngăn cơn đau đang trào lên. An không biết tưởng chị đang xúc dộng, vậy là cứ nài nỉ chị kể tiếp.
                    -Vậy em muốn chuyện như thế nào?
                    -Lục Long sẽ cứu được bạn mình. Thanh long là kỹ sĩ không thể chết được!
                    Hướng Dương cố mỉm cười từ tốn kể.
                     
                    Lục Long cứu bạn
                    Thanh Long rơi xuống một trái bóng màu hồng bay lơ lững. Những trái bóng được kết bởi hàng ngàn cánh hoa anh đào. Bầu trời ngập tràn sắc hoa tươi thắm. Nhưng cánh hoa bay lưa thưa trong gió.
                    Rồng Lu Lu đánh hơi mùi chủ nhanh chóng dẫn Lục Long tìm đến nơi bạn bị nạn. Trên đường bay anh còn kịp chụp lấy những quá quýt rừng có vị ngọt lịm.
                    Chẳng bao lâu sau đã thấy thấy Thanh Long đang bất tỉnh mê mang. Anh vội đỡ lấy cổ bạn, đặt lên gối, bóc vỏ quýt ra vắt lấy nước đổ vào miệng bạn. Thanh Long mở mắt ra mừng rỡ nhưng rồi ngay lập tức lịm đi. Lục Long quyết đinh lấy ra hạt đậu dinh dưỡng ăn một cái khỏe mười ngày mớm bằng miệng cho bạn mình. Anh kề môi lên miệng bạn và đưa từng miếng một vào. Rồi anh hái lá rừng bỏ vào khăn dùng đá đập ra nước theo bài thuốc học được hồi bé. Anh đắp lên lưng lên vai bạn. Về đêm anh ủ bạn bằng chính hơi ấm của mình. Cứ như vậy qua ba ngày ba đêm, Thanh Long đấu tranh giữa cái sống và cái chết, Lục Long đấu tranh giữa hy vọng và bất an. Cho dù đây có là cánh rừng cô đơn bị nguyền rủa đi chăng nữa anh cũng quyết không bỏ bạn mà đi.  Thanh Long dần hồi tình. Anh cảm động nhìn gương mặt xanh xao của bạn mình, nước mắt anh chảy ra. Chỉ có tình bạn thật sự mới giải tỏa được lời nguyền của khu rừng này.
                    An lặng im nghe Hướng Dương kể nốt câu chuyện. Chấp chấp em lại nhìn qua ông lão trên giường bệnh. Cảm giác niềm ân nân va hi vọng dân lên trong lòng mình.
                     
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2014 09:43:54 bởi NhueBinh >
                    #10
                      NhueBinh 04.07.2014 11:05:56 (permalink)
                      Búp bê lên Dây cót
                         Cả tuần nay sức khỏe Hướng Dương không được tốt. Chị gầy rọc đi và chỉ nằm suốt. Nếu có đi lại thì chị cũng phải kéo cái giá treo bình truyền dịch theo. Lâu lâu An cùng chị chơi với thằng người gỗ có dây cót ở sau lưng. Chị xếp bằng ngồi trên giường cho nó đi qua lại. Thằng hề với gương mặt cười túc tắc bước đi,  cái đầu nhẵn bóng của nó nhấp nhô đến buồn cười, chắc là chuột đã tha mất cái mũ của nó.  Mỗi khi nó dừng lại, chị lại cắn móng tay im lặng nhìn nó một lúc lâu. An vặn dây cót lên và lại đặt xuống. Chơi được một lúc bỗng nhiên chị ôm mặt khóc. Mọi người hỏi làm sao chị không trả lời. Mấy hôm nay những cơn đau đầu tái phát dữ dội hơn. An vận dây cót dùm chị nhưng thằng hề bị mất kẹt vào vành chân ngã lăn xuống đất. An nhặt nó lên đưa lại cho chị. Hương Dương vuốt tóc cảm ơn An. Tóc giả mà nhìn như thật. An định sau này chị lành bệnh mọc tóc lại sẽ xin làm quà về tặng con bé Mai chơi. Hương Dương  ngắm nhìn thằng người gỗ. Chị không khóc nữa. Trong giây lát hình như An thấy được gương mặt chị ngời sáng như vầng thái dương rực rỡ. 
                       
                      Chương 2

                      Hồi 1 Xóm nhỏ

                      Chú chó cỏ



                      Hôm nay bố mẹ An phải cho ông đi khám bệnh cả ngày nên từ sáng sớm mẹ đã làm sẵn cơm nước, bảo An trông nhà. Em chạy chơi với con Lu Lu từ trong vườn ra ngoài ngõ, từ xó bếp lên tận gác trên. Hai đứa ôm vật nhau chán chê lại cùng chơi trò trốn tìm. Lu lu là giống chó cỏ dáng dũng mãnh, toàn thân khoác bộ rơm vàng, quanh cổ như quàng khăn trắng, đuôi hay vểnh lên như cờ hoa lau. Lu Lu khôn lắm, nó biết bắt chuột, canh nhà, biết nghe lời An, bảo ngồi là ngồi, bảo quay mặt đi là nó biết em muốn chơi trò gì. Nó cụp tai nhắm ngay mắt lại, đứng im chờ em núp. Em núp trong chăn, trong hộc tủ, trên bàn, leo tít lên xà nhà, núp đâu cũng bị Lu Lu tìm thấy. Chú sủa gâu gâu An cũng không vừa, Lu lu có chui tận dưới gầm giường hay rúc vào sâu trong bụi cây nào An cũng sẽ tìm được ngay, vì dù khéo thế nào thì cái đuôi luôn ngoe ngoảy sẽ tố cáo cu cậu. Những lúc ấy An sẽ đưa tay lên trán, quay đầu tứ phía, mắt ngó nghiêng giả vờ như chưa nhìn thấy gì, rồi từ từ áp sát vào chụp lấy cái bụng hóp, ôm lấy cái cổ mềm, lắc lắc cái đầu thon thon, rồi gầm gừ kêu lên: “Tiêu mày rồi, ông bán mày cho hàng thịt chó đó, sợ không!”. Lu biết em đùa nên nhiệt tình đáp lại bằng cách liếm laps liên tục lên tay, lên mặt An. 
                      Nắng lên kéo theo cái nóng hầm hầm từ mái tôn. An kéo vòi thả vào trong cái thau nhôm, xả đầy nước, thò chân ngoáy ngoáy mầy cái rồi nhảy ùm vào. Mát ơi là mát. Rồi An cầm vòi xịt xung quanh trêu con Lu lu. Chú ta liền há miệng đớp lấy mấy ngụm nước, rồi vểnh tai, vẫy đuôi, lăng xăng chạy quanh cái vòi xịt cho đến khi An xả nước lên lưng, xoa lên đầu nó. Lu sướng lắm mắt híp cả lên. Tắm cho chó thì An quen rồi, nhưng tắm cho người khác thì An chưa được làm. An tự hỏi: “Không biết lúc ông bác nhà mình được mấy cô y tá xinh đẹp tẳm cho có phởn được như con Lu này không? Hay là cũng nhăn mặt như khi bị mình dọn phân, lau mông cho?”. Tắm xong mát mẻ, An lại muốn ra ngoài chơi, vậy là em bảo con Lu trông nhà. Chú chó ngoan ngoãn cúi mình, khoanh chân nằm xuống gần cửa đợi em về. Em chạy qua nhà kế bên, rủ rê anh em cái Mai đi hái xoài chín. 

                      Anh Tuấn
                      Thấy anh Tuấn, An liền nhảy lên vai túm lấy cổ bắt anh cõng đi. Con bé Mai mặt đen nhẻm với mái tóc cháy nắng cũng lăng xăng chạy tới. Mai đu lên cánh tay săn chắc của anh, lè lưỡi lêu lêu An. An chọc:
                      -Thế con sư tử rơm bò về rừng rồi hay sao mà chưa thấy qua nhà! Tao mới tắm xong thịt còn thơm lắm đấy.
                      -Thơm mùi con Lu lu thì có! Loại này không đáng cho chúa sơn lâm mần thịt. Thả nó xuống cõng em thôi, hai ơi!
                      An nhảy xuống không thèm dành anh với nó nữa, em kéo tay anh đi, nài nỉ:
                      -Anh Tuấn ơi, xoài chín hết rồi. Hái mau kẻo đám xóm trên nó vật trụi hết.
                      Tuấn lớn hơn An tám tuổi. Dáng anh to lớn, đứng cao hơn cả những đứa cùng lứa cả cái đầu. Tuấn có nước da rám nắng và mái tóc màu hung đỏ. Nhìn từ xa cứ như ngọn đuốc sống giữa ban ngày. Anh hay bị đám choai choai gọi là thằng “lừa đuôi đỏ” với hàm ý là “thằng con lai”. 

                      Lừa đuôi đỏ
                      Tuổi thơ anh là những ngày bị chính đồng loại khinh bỉ, đánh đập. Anh như một chú “Vịt con xấu xí” bị hắt hủi giữa đàng. Trong số những kẻ hả hê vì sự phân biệt ấy, có một phần là những đứa trẻ vô tư thích chọc phá hoặc làm theo người lớn mà không biết những câu nói của mình làm tổn thương người khác như thế nào. Một phần khác chỉ đơn giản là những kẻ không thích, không ưa ai khác mình nên muốn đánh, muốn đuổi đi cái gai trong mắt. Và phần còn lại là những người phải chịu quá nhiều mất mát của một thời bom đạn. 
                      Họ bị ảm ảnh bởi kí ức của nhưng nỗi đau, nỗi nhục do đám thực dân mắt xanh mũi lõ gây nên. Họ bị dày vò bởi những hần thù do phải chứng kiến quá nhiều cái chết của những người thân ngay trước mặt. Họ đau đớn khi phải đối diện với những đứa trẻ sinh ra bị dị tật hay mắc bệnh ung thư bởi chất độc màu da cam. Có cả những người bị tật nguyền trong lòng bởi nỗi thất vọng, hụt hẫng vì không theo kịp những thay đổi cùa thời hòa bình. Họ cần một kẻ yếu hơn để trút đi bao uất ức, buồn tủi. Họ không tìm thấy cha mẹ anh để xỉ vả thì họ sẽ xả lên những đứa “con lai” như anh.
                      Hồi anh mới đến xóm lâu lâu cũng gặp phải vài người như vậy. Mất con chó, con gà thì người đầu tiên người ta nghĩ đến sẽ là anh. Anh đi ra đồng họ lại chí chóe chỉ chỏ về phía anh với giọng đầy nghi kỵ, xoi mói, không cho làm. Thậm chí có kẻ còn cố tình chọc ngoáy : “Khi nào cha mày đem mày về Mỹ?”. “Má mày làm đầm hay sao mà đẻ ra mày hả?”. Có đợt còn có mấy ông phóng viên nước ngoài đến chụp ảnh quay phim anh. Những khi ấy gương mặt anh phản chiếu qua ống kính với ánh nhìn ám ảnh, lầm lỳ của loài thú hoang ngoài đồng, như muốn nói: “Cút đi! Hãy để tao yên!”. Rồi có người cón đến xin nhận Tuấn về làm con nuôi. Nhưng anh bỏ chạy hoặc đánh đuổi họ. Vì anh sẽ không đi đâu cả, không cho ai đụng vào và không bao giờ bỏ rơi bà và em gái, những người thân duy nhất anh còn lại thật sự của mình.
                      Ở trong xóm, Tuấn nghe lời bà ngoại cố nhẵn nhịn nhưng đến mức bị một thằng nói xấu mẹ mình thì anh không kiềm được nữa. Anh đã chụp lấy cổ, đá gãy chân và đấm rụng hai cái răng cửa của một trong những tên đánh hội đồng mình. Anh không đánh thì thôi. Đã đánh thì đánh ác lắm, đứa nào đụng đến em gái anh hay nói gì đến lai lịch nhà anh là anh đánh cho lên bờ xuống ruộng làm cả xóm khiếp sợ không dám hó hé gì nhiều. 
                      Anh đã lớn, đã thoát khỏi hình ảnh một thằng bé “con lai” lạc lõng giữa dòng đời. Anh thành đại ca đám trẻ con canh mộ ở nghĩa địa nhờ đánh thắng mấy vụ tranh giành địa bàn. Từ đó, mấy đứa nhóc hễ kiếm được món bánh trái, tiền bạc nào trên mấy ngôi mộ đều phải mang đến cho anh coi. Anh sẽ thu lại rồi đưa lên cho ông Năm Nghĩa Địa, thủ lĩnh hội lau quét mộ thuê ở khu này. Để ông cho chia đều cả hội. Ông Năm khoái anh lắm vì tin rằng rồi anh sẽ là thằng giang hồ tương lai, hoặc cũng sẽ là một Xuân tóc đỏ đổi đời làm lớn. Riêng An ở ngay cạnh nhà, lại hay theo chơi nên biết rất rõ cái tính ít nói, công bằng và hết mực thương em gái của anh. Đứa nào ghét thì ghét, sợ thì sợ, riêng An, em quý anh lắm. Cũng như quanh đây vẫn còn nhiều nhà tử tế, xóm nghèo nhưng bà con còn san sẻ cơm gạo, thuốc men. Tổ dân phổ còn quyên góp tiền bạc, quần áo, sách vở cho anh em đi học. Và anh em anh dần mở lòng hơn.

                      Phát đại gia 
                      Khi ba người đi ngang qua dinh thự nhà thằng Phát đại gia, thì cu cậu đang chơi bắn súng trong vườn. An thả tay anh Tuấn chạy ngay đến hàng song sắt hỏi rộn lên: 
                      -Trời, kiếm đâu ra hay vậy? Đừng nói tao là súng thiệt à nhà!
                      Không biết là vì tiếng chó sủa hay tiếng cưa gỗ trong cái xưởng mộc át đi tiếng An hay sao mà Phát vẫn chơi tiếp không thèm trả lời. Cái xưởng mộc ngay cạnh nhà cũng là của bố thằng Phát. An phải gọi to thêm mấy lần cho đến khi cái Mai chạy đến mới thấy nó chú ý. Dù bằng tuổi An nhưng Phát đại gia lại thích tỏ ra người lớn với cái nhướng mày và cái hất cầm khinh khỉnh học từ bố nó. Thấy Mai phát liền chạy đến khoe của:
                      -Nè! Nhìn oách không. Súng giả bắn đạn nhựa đấy. Thích thì mình cho ấy bắn thử chơi. Cho ấy viên đạn nè, đẹp không? 
                      Mai đón lấy viên đạn nhựa tròn màu đỏ nhỏ bằng hạt tiêu, vân vê giữa hai ngón tay, cười tít mắt.

                      Gia đình Phát
                      Người ta đồn bố Phát giàu lên nhờ buôn gỗ lậu và cấu kết ngầm với đám bán vật tư xây dựng. Ông hay thích lên mặt nói chữ dù chưa học qua hết cấp hai, còn cái bụng thì bự như bà bầu bốn tháng. Nhà ông giàu nhưng ông keo kiệt, hay sợ mất của. Có đợt ông nuôi trong nhà sáu con chó dữ. Lũ chó này cũng hung hăng băm trơn như chủ, lại còn phóng uế lung tung, hay sủa lung tung thấy mà ghét. Nhưng rồi con thì bị bọn trộm chó đập mất, con thì cắn người bị người ta cắn lại, con thì bị đánh bẫy, con lại bị chính ông đập cho què giò vì tội gặm vào đồ gỗ nhà làm. Đến giờ hình như ông còn định nuôi thêm mấy con chó ngao nữa. 
                      Phát xích cổ hai con chó lại. Con lớn loại Béc giê có cái lưng đen bóng hay nằm bên bậc thêm dưới hiên nhà, nó là chúa giả vờ ngủ để rình xem xe máy hay đứa con nít nào chạy qua cổng nhà Phát mà đứng phất dậy sủa ầm lên. Cốt để kích mấy con nhà khác sủa theo. Đám con nít sợ con này nhất vì có lần nó táp vào chân, cắn xe quần áo một chú thợ mộc trẻ đến độ chú phải bỏ việc. Con nhỏ đang chớp chớp mắt nhìn Mai là loài chó nhật lông xù tính lanh chanh, lúc nào cùng thè lưỡi vểnh tai, quấn lấy chân mọi người bắt kể chủ khách.
                      Phát chạy ra mở cổng, rủ cả đám vào vườn chơi. Mai vẫn còn ngại con Béc giê nên nhất quyết đòi đứng ngoài. Phát bỏ kẹp khẩu súng vào vạt quần, cố lùa con chó xuống nhà sau. Nhưng con chó lì lợm cứ đòi nhảy ra táp mấy đứa. May mà một bác thợ tới giúp không thì chắc nó đã lôi ngược thằng Phát ra ngoài đường. Bị kéo đi rồi mà nó vẫn còn cố rướn cổ về phía mọi người, rên ư ử. Nài nỉ không được nó gầm gừ gây hấn rồi sủa inh lên. Phát rút khẩu súng nhựa, bắn vào chân con Béc giê làm nó sợ quá cụp đuôi lai sủa oăn oẳn trốn đi. Hành động đó khiến Tuấn nghĩ rõ ràng nó cố tình bắn con chó chỉ để ra vẻ với mọi người nên anh càng không muốn bước vào nhà Phát nữa. 
                      -Nó là chó thì nó phải sủa thôi. Bắn làm gì? – Mai nhăn mặt.
                      -Ôi! Cái loại chó ấy mà, phải như vậy nó mới nghe lời. – Phát xoay khẩu súng giả điệu nghệ như cao bồi thứ thiệt. - Nhà mình có dưa hấu ngon lắm. Vào ăn rồi ta cùng chơi đánh trận giả.
                      “Con nít ranh mới tí tuổi đầu mà đã học đâu cái thói dùng của dụ người”, Tuấn nghĩ vậy trong đầu nhưng không nói ra. Anh định kéo hai đứa em về thì Mai đã chạy tót vào phòng khách, tay bóc lấy miếng dưa hấu. Tuấn đành phải cởi đôi dép lê bước vào trong. Trong lúc đám trẻ ăn dưa hấu đỏ ngọt lịm. Tuấn chỉ đứng ngoài nhìn những đồ trang trí trong nhà nào là răng cọp, ngà voi trên cái tủ gương. Anh ngồi xổm trước thềm nhìn mấy anh thợ mộc mồ hôi đầm đìa đang gắng sức đóng bộ bàn ghế. Bên cạnh là vài ba cái tủ, năm sáu cái cửa, một bộ giường vừa quét vecni. Mùi vỏ gỗ bào, mùi sơn và mùi gỗ mới quyện vào nhau tạo thành một thứ mùi hăng hăng khó tả. Anh tính lớn lên chút nữa sẽ thử xin vào học nghề ở đây. Anh không sợ bố thằng Phát, ngược lãi anh ngưỡng mộ gia đình nó về khả năng làm ra tiền. Có tiền mới thoát khổ, thoát nghèo. Mới lo cho em và bà được.
                       
                      Tivi màu
                      Mẹ Phát đang nằm ngủ trên ghế sopha, trên màn hình Tivi đang chiếu phim hoạt hình “Hãy đợi đấy”. Ba đứa chạy đến xem, đối với cái xóm nhỏ điện còn chưa đến được từng nhà thì hình ảnh trên Tivi sao mà sống động đến thế. Tivi lúc đó như một biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Như một cánh cổng kì diệu mở ra một thời kì khác, nhiều sắc màu hơn và sôi động hơn.
                      Hồi đó Mai cứ tưởng là có người thật sống trong cái hộp màu vuông ấy. Có lần em còn áp sát mặt vào màn hình nhìn xem ở phía bên kia tấm kính các cô cậu bé diễn viên đang ăn ngủ như thế nào. Lần nào Mai cũng tranh thủ tiến sát lại, cho cánh tay đến gần màn hình để cảm thấy cái tê tê kì bí từ một lớp lông vô hình quanh Tivi. Có lần em còn áp tai vào mọi phía, lắng nghe những tiếng rung rung truyền từ Tivi vào tường, vào nền nhà. An thì tò mò cố soi vào những khe hẹp hai bên Tivi, nhìn xem cỗ máy bên trong vận hành thế nào. 
                      Mẹ Phát bị đám trẻ con đánh thức, dụi mắt vươn vai ngồi dậy. Với lấy cái gương soi dưới gầm bàn, mút ngón tay cái chấm nước miếng vuốt dọc hàng chân mày hình lá liễu cong vút mới xăm hơn tháng nay. Mẹ Phát dáng trẻ hơn tuổi, giọng ngọt như đường nhưng lại hay có cái kiểu miệng vừa cười mắt vừa đảo qua lại lên xuống như muốn soi kĩ xem người đối diện có đáng nói chuyện với mình không. Nhìn thấy Mai và An, mẹ nó đổi nét mặt, kéo Phát vào lòng nói:
                      -Con lại cho bạn vào nhà xem Tivi à?
                      Rồi mẹ Phát lôi nó xuống nhà bếp rì rầm cái gì đó. Mai và An tò mò rình nghe, hóa ra bà bảo:
                      -Mẹ cấm! Mới tí tuổi đầu! Lớn lên muốn thành ra như bố mày à. Đã bảo rồi, đừng có đem khoe lung tung cái gì hết! Khoe cho cố rồi chúng nó nổi lòng tham lấy hết. Đồ của mày bố mẹ mua cho mày chơi, chứ không phải là đồ của thiên hạ. Chọn bạn cũng chọn đứa nào đàng hoàn mà chơi. Giờ lên bảo với tụi nó là hôm nay không có chơi gì nữa hết!
                      An và Mai nhìn nhau lắc đầu. Mai nhăn mặt chạy ra kể cho anh trai nghe. Tuấn tức giận cầm tay Mai đòi về. Phát thấy thế chạy theo:
                       
                      Mấy ngón tay Phát cứ báu vào nhau, mặt dài ra nhìn thấy tội:
                      - Cây súng bị hư mất rồi! chúng mình kiếm trò khác chơi đi.
                      - Súng giả mà cũng hư thiệt hay ha! Đồ nhà giàu có khác! Thôi! Để nhà nghèo kiếm cái ná cho mà chơi – Mai phùng môi trợn mắt cố tình nói to cho mẹ Phát nghe thấy.
                       Mặt thằng Phát lại xệ hơn. Mẹ nó đã như thế trách gì trên trường không có ai thèm chơi với nó. Cái thói giữ khư khư tập sách bút vỡ không cho ai đụng vào hóa ra là từ đây mà ra.
                      Cây ná
                      Tuấn dẫn mấy đứa đi tìm lấy một cành cây, chặt hết lá làm thành hình chữ y vừa tay cầm. Mai bện những sợi thun lại cho thật đều rồi cột vào đầu miếng cao su lốp xe. Vậy là đã có được cái ná chắc chắn. An cố kéo thật căng cái ná xem sao. Đúng là dai và chắc thật. Tay em yếu hơn tay anh Tuấn nên chỉ kéo được một chút là phải thả ra ngay. An bắn hoài mà chẳng trúng gì cả. An đánh trống lảng:
                      -Vì sao sợi dây thun lại có thể đàn hồi được như vậy cà? Mà sao cái ná lại bắn được xa gớm vậy cà?
                      -Ai mà biết! Hỏi hoài! – Mai lúc lắc đầu.
                      -Chắc là vì nó được bện bởi nhiều sợi dây thun – Anh Tuấn đáp.
                      Thằng Phát đang đứng lấp ló sau bụi cậy liền tranh thủ nhảy ra, nó cố tỏ ra vẻ hiểu biết nói:  
                      - Giống như chuyện bó đũa ấy. Một chiếc đũa thì dễ bị bẻ gẫy, nhưng nhiều chiếc gộp lại thì rất là chắc. 
                       Mai nghe thế mở tròn mắt xem phản ứng của Tuấn và An. Tuấn nhìn Phát với ánh mắt bớt ác cảm hơn: “ Thằng này biết cả chuyện bó đũa cơ à? cũng khá!”. Còn An thì gật gù nghe có vẻ hợp lý. Phát đại gia xấu tính nhưng nó cũng là đứa có học, biết chuyện và giỏi suy luận. Mai bảo với mọi người:
                      -Thôi! Tha cho nó đi ! Chắc nó chơi một mình buồn rồi chứ gì. – Mai kéo tay Tuấn - Tha cho nó anh nhé, hôm say nó lại cho mình xem phim.
                       Vậy là Phát lại được cùng chơi với mọi người. Anh Tuấn nhắm cuốn mấy trái xoài ở tít trên cao, bắn phát nào trúng phát đó. Mai nhanh nhảu tùm váy lại hứng lấy. Lũ nhóc trong xóm đang chơi bắn bi thấy thế nhao nhao đến xin. Tuấn như mọi khi chia đều cho từng đứa. Đến giờ Tuấn phải về giúp bà dọn quán. An đón lấy cây ná. Mấy đưa thi bắn với nhau. Bắn thế nào trúng ngay cửa kính nhà bà tổ trưởng tổ dân phố. Cả đám con nít kinh hãi co giò chạy qua khu xóm khác.
                       
                      Xin lỗi mày chim ơi
                       Phát nhìn quanh tìm mục tiêu, ở đây không có cây nào có trái, nó chuyển hướng sang con chuồn chuồn đang đứng đậu trên ngọn cỏ. Nó ngắm bắn trúng ngay. Phát chỉ vào con chim họa my đang hót trong lòng. -Đến phiên mày rồi đấy!
                      -Máy người ác quá, bắn chuồn chuồn, bắn ruồi chưa thấy ác sao, giờ còn đòi bắn chim nhà người ta - Mai phản đối.
                      -Vậy thì mày bắn nhé! Dám không – Phát thách An.
                      -Tại sao phải tao bắn con chim ?
                      Mai ngăn An đừng làm vậy còn đám trẻ và thằng Phát lại bảo An là hèn nhát. Một đứa nhét súng vào tay An bảo :
                      -Mày không bắn được mày là đồ dàn bà! – Phát nhét cái ná vào tay An.
                      -Đừng thách nhau! - An nóng mặt.
                      Mai bỏ về không thèm chơi nữa. Đám trong xóm ùa lên trêu An:
                      -Đồ nhát cấy, bắn đi. Không thì theo đám con gái chơi đồ hàng luôn cho rồi! Lêu lêu thằng đàn bà.
                      -Này thì bắn. Sợ quái gì!
                       Vậy là An giương ná ngắm bắn. Viên sỏi va vào lồng văng đi. Cái lòng chao đảo làm con chim kêu lên thất thanh. An thở phào. Đám trẻ reo hò. Đến phiên Phát. Sự e ngại ban đầu đã qua, cảm giác muốn thử sức và cay cú khiến Phát thấy hưng phấn. Nó như một người chiến binh lạnh lùng đang săn mồi , vút một phát con chim sợ hãi kêu lên choen choét, nó bay loạn xạ đập đầu quanh đỉnh lòng nhưng đuối sức nó rớt xuống, cánh mắc kẹt vào kẽ lòng. Nó bị thương ở chân dãy dụa trong tuyệt vọng.
                      Không hiểu sao nhìn đôi mắt đau đớn của nó An lại nhớ đến chị Hương Dương, An giật lấy cái ná từ tay Phát:.
                      -Thôi đi, chúng mày bắn chết con chim mất rồi.
                      Phát không vừa, một tay nó đập lại tay em, một tay nó đẩy em ngã. Hai thằng đánh lộn làm bụi bay mù mịt. Mấy đứa khác đứng xung quanh vỗ tay kích hai tên đánh hăng hơn. Phát được một thằng viện trợ giật lại được cái ná. Đám trẻ gào lên : "bắn đi, bắn đi!". Phát hít một hơi nhắm một mắt lại, bắn trung ngay vào đầu con chim. Phát thích thú nhảy cỡn lên. Sau cơn tưng bừng đám quậy lại đi tìm mục tiêu mới.
                      Chỉ còn An là đứng một mình bên hàng rào sắt, nhìn vào cái lồng có con chim xơ xác đang dãy dụa với cái đầu máu, đôi mắt nó vẫn còn đầy ấp sự khiếp đảm. Con chim cố kêu lên một tiếng nghe thảng thốt. Nhìn nó nằm im re không động đậy, An tự trách mình đáng lẽ phải nghe lời cái Mai ngay từ đầu. Đáng lẽ em phải mạnh mẽ đơn để giật lấy lại cái ná từ sớm. An nắm chặt tay lại :
                      -Xin lỗi mày chim ơi!
                       
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.07.2014 11:29:13 bởi NhueBinh >
                      #11
                        NhueBinh 06.07.2014 20:12:28 (permalink)
                        An mách bố
                          An về mách bố chuyện bị bắt nạt. Bố vốn đã bức xúc vì công việc bị đình trệ, suốt ngày cứ chay vạy vay mượn bị người ta tránh như tránh hủi, lại phải chịu bao áp lực cơm áo gạo tiền. An tuyệt nhiên không để ý được điều đó, cứ thao thao kể, nào là thằng Phát ép mình thế này, xúi đám con nít đánh mình thế kia, An còn đem khoe vết xước ở tay do bị Phát cấu. Cậu chuyện của An  giờ như giọt nước tràn ly, bố không nghe nữa, đứng phất dậy, gầm lên:
                          -Lũ nhà giàu khốn nạn! Chúng nó ỉ có tiền có thế ức hiệp cả thằng bé không biết gì. Tao căm nhà thằng đó lâu rồi, giờ qua tính chuyện luôn. Xem sống chết ai hơn.
                          Bố An nhớ lại những lần đụng độ với bố Phát trong các cuộc họp tổ dân phố, những lần cãi nhau khi bàn chuyện  chung tiền xây lại xóm, hay mấy vụ cá độ, đánh đề bị thua tiền mất đồ vào tay mẹ Phát. Nhớ từ chuyện nhà mình ra chuyện nhà hàng xóm, từ chuyện xóm trong ra xóm ngoài, như thể bố An phải gánh dùm bao tức giận của mấy chục ngôi nhà quanh đây. Lửa giận bóc lên ngùn ngụt, ông nắm cây rựa đòi qua nhà Phát gây sự. Mẹ An mặt tái mét vội chạy đến giật cái vật nguy hiểm ấy ra, bà hết lời can:
                          -Con nít giỡn nhau là chuyện thường, ông dây vào làm gì cho rách việc ra. Ông coi nhà nó có uy có quyền, nó xua chó ra cắn thì ai chịu cho. Giờ cả nhà chỉ trông vào ông, không thể cứ việc gì cũng hầm hồ như vậy được. Ông nghe tôi, để sức mà đi làm. Tháng này nhà mình tiền nong đã kiệt lắm rồi. Ông muốn đánh người thì thà ông đánh chết vợ con ông luôn đi.
                          Bố An nhìn vào đôi mắt van nài của mẹ, hai bàn tay ốm yếu của bà vẫn giữ chặt lấy cây rựa. Thấy ông lừng khừng, bà liền gỡ vội mấy ngón tay to bè của ông ra,  giọng xoa dịu: 
                          - Ông nghe tôi! Đừng giận quá mất khôn. Ngày mai còn phải lên bệnh viện sớm. Ông không nghĩ cho mình thì cũng nghĩ cho nhà. Rồi chuyện cũng qua hết. Tôi vừa nấu xong nấu món cá kho ông thích rồi đây. Vào ăn rồi nghỉ ngơi. Còn thằng An, không có kể lể gì nữa. Lo mà ăn rồi đi ngủ đi. Từ giờ, mẹ cấm mày chơi với cái nhà đó.
                           Bố An thả tay, nhìn cái dáng gầy sọp của vợ đang vội vã dấu cây rựa đi, ông thở dài ngồi phịch xuống ghế, miệng  lầm bầm:
                          -Thằng An nghe, mẹ mày nói đúng tao nghe. Nhưng mày là con trai, không thể để người khác ức hiếp mình. Nhà này không có loại con trai yếu hèn. bị đánh thì phải đánh trả lại. Đau cũng phải đánh,  đánh cho chúng nó chừa, cho bỏ cái  thói mất dạy. Nhà mình nghèo chứ không hèn.
                          An nghe lời bố, quyết tìm cách trả thù. Nhưng nhớ lời mẹ nói, An thấy lo nhất là vụ con chó nhà Phát. "Nó có chó, mình cũng có chó. Hay là đem con Lu Lu ra đấu, nhưng lỡ con Béc giê cắn đứt cổ nó thì sao? Lần trước cả xóm đã chứng kiến cảnh con chó dữ nhà Phát cắn người, giờ nghĩ lại vẫn còn khiếp", nghĩ thế An chỉ còn một cách là kéo Tuấn và Mai về phe mình. Anh Tuấn biết võ, một con chó  chứ mười con anh đạp cho một phát là cụp đuôi chạy hết.
                         
                        Bài quyền phòng thân

                          An ăn xong, giả vờ lên gác nhưng lại lén chạy qua nhà kế bên. An kể với Tuấn chuyện thằng Phát. Tuấn im lặng lắng nghe, anh chưa nhận xét gì vội, chỉ hỏi An cho rõ ngọn ngành:
                          -Thế mày làm gì để bị nó đánh?
                          -Ơ! Nó đánh em trước chứ em có muốn thế đâu!
                          - Mày muốn anh giúp thì phải thành thật. Trong chuyện này, ngay từ đầu đứa nào gây sự trước?
                          -Nhưng em chỉ muốn đùa, còn đám bọn nó làm thật. Em cũng chỉ muốn cứu con chim. Đúng không Mai?
                          -Thì chú cứ nói hết ra xem. - Nhỏ Mai đang chơi với con lợn rơm cũng xen vào hóng chuyện.
                          An đành kể sự thật. Nói luôn chuyện mình trêu thằng Phát làm nó cáu.
                          -Thằng đó tình kì ha! Uổng công mình chơi với nó.- Mai nhận xét. 
                          Tuấn biết An lòng còn căm tức,  anh vỗ vào vai An:
                          -Cái miệng hại cái thân. Mình không khích nó thì nó cũng chả có cớ gì đụng vào mình. Thôi, bỏ đi.
                          -Tóm lại là anh không muốn giúp em chứ gì?
                          -Cứ cho là anh giúp mày đánh cho nó một trận đi. Đánh một lần rồi sẽ có lần thứ hai. Rồi nó sẽ tâm phục khẩu phục chắc? Hay là nó sẽ thù hơn? Nó sợ anh nhưng nó có sợ mày không? Rồi có chắc là nó lại không nghĩ ra trò khác để trả thù không? 
                          -Nhưng bố em bảo phải đánh nó mời chừa!
                          -Ơ cái thằng này, bộ muốn học thói côn đồ ăn miếng trả miếng lắm hả? Nghe này nhóc, mình là đứa gia đình tử tế, không phải thằng đầu đường xó chợ. Bao nhiêu thằng chí cốt bạn anh chỉ một lần hăng máu đánh nhau sứt đầu mẻ trán, thằng chết, thằng phải vào tù vào tội. Đời chúng nó đi tong, nhưng còn ông bà già nhà chúng ai nuôi, ai chăm?
                          -Nhưng để bị nó đánh thì hèn lắm.
                          -Quân tử trả thù mười năm chưa muộn. Em nghe lời anh, bớt gây chuyện,  bớt nói xấu người ta. Rồi anh hứa chỉ em một vài đoạn quyền. Nhưng nhớ là chỉ để phòng thân chứ không dùng để đánh người.
                          -Bài quyền la làng, ù té và mách bà hả hai? - Mai xen vào góp chuyện.
                          -Là sao? Quyền gì nghe hèn thế? -An vểnh tai lên.
                          -Hèn gì mà hèn, để chị chỉ cho này. La làng quyền tức dùng hơi từ bụng, hít thật sâu, hét thật to. Kêu "làng nước ơi! nó đánh chết tôi rồi". Ù té quyền tức là co giò mà chạy, chạy càng nhanh càng tốt, vừa chạy vừa hất đổ đồ gây chướng ngại. Bài cuối là báo người lớn. kêu người nhà qua đánh lại.  
                          -Trời, tưởng gì! mấy bài đó không học cũng tự làm được.
                           Tuấn im lặng nhìn hai đứa nhỏ cãi qua lại. Anh đứng dậy,  lắc cổ  quay tay mấy vòng, bẻ khớp ngón tay kêu "rắc rắc"  rồi mới dạy cho An ba thế võ : Thế chặt tay khi bị túm áo, thế dùng sức địch vật ngã địch, thế né nghiêng khi bị đấm. An lấy thân mình ra cố học lấy. Dù bị vật ngã, bị chặt tay  không biết bao nhiêu lần, cái mông ê càng ê hơn,  nhưng cứ mỗi nắm được bí quyết An lại thấy khoái lắm. Phen này đừng hòng đứa nào dám đụng vào em. 
                          -Muốn không bị người khác bắt nạt thì trước tiên mình phải mạnh. Em mạnh thì em mới bảo vệ được người thân, bảo vệ đươc mình. - Tuấn vỗ vai An.
                          -Chú có muốn học thêm thì bữa sau mang bánh trái qua nhà chị tầm sư học đạo nhé! - Mai nháy mắt.
                          -Dạ! Cảm ơn sư phụ, sư tỷ! Ơn nầy đệ tử nguyện khắc cốt ghi tâm. - An chấp tay quỳ xuống, gương mặt tếu táo diễn tuồng Tôn Ngộ Không bái lạy Đường Tăng làm Mai thích quá ôm bụng cười sằng sặc.
                           Tuấn mỉm cười nhìn tên đệ tử, xoa đầu đuổi nó về nhà. Anh xuống giúp bà ngoại nhóm lửa chuẩn bị nấu sẵn mấy nồi nước chè mai bán. Thấy Tuấn bà thở dài: "Tuấn ơi! nhà hết gạo rồi, mai chắc bà ra chợ sớm bán nốt luống rau, con chịu khó thay bà  trông quán đến tầm trưa bà về". Tuấn chốt cửa, tắt đèn, nằm trên chiếu mà miên mang thao thức đủ chuyện. Chuyện dự định tương lại trộn vớ chuyện tiền chợ tháng sau, còn cả việc cho con bé Mai đi học lại. Sắp hết hè, cứ để nó ngoài đồng không có bạn bè rồi lại hư hỏng theo con người ta. Chắc từ mai anh sẽ xin với ông Nghĩa nhận lau chùi thêm hai ngôi mộ mới chuyển đến. Kiếm thêm được đồng nào hay đồng náy. 
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.07.2014 20:14:31 bởi NhueBinh >
                        #12
                          NhueBinh 07.07.2014 15:06:58 (permalink)
                          Loài chim ngủ đông
                          Mẹ Linh chép miệng nhìn em cầm con chim chết cứng đờ trong tay:
                          -Chắc là do mèo nó vồ đấy. Mẹ đã bảo mà không nghe, khổ thân con chim chưa!
                          Mẹ an ủi bảo mua con khác nhưng Linh không chịu:
                          -Không! Còn muốn con chim của con cơ. Con không cần con chim khác.
                          Mẹ Linh không thèm dỗ nữa, bà ngồi xuống ghế, vấn tóc lên tiếp tục trang điểm. Xong xuôi bà xách cặp, giắt xe đi làm. Thấy Linh vẫn cầm con chim trong tay, bà bực mình:
                          - Thôi, khóc gì mà khóc lắm thế. Còn anh nữa, làm ơn đem vứt vào sọt rác rồi đem đi đổ luôn dùm đi. Rác để mấy ngày thối um lên thế mà cũng chịu được à. Bố với con. Chỉ biết làm phiền người ta không hà.
                          Nghe thế Linh càng gào to:
                          - Đừng vứt nó! Chim chưa chết đâu. Chim chỉ đang ngủ đông thôi.
                          -Anh lại tiêm nhiễm cho con cái quái gì thế?
                           Bố Linh nghiến răng, dù lòng rất khó chịu bởi những câu nói đụng chạm đến cái tôi người đàn ông. Nhưng hôm nay ông không muốn cãi lại làm gì. Có lẽ vì ông đã quá mệt mỏi, có lẽ vì ông vẫn còn ám ảnh cú ngã của Linh hôm nọ. Đó là chuyện của vài tuấn trước, khi bố nổi cáu mắng mẹ chuyện hay đi làm về khuya, mẹ xỉ vả bố là thằng đàn ông bất lực ăn hại trong nhà. Trong cái lúc hai người lớn mất hết lí trí lao vào cắn xé nhau ấy, khi bố không chịu được nữa dang tay tát mẹ. Linh đã chạy đến giữa hai người, em bị xô té ngã ngược đập đầu vào cạnh bàn. Bố em đã hốt hoảng, mẹ em đã khóc nấc lên tay ôm lấy cái đầu máu của con. Và sau đó là một màn đêm ghi dấu như vết sẹo trên đầu và trong tâm hồn non nớt của em.
                          -Thôi! Đem nó đi chôn. – Bố gỡ lấy con chim, mang ra sau vườn.
                          Gia đình em thay đổi nhanh quá. Từng có thời bố hay mua cho em những trái bóng bay đủ màu, mẹ hay mua cho em những viên kẹo bọc đường. Em còn nhớ rõ nụ cười ấm áp của mẹ, bờ vai cứng cáp của bố cõng em đi dạo khắp nơi. Cái thời mà cuối tuần nào hai người cũng sánh vai nói cười, kéo tay em đi chơi công viên, đi xem hát rối. Vậy mà mọi thử vỡ vụn như trái bóng trước mặt em. Như tiếng bát đĩa vỡ nát. Như những lời chửi mắng lẫn nhau của hai người. Mọi thứ thay đổi kể từ cái ngày mẹ nhận tin bố thất nghiệp. Nụ cười tắt ngắm. Tiếng khóc của mẹ trong đêm. Mùi rượu nồng nặc của bố. Những thứ đồ trong nhà dần dần biến mất. Kể cả những gì em yêu quý nhất. Chỉ còn lại những bức tường rạng nứt chờ ngày đổ sập lên tất cả.
                          Linh theo bố ra chỗ gốc cây hoa giấy, nhìn ông đào đất lên thành một cái hốc nhỏ rồi nhẹ nhàng đặt chim xuống. Bố lấp đất lại, từng miếng đất một che lấp dần con chim Họa mi xinh đẹp.  Em đứng đó đau buồn gặm nhấm cái cảm giác yếu đuổi bất lực của mình. Em còn nhỏ quá không ngăn được những giọt nước mắt cứ chảy ra.
                          -Thôi đi ông tướng! Khóc suốt ! – Bố mắng nhẹ.
                          Người lớn không hiểu vì sao em có thể khóc nhiều như vậy. Đối với họ nó chỉ là một con chim chết, đối với em nó là một người bạn nhỏ bé. Một món quà từ người chú yêu quý, em trai mẹ tặng Linh trước khi đi du học. Là kỉ niệm thơ ngây của những mùa hè cuối cùng. Em khóc vì buồn, vì không đủ sức giữ lấy những thứ quý giá từng có trong đời mình. Em chỉ biết đứng nhìn chúng bay mất không dấu vết.
                           Những ngày sau, Linh đã ngừng khóc. Dù em vẫn chạy ra ngồi bên chiếc mộ nhỏ. Em muốn tin lời chị Hướng Dương: “chết là đi vào một giấc ngủ dài”, Linh thì thầm vào lòng đất:  
                          -Chim ơi! Mày ở dưới đó có buồn không. Khi nào mùa xuân đến mày nhớ tỉnh dậy hót cho tao nghe nhé.
                            Em áp tai xuống đất, nghe những tiếng rì rầm vọng lên. Vậy là chim có nghe thấy tiếng em, chim đang hát bài ca của những cánh rừng thiếp ngủ. Nghĩ được vậy Linh mỉm cười. Cứ thế, khi gió về em lại chạy ra vườn hỏi chim có lạnh không, từ những táng cây có tiếng lao xao lào xào và em sẽ đắp mấy chiếc là khô lên xung quanh nắm mộ. Khi bố mẹ cãi nhau, khi cô đơn và khi buồn tủi, em lại chạy ra mảnh đất đó tâm sự với chim. Mấy tháng sau từ trên đó mọc lên một loài cây dại. Rồi hè sẽ qua, đông lại dến, xuân hé cười, ở đâu đó trong rừng chắc hẳn những loài thú cũng đang chui vào hang, hay nắp xuống đất chờ mùa xuân ấm áp đến. Giá mà em cũng ngủ đông được. Như thế em không cần phải nép vào góc nhà, không phải chạy ra vườn trốn nhưng lời cãi vã trong nhà, không phải nghe tiếng khóc của mẹ, tiếng thở dài của bố, tiếng con tim em trở nên chai lỳ. Mà em có thể cùng thức dậy với chim, vào một ngày mùa xuân ấm áp. Chờ cây dại nở ra hoa.
                           
                          #13
                            NhueBinh 08.07.2014 10:14:44 (permalink)
                            Ni Cô trng cá
                            Trên đường đi. An tìm thấy cây trứng cá táng xum xuê mọc ở vỉa hè. Chị Hướng Dương chắc chắn là cũng thích loại quả này. Đến cả cái Mai mặt Bao Công cũng khoái lắm cơ, toàn bắt An leo lên hái cả rổ cho mà. Em dừng xe, leo lên cây  hái. Một tay ôm lấy thân cây, một tay với lấy những cái cành nhỏ, kéo lấy những cái lá hình xoan, mắt đảo qua lại như con chim sâu tìm mồi. An ngước lên vòm lá trên cao, quả xanh đỏ xen giữa kẽ lá. Những bông năm cánh trắng nhỏ lớt phớt nhụy vàng ló ra giữa màu lá đang ứng xanh dưới nắng,hoa e ấp lay lay khẽ rơi đôi cánh mỏng. Em bỏ vào miệng những quả màu cam cam còn hơi xanh đang chín hườm, nhai rộp rộp cả vỏ, thưởng thức vị tươi mới giòn giòn. Bên trong là những hạt nhỏ li ti nhuyễn mịn giống hệt trứng cá.  An ngắt luôn cả cuốn những trái chín mọng đỏ  to bằng đầu ngón tay cái, bỏ vào hai túi quần. Đạp xe lọc cọc đến bệnh viện. 
                              Ông em đã có thể tự nhai được. Thần sắc ông trông tỉnh táo, đôi mắt bớt dại, gương mặt cũng hiền hơn. Ông nhận ra em đến, như đứa trẻ đòi ăn, như con chim non chờ mẹ, ông chép chép miệng. Ở giường bên, Hướng Dương đang đọc sách, làn da chị trắng bệch, sắc mặt nhợt nhạt. Chị cũng không thèm đội tóc giả nữa. Nhìn cứ như mấy bà ni cô. An vừa đút cơm cho ông vừa tìm cách bắt chuyện với chị.
                              -Thế hôm nào em sẽ qua mượn cái mõ của bà hàng xóm nhé. Cho chị tha hồ tập gõ mõ tụng kinh, chắc sẽ tếu lắm. - An vô tư đùa.
                              -Cái thằng quỷ này! chỉ toàn nghĩ chuyện gì đâu. - Hướng Dương cốc lên đầu em.
                              - Ối! Sao lại cốc em. Tha cho em đi em cho chị cái này. Chị nhắm mắt lại đi!
                              -Lại cái gì nữa đây ông tướng?
                              -Chị cứ bình tĩnh!
                              Hướng Dương khép mắt lại, đôi bờ mi cong lắp láy. Hai tay chị như búp hoa sen hé nở, đón nhận từng hạt sương tròn nhè nhẹ lăn trên làn da mềm.
                              -A! Trái Mật sâm đây mà. Nhớ quá! Sao em biết chị thích trái này?
                              -Hì!
                              -Cây em hái chắc được ăn nhiều nắng uống nhiều nước lắm đúng không? Nên quả mới to tròn thế này.
                              Hướng Dương trút qua lại những trái tròn căng mọng nước ấy trên hai lòng bàn tay. Đám trái quả như những hạt ngọc trai thiên nhiên bắt ánh sáng lóng lanh sắc đỏ ối. Chị không ăn vội mà để từ từ tận hưởng vẻ óng ảnh tươi mới và mùi thơm không quá nồng nhưng dịu dàng khó quên ấy. Để nhớ lại cái thời còn được chạy nhảy, trèo hái với đám bạn bè. Cái thời tưởng đã bay tơi tả  trong gió như những cánh hoa trứng cá. Đời hoa ngắn ngủi, mới nở đó rồi lại rụng đầy sân. Ít ra hoa còn để lại trái ngọt, còn Hướng Dương, chị tự hỏi không biết mình để lại được gì.
                              -Giờ mà có cây kim chị sẽ xâu mấy viên lại thành một chuỗi ngọc thật đẹp!
                              -Hi hí - An bụm miệng lại cười - Thế thì chị sẽ càng giống Ni Cô đeo tràng hạt hơn. Đúng không ông! - An đút thêm một muỗng nữa cho ông.
                              -Cái thằng này sao khoái chọc người ta. - Hương Dương không thèm chắp An nữa vì đã lỡ nhận quà từ em- Thế Ni Cô có đang sợ không?
                              -Không! Ni Cô hiền lắm, toàn xin ăn nhà em thôi. - An múc muỗng canh, tranh thủ húp lấy mấy ngụm. - Em thích được Ni cô hôn lên má.
                              -Trời! Lại còn thế nữa à!
                              -Chị lại cười rồi kìa!
                              -Vậy ra em muốn chị vui nên mới hay đùa như thế. Thằng quỷ này! Thôi được rồi. Cảm ơn An nhiều, lại đây chị trả cho một cái hôn.
                               "Một cái hôn!" An ngượng chín cả mặt, má em ửng còn đỏ hơn cả quả trứng cá trên môi chị. Nụ hôn có nồng nàng  như trên phim không, có ngọt ngào như những bài ca mô tả không em không biết. Chỉ biết nụ hôn của Hương Dương trên trán em có vị ngọt lịm và mùi thơm mát của những trái trứng cá trúng mùa.
                               An ngắm cái miệng của chị trở nên chúm chím. Nhìn chị cứ như nhành cây thiếu nắng, nhỏ bé mỏng manh không sức sống. An ngẫm nghĩ: "Cây trứng cá thiếu nắng sẽ không lớn, không ra quả ngọt được. Hay là chị ấy hay mệt vì nằm trong phòng hoài. Thế thì phải cho chị tắm nắng, tắm mưa thật nhiều vào".  An vừa đút cho ông ăn hết vừa nghĩ đủ trò. Xong xuôi, em nắm tay, năn nỉ chị ra ngoài sân chơi. Hướng Dương đội tóc giả vào thay cho mũ nón, chậm chạp kéo cái giá đỡ bình truyền dịch đi. An cũng đã hóa trang xong, em chấm nước miếng dán hai cái lá lên mép làm thành bộ ria, rồi lấy thanh tre nhổ trộm từ vườn ra chống xuống đất đi dáng lạch bạch như con vịt bầu. An diễn hề cho chi xem đễ giữ chị đứng càng lâu giữa sân càng tốt.
                              -Đố chị em là ai?
                              -Chú hề Sác Lô! Hay quá
                              Rồi em còn nhét cái gối vào sau lưng,  đầu hếch về phía trước, chân dạng ra hai bên, bước chậm chạp tạo dáng đi cổ quái.
                              -Chị chịu!
                              -Là con rùa già chạy bộ!
                              -Ha ha! Cười chết mất.
                              An nghĩ ra thêm một trò mới, em chỉ vào mấy người đi trên hành làng đằng xa, bắt trước điệu bộ của họ
                              -Đố chị cái ông bụng bư kia là tướng con gì?
                              -Để coi, nhìn giống con... gấu đúng không!
                              -Đúng rồi, gấu mẹ bắc cực. Thế cái ông dáng ốm nhách kia thì sao ạ?
                              -Con... cá ngựa. Miệng ổng nhọn như vậy mà.
                              Hương Dương đứng lâu bắt đầu thấy chóng mặt, chị đưa tay lên trán, trước mắt chị hình ảnh An nhòa ra làm hai. Một đứa cười, một đứa nói. Hai đứa cử nhảy nhót vô tư. Chị hít thật sâu lấy lại sự bình an trong lòng. Đâu phải khi nào cũng vui như hôm nay. Có người vì mình mà nghĩ ra đủ trò. Nghĩ được vậy, nụ cười mỉm lại nở trên môi. Nhưng cơn choáng của chị không qua được mắt An. Em đứng khựng lại, không dám diễn trò gì nữa. Không muốn An mất vui, Hướng Dương càng cố há miệng ra cười, chị đứng thẳng, nhìn vào vầng thái dương bất kể những tia sáng chói mắt sau vòm lá, những bông hoa sứ đang đua nhau nở, những con ong đang bay lượn, âm thanh của gió và lá cây, tiếng bước chân của mọi người. Nắng hôm nay đẹp quá. An thấy yên tâm, em lại đóng vai những nhân vật kì quái, em thấy hạnh phúc lắm, giờ chị lại xinh đẹp rạng rỡ như hôm mới gặp.
                              -Còn cái bà mặt khó đâm đâm có dáng đi hùng hục thế này đố chị là ai...
                              -Là... cô y tá!
                               Một dáng mập thù lù như con Hà Mã đứng lù lù ngay sau lưng An từ khi nào. An giật thót mình. Hóa ra là cô y tá trưởng có khuôn mặt dữ dằn.  Hèn gì mấy đứa  trong bệnh viện ai cũng gọi cô là "Hung thần áo trắng". Cô khoanh tay vỗ chân, ánh mắt như tóe lửa. 
                              -Trời nắng như thế mà dám ra ngoài này bày trò chọc phá thiên hạ hả? - Cô gầm lên, nước bọt bắn cả lên mặt An - Bộ muốn thêm việc cho bác sĩ hả? Hai đứa ở phòng nào?
                              -Dạ! Xin lỗi cô, là do con dẫn em ra đây. Cô đừng la em tội nghiệp.
                              Cô túm cổ hai đứa lôi vào phòng. Mắng cô y tá tập sự té tát rồi lại huỳnh huỵt bước đi. Cô ý ta trẻ phẩy phẩy cái nhiệt kế, nhìn Hướng Dương bằng ánh mắt vừa thông cảm vừa trách móc. 
                              -Thân nhiệt bình thường, mạch đập đều. Bữa nay may đó. Đửng để bị cảm nghen em, không bả lại la mấy chị nữa.
                              -Mọi người cứ làm rộn lên như vậy em mới thấy lo.
                              -Thì cũng là vì em thôi! Cứ nghỉ ngơi mau lành cho mấy chị vui nghen.
                              Hướng Dương thở dài. Nói là vậy chứ chính chị cũng còn không rõ cơ thể minh đã rơi vào giai đoạn nào của căn bệnh ung thư não quái ác. Gần đây bác sĩ có biểu hiện lạ cứ khám xong là lại tách chị ra nói riêng với người nhà làm chi sinh nghi. Mẹ cũng chỉ trả lời qua loa không rõ ràng gì cả khiến chị phải tức giận hỏi thẳng : "Mẹ cứ nói thật đi! Con còn sống được bao lâu nữa?". Vậy là chị làm mẹ khóc, chị gái khóc và chị cũng khóc. Tiếng khóc thay cho câu trả lời. Nỗi đau thay nhau nhạt nhòa trong tiếng nấc nở. Chi biết chắc mình không còn cầm cự được bao lâu.  
                             
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.07.2014 10:17:09 bởi NhueBinh >
                            #14
                              NhueBinh 10.07.2014 18:22:48 (permalink)
                              Đêm trắng

                              Mấy đêm nay Hướng Dương không ngủ được. Những cơn đau về đêm dày vò cơ thể yếu ớt của chị. Trời chuyển, sau trận mưa rào mùi hơi đất nồng nặc làm không khí  càng ngột ngạt hơn.  Chịu không nổi  tiếng ngáy của ông mập bị tai biến mạch máu não mới chuyển hộ khẩu đến giường số sáu, cộng với tiếng nói mớ ú ớ của anh Vô Gia bị suy kiệt bại não ở giường số mười. Hướng Dương càng không tài nào ép mình nhắm mắt lại được. Chị bước xuống giường, kéo cái giá truyền dịch đi quanh phòng.  Ánh sáng huỳnh quang nhợt nhạt từ ngoài hành lang chiếu qua khung cửa sổ. Thốt nhiên chị thấy bóng mình sao mong manh trơ trọi quá. Chị đưa tay bứt cây kim chuyền dịch ra, một ít máu thắm vào tay áo, nhưng cứ để kệ như vậy.  Chị ngồi xuống bậc thang, kẹp thằng hề vào giữa hai chân, dùng bàn tay còn cử động được lên dây cót cho nó. Chú hề gỗ vô tư đi qua lại nhắc chị nhớ đến cái dáng làm trò của An, vị ngọt của quá trứng cá, những bức tranh màu nước và tiếng cười của Linh, ánh mắt hồn nhiên như thiên thần của bé Cúc cháu chị. Ôm  lấy bờ vai, tự mỉm cười với chính mình, trong giây phút ấy, chị tạm quên đi vị thuốc đắng, mùi ête và gương mặt  của mẹ.  Dưới ánh trăng thề, tay trái nắm lấy tay phải, có một người con gái nhảy múa với bóng mình.  Đêm về khuya, tiếng côn trùng rả rích ngân nga những đoạn nhạc du dương từ kí ức. Khi những cơn đau lại ập đến như muốn kéo cô gái ấy về với thực tại, Hướng Dương lại ôm lấy đầu, xoa vào ngực, vào những nơi buốt nhói trên thân thể, miệng lẩm nhẩm một bài hát của Trịnh Công Sơn :"Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng! Em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên".
                               Giữa đêm ông không thở được, toàn thân ớn lạnh nhưng không cách nào tự đắp thêm chăn cho mình. Ông co rúm người, cố giật giật chân tay trong vô vọng. Ông như một đứa trẻ sơ sinh bị vứt giữa đồng, trơ trọi và kiệt sức. Chỉ còn biết cách rung lên tiếng rên rỉ từ cổ họng chẳng đánh động được ai. Nước mắt tự ý chảy ra. Ông lại thấy một cái bóng trắng quần áo rũ rượi đứng ngay đầu giường. Có thể đó chỉ là những bóng hình do chính ông tưởng tượng ra, là ảo ảnh của ánh sáng về đêm, là cơn mê mị do thuốc an thần gây ra, mà có khi là ma thật. Lâu lâu ông lại thấy những hình ảnh quái dị như vậy trong bệnh viện, nhiều nhất là mười hai giờ trưa lúc thiêu thiêu ngủ và hai ba giờ sáng lúc chợt tỉnh giữa đêm. Hồi đầu còn sợ, lâu dần thành quen. Ông chẳng làm gì chúng và chúng cũng chỉ biết đứng đó lặng lẽ nhìn ông. Chúng không có gương mặt rõ ràng. Chúng sống chung với mọi người, ngồi cùng bàn ăn, nằm cùng giường, đứng cạnh họ trong toa lét. Chúng lúc thì bé nhỏ như một con cóc. Lúc thì cao lêu nghêu như thằng đi cà kheo. Đôi khi ông có thể nói chuyện được với chúng. Bằng cách tập trung lắng nghe những cử động yếu ớt vô hồn ấy, ông biết chúng cũng đang đáp lại lời ông.
                              Cái bóng có cái đầu tròn áp bàn tay giá lạnh lên trán ông. No lau đi những giọt nước mắt buồn tủi rồi lặng lẽ ngồi canh cho ông. Lâu lâu nó lại cất lên những âm thanh nghe như tiếng gió lùa qua khe cửa, tiếng lao xao của lá cây và tiếng những giọt nước rơi tong tỏng bên thềm. Nó xoa dịu nỗi đau, đưa ông vào giấc ngủ bằng những lời ru nghe xa vắng:
                              "Đêm khuya trăng tà mẹ ru con ngủ.
                              À à ơi ! À à ơi !
                              Con cò mà đi ăn đêm,
                              Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
                              Ông ơi, ông vớt tôi nao,
                              Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
                              Có xáo thì xáo nước trong,
                              Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con."
                              Ông nắm lấy tay cái bóng, nhờ nó dẫn đi từ từ trong những giấc mơ chấp nối. Lang thang tìm lại hình bóng thật sự của mình trong những ngăn kí ức phủ bụi mù. Có khi ông trẻ lại, thành thằng bé thích thả thuyền lá chuối ngày nào. Có khi ông được trở thành chàng hiệp sĩ cưỡi rồng phiêu lưu trong thế giới cổ tích. Nhưng trong nhưng giấc mơ sắc nét ấy, ông sống nhiều cuộc đời nhưng vẫn chưa biết rốt cuộc mình muốn là ai.
                               
                               
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.07.2014 19:04:35 bởi NhueBinh >
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 31 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9