GÓC TRỜI QUÊ
Trăng Gò Công 12.07.2014 10:52:10 (permalink)
 
BA TÔI
--- ooo ---
http://vi.scribd.com/doc/217599408/Ng%E1%BA%ADm-Ngui-Ba-toi-Phan-Ng%E1%BB%8Dc-H%E1%BA%A3i

Nếu là Họa sĩ, tôi sẽ khắc họa chân dung Ba tôi một cách hoàn chỉnh cho riêng mình. Nếu là Nhà văn, tôi sẽ gửi gấm vào từng trang sách, hình bóng ba tôi lung linh như một tấm gương soi, để anh em tôi mỗi khi nhìn vào đó mà sống tốt hơn… Tiếc thay, tôi chỉ là người bình thường, nên chắt chiu từng dòng chữ từ sâu thẳm trái tim mình – như một nén hương lòng dâng lên Ba trong những phút giây … buồn, nhớ!
Như câu ví từ nghìn xưa, Ba tôi giống "cây trụ” vững chải chống đỡ cho mái ấm gia đình vượt qua bao cơn sóng gió… và trở về tháng ngày bình yên viên mãn.
Nghe kể lại: Ông Ngoại không có con trai, nên Ngoại xin Nội cho ba tôi về ở rể quê vợ; nhưng không vì thế mà Ba cam phận " Chó nằm gầm chạn”. Trong ba người con rể của Ngoại, Ba tôi là rể út, được ông Ngoại tin tưởng và yêu thương như con đẻ, bởi tính Ba ngay thẳng và tháo vác. Chuyện trong ngoài "tay hòm chìa khóa” Ngoại giao tất cho Ba nắm giữ.
Tuy ở rể xa quê, chẳng vì thế mà Ba xao nhản nhiệm vụ người trai trưởng đối với gia đình bên Nội trong những dịp lễ tết hay giỗ chạp; nhất là những lúc ông Nội đau ốm … luôn có Ba cận kề.
Thế mà khi ông Ngoại vừa nhắm mắt, lo lễ tang xong, Ba họp các Dì Dượng, rồi trao chìa khóa và bàn giao lại tất cả giấy tờ tài sản. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Ba điềm tĩnh giải thích rằng sỡ dĩ xưa nay Ba làm như vậy là để đẹp lòng ông Ngoại và vui lòng Má tôi.
Ba dẫn má và anh trai rời ngôi nhà ông Ngoại với chiếc xe và đôi bò tự tạo. Thấy thế, bên Nội lại gọi Ba về chia đất và và giao phần hương hỏa cho con trai trưởng, nhưng Ba không nhận vì cho rằng mình bấy lâu đã đi làm rể xứ xa.
Thương má, Ba vẫn nhận Hòa Đồng làm quê hương thứ hai, mặc dù Bình Phục Nhứt là nơi Ba sinh trưởng. Từ đó với chiếc xe bò, Ba má cật lực làm lụng, lần lượt tôi và em trai ra đời. Dù không giàu có bằng người, nhưng ba anh em tôi vẫn sống trong ngôi nhà khang trang ấm áp tiếng cười. Má tôi vốn ốm yếu, mọi công việc gia đình đều đỗ lên đôi vai của Ba. Má tôi luôn kính nể Ba, chuyện nhỏ lớn nhỏ trong nhà … Ba dành phần đỡ đần gánh vác, vậy mà chưa bao giờ Ba to tiếng với Má!
Hình như sự hy sinh của Ba chưa thấu nổi lòng trời – vào một đêm mưa gió tháng mười, Má tôi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay bất lực và đôi mắt thẩn thờ hoang dại của Ba. Suốt đời, không bao giờ tôi quên được ánh mắt lạc thần và tuyệt vọng của Ba tôi giây phút ấy.
Ba tôi suy sụp hẳn một thời gian, nhiều khi đang đêm, chợt giật mình thức giấc, tôi thấy Ba vẫn ngồi một mình ũ rũ, đôi mắt hoang hoãi không rời di ảnh của Má. Tôi biết trong lòng Ba đang đầy giông bão, Ba tôi gầy đi trông thấy.
Buổi chiều, sau một ngày lao động vất vã trở về - Ba ra vườn tình cờ nhìn em trai tôi (Phan Minh Hùng) ngủ ngon bên thềm mộ má, bên cạnh còn lưng tô cơm…. Ba tôi ôm em vào lòng khóc nức nở! Cả đời tôi ghi khắc mãi những giọt nước mắt của Ba, những giọt nước mắt của người đàn ông – nó xa xót vô cùng! Những giọt nước mắt đã nhuộm đắng tuổi thơ tôi trong nhiều năm.
Từ đó, trách nhiệm người cha … tạo nên nghị lực phi thường trong Ba tôi. Ba quên hẳn niềm riêng, chỉ dốc tâm làm lụng không quản nhọc nhn để lo cho các con khôn lớn từng ngày. 
Với tuổi năm mươi, khỏe mạnh và cường tráng – Ba tôi cũng có nhiều góa phụ muốn được "nâng khăn sửa túi”, nhưng Má tôi ra đi đã để lại trong Ba một khoảng trống về tình cảm quá lớn … không gì bù đắp nỗi. Đôi ba lần, Ba tôi cũng khảng khái trả lời với Cô, Bác tôi "không muốn cho ba đứa con phải chịu cảnh Mẹ ghẻ con chồng” … khi các Cô Bác có ý làm mai mối.
Từ hai bàn tay trắng chắt chiu, Ba đã nuôi các con "cơm no áo lành” và ăn học đến nơi đến chốn. Ba nằm xuống, đã để cho ba anh em chúng tôi – tuy không giàu có - nhưng ruộng nương, đất đai và tài sản … chúng tôi không phải hổ thẹn với bất cứ một người Cha nào trên thế gian này.
Trong giòng họ thường bảo – Tôilà con gái, yêu thơ văn và đôi chút lãng mạn, là "gien” di truyền của bà Ngoại và Má! (Bà Ngoại ru tôi bằng những câu hò điệu lí, thường kể tôi nghe những tích xưa chuyện cũ. Má tôi thuộc Ca dao và Kiều … hơn cả chính tôi). Còn cái tính ngang bướng, nhất là trước những khó khăn … quyết san bằng, chứ không chịu nhụt chí – đó là thừa hưởng từ tính cách của Ba tôi?!

Dù là một nông dân chân đất, không học hàm học vị … nhưng Ba là biểu tượng rất sáng đẹp trong tâm hồn ba anh em chúng tôi. Kế thừa những gì đã có, chúng tôi luôn cố gìn giữ để cho hai cháu Hiếu Hiển và những thế hệ sau này. Mỗi khi nhìn lại, chúng sẽ tự hào về người Ông, cũng như ba anh em tôi luôn tự hào về Ba tôi vậy!

PHAN NGỌC HẢI
Đêm quê nhà – nhớ Ba!
23:00 – 23/12/2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2014 15:43:37 bởi Trăng Gò Công >
#1
    Trăng Gò Công 12.07.2014 13:57:07 (permalink)
     

    (Ảnh MH lấy trên Mạng).
    VÀNG ĐÃ ĐI XA!
    ---   ooo   ---
     
    Cùng những người bạn đi ăn cưới ở Cần Giuộc (Long An). Xế trưa thay vì trở lại Sài Gòn, tôi qua một chuyến phà, về Gò Công thăm nhà.
    Hai vợ chồng đứa em còn đi làm. Vừa mở cổng, con Vàng thấy bóng tôi, nó nhào ra vẫy đuôi mừng rối rít, miệng gào ư ử. Tôi phải dựng xe, bế nó và vuốt đầu, nựng nịu vài cái, tiếng ư ử mới thôi.
    Vàng – con chó Phú Quốc lai, là món quà của người bạn mừng sinh nhật tôi năm ngoái. Trước khi về với tôi, Vàng có cái tên rất “tây”: Dolla!
    Chú Cún có chiếc mõm to, hai mắt lồng trong hai đóm trắng nên trông gương mặt rất sáng sủa, thông minh. Bốn chân Cún thon, đuôi dài và thẳng. Đặc biệt, tôi mê bộ lông vàng suộm; nhất là cái xoáy – chạy thẳng một đường trên sống lưng từ vai đến xương khu. Lông chúng xoáy lại cứng và dài hơn bình thường.
    ….Sau vài đêm suy nghĩ, tôi quyết định đổi từ “Dolla” sang cái tên rất Việt Nam: VÀNG!
    Tết năm rồi, ba cô cháu về quê, nhà khóa cửa nên phải mang Vàng theo. Không ngờ đứa em trai thấy Vàng, nó mê tít. Xin không được (vì là vật kĩ niệm), nó bèn “mượn” để gây giống.
    Đã thành lệ – tối nào cũng vậy – nếu tôi không điện về thì đứa em cũng điện lên. Chẳng gì nhiều, chỉ vài câu – hỏi thăm sức khỏe ba cô cháu và thông báo chuyện nhà… Từ khi có Vàng thì câu sau cùng, đứa em luôn là “chị ơi! Vàng lớn rồi”. “chị ơi! Vàng biếng ăn, mới mang đi tiêm…”, “chị ơi! Vàng lên giống”, “chị ơi! Vàng mới sinh”…
    Vừa rồi về nghỉ lễ, tôi rất vui – Vàng sinh mới được tuần. Con của Vàng chưa mở mắt. Bốn Cún con có màu lông giống mẹ như in, trông mũm mĩm, dễ cưng lắm. Gồm ba trai một gái, theo thứ tự lớn bé, tôi đặt tên: Vàng cả, Vàng anh, Vàng chị và Vàng Út.
    Lần này tôi về, bốn Cún con đã mở mắt, chúng rời ổ dò dẫm từng bước ra xung quanh, tập sủa: nhe, nhe….
    Nhìn Vàng nằm cho bốn Cún con bú, đôi mắt lim dim, liếm láp từng đứa … một cách trìu mến, ra chiều thỏa mãn lắm. Tôi nghĩ đến những người mẹ được chăm sóc những khúc ruột của mình và ngược lại – quả là niềm hạnh phúc vô biên.
    *
    * *
    Mấy hôm rồi có cơn bão rớt đâu đó! Ban đêm trời mưa rả rích.
    Chiều nay, “mặt trời đi ngủ sớm”, hơi lạnh tràn về se se. Cả nhà vừa cơm nước xong, bốn Cún con khóc nhe nhe đòi mẹ, mà Vàng thì đâu chẳng thấy!
    Mai – em dâu tôi, càm ràm:
    – Tới bữa rồi, Vàng đâu không vô ăn, bỏ con nheo nhóc!
    Cứ Vàng ơi, Vàng hỡi! Không thấy Vàng đâu, em dâu tôi vội đi tìm. Mai thoáng bước ra một chốc, tôi nghe tiếng em la thất thanh:
    – Vàng bị thuốc rồi chị ơi!
    Tôi không tin vào tai mình.
    Nhà tôi lúc trước không bao giờ nuôi dưới năm con chó. Chuồng bò, chuồng gà, vịt đẻ, ao cá…đều xa nhà, cứ bị trộm liên miên. Em tôi nuôi chó để có tiếng sủa ban đêm… Nhưng nuôi mến tay mến chân, lớn lên thì bị mất. Mất đủ kiểu: bị bắt, bị vòng, bị thuốc…hết đợt này đến đợt khác. Quê tôi nạn trộm chó trở thành nỗi ám ảnh cho từng gia đình. Quán thịt chó ngày cứ mọc lên như nấm sau mưa! Em tôi quyết không nuôi chó nữa “thà kéo điện thắp sáng suốt đêm, chứ nuôi chó kiểu này mang tội chết”.
    Từ ngày có Vàng, cổng ra vào nhà tôi luôn giắt chốt kĩ, nếu đi vắng cả thì sẽ khóa cổng, vậy Vàng ra ngõ nào mà bị thuốc?!
    Nhưng kìa – trên vệ cỏ sát chân tường rào, Vàng của tôi đang quằn quại, mắt mở trừng, nước bọt sùi quanh mép. Em tôi cố đổ thuốc giải độc nhưng không còn kịp nữa. Vàng thở dốc, rồi ra đi!
    Sợ người ta móc xác (chuyện này xảy ra thường xuyên), em tôi mang Vàng vào để tưới dầu hỏa lên thân, trước khi đem chôn.
    Vừa đặt xác vàng xuống, bốn Cún con nghe hơi mẹ, chúng mò mẫm tới, nhủi vào lòng mẹ tìm bầu sữa nóng, trong khi Vàng nằm bất động. Tôi quay mặt bước đi, giấu giọt nước mắt trước cảnh đau lòng.
    Đêm. Tôi khuấy bình sữa, đút cho từng Cún.
    Đói lòng, Cún vẫn nuốt, nhưng tôi hiểu: bình sữa dù có ngon thơm cỡ nào, cũng không bằng dòng sữa ngọt lành mang hơi hướm mẹ. Dù tôi có lót ổ ấm cỡ nào cũng không bằng hơi ấm từ mẹ ấp iu con.
    Tôi, ngày xưa xa vòng tay mẹ rất sớm. tôi chưa ý thức được nỗi bất hạnh giữa biển đời chông chênh sau này, mà chỉ biết buồn những lúc gió Đông sang.
    Tôi cố nhắm mắt tìm giấc ngủ, nhưng hình ảnh bốn Cún con nhủi vào lòng mẹ tìm bầu sữa nóng, chúng đâu biết rằng chính từ giây phút đó, mình đã mất đi một tình cảm thương yêu nhất!
    Tôi không sao chợp mắt được: VÀNG ĐÃ ĐI XA!!!

    PHAN NGỌC HẢI
    art2all.net
     
     
     
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.07.2014 14:05:35 bởi Trăng Gò Công >
    #2
      Trăng Gò Công 14.07.2014 19:11:04 (permalink)

       
      NGẬM NGÙI
      ---   OOO   ---
      http://vi.scribd.com/doc/217599408/Ng%E1%BA%ADm-Ngui-Ba-toi-Phan-Ng%E1%BB%8Dc-H%E1%BA%A3i
       
      Chị không có cái đẹp "sắc nước hương trời”, chị chỉ sở hữu nét duyên dáng ít người con gái nông thôn thuở đó có được: cao ráo, mặn mòi, nhất là trên khuôn mặt trái soan nâu dòn ấy, đôi mắt to đen …lúc nào cũng ngụt ngùi sương khói như chở hồn thiên hạ.
      Chiều tan trường, nhìn dáng chị đạp xe, giấu nụ cười tinh khôi sau vành nón lá, lắm anh cùng trường mê mệt.
      Đất nước thống nhất, phong trào Thanh Niên cháy lên bừng bừng như ngọn lửa giữa nắng tháng tư, chị tham gia đoàn thể Thanh niên và được bầu làm Cán sự ấp. Một anh du kích xã nhờ Xã đoàn "đánh tiếng” xin cưới chị. Hai người chưa có khoảng thời gian ngắn để tìm hiểu nhau, nhưng chị phải cúi đầu vâng lời mẹ – vì những người từ "cứ” bước ra, (không biết có được công cán gì chưa, miễn thấy mũ tai bèo và khăn rằn quấn cổ) luôn là thần tượng được gia đình của các thành phần bị mệnh danh "Tiểu tư sản học sinh” ngưỡng mộ.
      Đám cưới "đời mới” hay còn gọi là lễ "tuyên hôn” được diễn ra, khi trái tim con gái của chị hãy còn khắc đậm bóng hình anh Sĩ quan trong Chi khu đang học tập cải tạo xa.
      Chị lấy chồng năm tròn mười bảy tuổi.

      Qua rồi tháng tư bỏng rát, đến tháng bảy mưa sùi sụt – khi ngọn lửa phong trào lắng dần! Chị rời đoàn Thanh niên, bắt đầu lo vun đắp cho gia đình bé mọn của mình. Gia tài chỉ là vài công đất mẹ chị chia, trên đó cất cái chòi tranh nhỏ xíu. Anh du kích ngày nào hào hoa lồng lộng trong mắt bao nữ Thanh niên của xã, nay trở thành kẻ nát rượu, sáng xỉn chiều say.
      Chưa lo được gì cho "túp lều lí tưởng” thì đứa con trai lớn chào đời. Rồi tiếp tục đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư… cứ đứa này cách đứa kia vài năm, lần lượt ra đời và lớn lên trong thiếu thốn. Một con bươi cho nhiều con mổ, đã vắt kiệt sức chị đến không ngờ! Cô gái duyên dáng năm xưa làm đắm say biết bao trái tim trai trẻ, sau mười năm gặp lại – người phụ nữ tuy tuổi chưa già, nhưng thân hình đã quắt queo tiều tụy.
      Cái "bỏ vào miệng” lo còn chưa đủ thì làm sao nói đến chuyện học hành? Những đứa con lớn lên trong nỗi thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu cả cái chữ… Chúng theo cha làm phụ hồ bữa có bữa không – làm một đồng, nướng vào cuộc nhậu đồng mốt…
      Những đứa con trai cũng tập tành làm "đệ tử Lưu Linh”.
      Sự túng quẩn thường là nguyên nhân gây cãi vã của hai vợ chồng. Một lần quá bức bách, sau một bữa rượu, người chồng uống gần nửa chai thuốc trừ sâu. Dù được những Y, Bác sĩ cố cứu chữa, giành giật từng phút giây với tử thần – tuy qua cơn nguy kịch,nhưng tinh thần và thể xác anh tồn đọng những di chứng trong thời gian dài… Thế là, đôi vai chị lại oằn thêm gánh nặng ưu tư.

      Như trăng đến rằm thì tròn - những đứa con tuy ít học hành, nhưng cũng đến tuổi thành gia thất. Đó là nỗi ám ảnh của những bậc làm cha mẹ, lỡ gắn đời mình với kiếp NGHÈO!
      Có lẽ đến lúc này tình thương vợ con sống lại trong anh, hay những lời chê trách của hàng xóm, làm anh thức tỉnh?! anh dần bớt rượu và thường ngồi tư lự bên chiếc bàn gỗ rách, thầm hối tiếc … thời đã qua! Cám cảnh, một người quen giới thiệu anh lên Sài gòn làm bảo vệ cho một Công ty nhỏ chuyên mua bán đồ Điện máy.
      Trừ chi phí ăn ở, chiều hai chín Tết anh về đưa vợ một triệu rưỡi – tháng lương đầu tiên của mình. Hạnh phúc le lói trong căn nhà bé nhỏ, đôi mắt chị ánh lên niềm vui – chị không nghĩ đến chuyện lo chữa căn bệnh đang mang trong người, mà đau đáu nghĩ đến tấm vợ tấm chồng cho con cái. Láng giềng thầm mừng cho gia đình anh chị!

      Chiều mồng hai Tết, chị lo bữa cơm cúng sớm, để cả nhà sum vầy rồi chị tiễn anh trở lại Thành phố tiếp tục công việc.
      Tối, từ nhà người chị cả ra về trên tay chị còn cầm hai đòn bánh tét để sáng cúng mồng ba – vừa băng qua đường thì chiếc xe máy do một thanh niên nhậu xỉn chạy với tốc độ cao, tông vào chị. Chị chết ngay trên đường đi cấp cứu.
      Tôi cắn chặt môi, kìm dòng nước mắt: phút giây tẩn liệm, quần áo cũ mới của chị chưa được ba bộ! người ta phải quấn thêm nhiều đòn "con cúi” bằng rơm để chèn cho chặt hòm; nhưng trong chiếc túi áo bà ba bê bết máu - chị đang mặc - qua lớp khăn mỏng là một triệu rưỡi đồng gồm ba tờ năm trăm ngàn còn nguyên y nếp gấp, thẳng băng!

      ***
      Thằng Út Tửng sang nhà tôi mời - chiều nay Ba nó làm lễ cúng giáp năm cho mẹ.
      Tôi giật mình. Thấm thoát, chị ra đi đến nay đã tròn 12 tháng. Tôi nhìn bàn lên thờ em trai tôi, tấm ảnh mới toanh sau làn khói hương mỏng mảnh, chợt thở dài:
      – Cũng mới hôm nào thôi… bây giờ đã sáu mươi ngày rồi hở Hùng?!!!

      PHAN NGỌC HẢI
      Quê nhà, một buổi chiều!
       
       
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2014 15:47:44 bởi Trăng Gò Công >
      #3
        Trăng Gò Công 15.07.2014 13:37:28 (permalink)

         
        CÒN ĐÂU… HƯƠNG V QUÊ NHÀ.
        — ooo —
        http://phanngochai.vanthoviet.com/news/n/1775/9515/con-dau-huong-vi-que-nha.html?l=vn
         
        Sau hai năm t ngày Dượng (chng Cô tôi) mt, tôi mi có dp tr li đây. Ngôi nhà này bây gi do Phú – đa cháu ni đích tôn ca cô dượng đ lo phn th t, hương khói. Vn ngôi nhà ch Đinh cũ kĩ, màu ngói rêu phong, tường vôi nhòa nht… nép mình trong khu vườn quanh năm đy hoa trái.
        Tuy vai cháu, nhưng tôi và Phú sàn sàn tui nhau. Dù Phú có con vào Đi Hc và đã được “ngi sui”, nhưng Phú vn không khác ngày xưa my. Trong mt tôi, Phú vn là thng “Cu đen” tui nh rt nghch, vy mà không hiu sao “nó” li hết mc yêu mến bà cô h, tính khí tht thường “d d ương ương” này?
        Nhng năm tháng la máu trên chiến trường đt bn, cuc sng vô cùng gian kh, s sng và cái chết lin k trong đường tơ k tóc… Vy mà ngày Phú v – quà cho cô h – lnh knh nhng giò Phong Lan đ màu, t các cánh rng min Tây Kam–pu-Chia, nơi Phú cùng đng đi sng và chiến đu.
        Tôi ghé thăm bt ng, hai v chng Phú vui mng lm! Phú gic v:
        – Thôi, chy ch mua ít bún vi rau ngò gì đó, tui nhà làm con gà mái tơ, nu cháo xé phay, đãi cô ba.
        Hình như cm thy mình b bã, nên quay sang tôi, Phú nói như thanh minh:
        – Cô li chơi, mai hn v! đãi đng là cái c, ch TP… cô thiếu gì món ăn.
        Tôi nói vi Phú và Đp (v Phú) rng chuyn ăn ung không thành vn đ, đng bày v, ch yếu là vui thôi. Và tôi ha “Cô chơi, đến chiu s v Gò Công tây”.
        Trong lúc Đp đi “thc” da siêm, Phú đ ngh:
        – Cháu nh ri, hi đó cô rt mê cá lóc nướng trui. Bây gi nhà, cháu đi mt vòng, v là có ngay.
        Phi thm phc Phú “nh” rt gii. Nh đúng món “khoái khu” ca tôi!

        …. Tôi ung hết li nước da, no căng bng. Nước da siêm tươi rt ngt!
        Vào giá sách ca dượng, rút ly quyn ĐƯỜNG RNG ca nhà văn min Nam – Mai Văn To – kí tng dượng thu sinh thi và tôi mang chiếc võng ra giăng dưới gc vú sa ngoài vườn (nơi ngày xưa tôi vn thường giăng).
        Gia vườn xưa nghe xao xác tiếng gà trưa, tiếng gió rượt đui nhau xào xc trên tng ngn lá, tiếng cm nhp ca con chim cu nhà ai gáy đưa sang…Mt không gian yên vùng quê mà c thi thơ bé tôi luôn thm đm… đ ri hơn mười năm qua, nơi đô thành bi khói, lúc nào tôi cũng khát khao, hoài nh.
        Tôi nhm nghin mt đ nhng hình nh, dư âm xưa ln lượt tr v tái hin trong trí tôi… Dòng kí c như nhng khúc phim quay chm được ráp ni, bt cht b đt quãng … bi tiếng chao chác ca lũ s . Tôi m mt, kiếm tìm. Thì ra, gn đó – gia tán lá xum xuê là mt chùm i nn nà như thiếu ph hi xuân. Lũ s đang chí chóe tranh nhau mt trái chín bói.
        Nhìn trái i vàng hượm, khoe lòng đ ươm và hương thơm thoang thong… “cm lòng không đu”, mt hành đng tui thơ sng dy – tôi buông quyn sách trên võng, nht đnh hái bng được trái i này. Tôi mi leo lên đến nhánh th hai, thình lình tiếng Phú làm tôi git mình:
        – Cô ơi vô ăn, cá còn nóng. Mt lát cháu bo v cháu ra cây i “xá l” đu mương, trái ln như cái chén, rut giòn ngon lm. Hái mt m, cô đem v làm quà luôn.
        – Cô không thích i, nhưng khoái trái chín bói “chim ăn”, nó rt ngt.
        Tht ra, tôi khoái tìm li cm giác tui thơ, đi rong khp vườn, ch tìm đc mi thi chim ăn – đem vô ra sch, đ vào chiếc r tre con con, nhăm nhi tng chút mt. Không gì thú v hơn.
        Tôi bước xung đt, quay sang hi Phú:
        – Tri đt! đi câu, đi bt đâu mà nhanh d vy? Có thy nướng nôi gì, mà đã có cái ăn ri?
        – Cô khi lo. đây, coi mit đng vy ch cái gì Thành ph có là đây có.

        Trên chiếc mâm nhôm sáng lóa đt gia bàn tròn, trong cái đĩa thy tinh to – chm ch con cá lóc c kí, nướng vàng ươm, trét m hành. Xung quanh là đĩa tht ba ri xt mng, bún, bánh tráng, các loi rau sng, ri chui chát ht, chanh khế…, nht là chén mm ti t… dy mùi, quyến rũ khu giác ca tôi, nhưng….
        V chng Phú rt nhit tình chăm chút miếng ăn cho tôi. Tôi mi nói tht lòng mình rng – nghe cá lóc nướng trui, tôi mê lm! Tưởng là Phú đi tìm cá v (như ngày xưa chúng tôi be b tát vũng, hoc đi câu hay làm hm… ch cá nhy vô) là chúng tôi s x cá vào nhng nhánh i tươi, cm xung đt, vung rơm khô hay lá cây khô xung quanh, ri nhen la đt. Rơm hay lá cháy hết cũng va cá chín. Chúng tôi ci tro, nhng con cá cháy đen, thơm nc mũi. Chúng tôi va g cá ra khi nhng nhánh i, va thi và dùng chiếc que cng co bung lp vy cháy…. By gi nhìn nhng con cá nướng sc mùi thơm và nghi ngút khói, được đt trên mnh lá chui tươi, là chân răng mi người đã ngp nước; ri nào là mui t, lá me non – ch thế thôi, chúng tôi ăn vi cơm ngui hoc ăn không.
        Tuy nhng ba ăn đơn gin vy, nhưng nó đã theo tôi sut c kiếp làm người.
        Nh mt ln khong cui năm 2003, cũng tiết tri se se lnh thế này – Tôi đã qua ca đi phu. Theo chu kì thì 21 ngày phi vào mt toa Hóa cht, đến toa th tư do thiếu máu, bác sĩ phi ngưng. Trên đường t Bnh vin v nhà, bt cht tôi mun ăn món “Cá lóc nướng trui” vô cùng. Ni “thèm thung” đến đ, nghĩ nếu không được ăn ngay thì s lăn ra chết tc khc. (Do đó do Hóa tr, người mt lã nên vic ăn ung ca tôi rt khó khăn, c nhà lo lng lm. Ai cũng mong tôi ăn được món gì, là “phc v” ngay – Vì bnh mà!).
        Anh bạ
        n lin ch đưa tôi sang Thanh Đa. Ngi vào bàn, mười lăm phút sau – trước mt chúng tôi là chiếc mâm, cũng bày bin y như mâm cá nướng nhà Phú hôm nay. Tôi cht “rùng mình”. Mt cm giác n lnh chy dc sng lưng. Anh bn t mn qun cho tôi mt cun và st chén mm, ri anh tiếp tc qun na… Anh nghĩ, vi sc khao khát ca tôi lúc ny, chng my chc thì mi th s bay veo. Ngược li, tôi ch c nut mt cun duy nht và cui cùng… đ t đó đến nay, ngoài mười năm … chưa bao gi tôi dám nhc li món “cá lóc nướng thành ph” na.


        Nghe tôi k, v chng Phú cười sc sa.
        Thì ra Phú cũng ra quán nướng th trn Ch Go bê v mt mâm, cùng công thc. Phú bo rng: Nông thôn bây gi còn đâu na chuyn cá tôm như ngày trước. Thuc hóa hc và vòng quay cây lúa vi hoa màu, khiến con cá con tôm đã b đng mà v sông. Ri “cung không đ cu” nên con cá con tôm chưa kp ln, đã phi phc v con người. Con người đã vây bt cá tôm bng nhiu cách tinh vi, bt c khi chúng còn trong trng nước… thì ly gì phc v kp?
        Tr li vùng đng quê, nơi ngày xưa mi mùa nước ln, con cá con tôm t đây được ch đi bán các ch; Gi mun ăn món cá ngày cũ, cũng phi “vay mượn” ch khác. Phú nói – con cá lóc nm trong đĩa hin ti, tuy nướng ti quê nhà, nhưng tht ra nó được nuôi mit Tháp Mười, đng mình làm gì còn. Mun còn thì cũng đi sa mưa giông hoc mùa tát đìa! Cô nhìn đi, cá nuôi vi cá đng khác nhau lm.
        Tôi mĩm cười, nhc li câu nói cũ: – T đó đến nay, hơn mười năm … chưa bao gi tôi dám nhc li món “cá lóc nướng thành ph” mt ln na.
        Ba ăn ri cũng kết thúc. Chúng tôi tráng ming bng nhng miếng Thanh Long ngt mát, tươi roi rói mi hái ngoài vườn. Tôi cht nghĩ: Ri mt ngày nào đó – tr v khu vườn cũ này, mun ăn miếng trái cây xut phát t nơi đây…., li phi c nut nhng loi trái t x khác không? Trong cuc sng này, cái gì cũng CÓ TH c.
        Thế thì “CÒN ĐÂU… HƯƠNG V QUÊ NHÀ
         

        PHAN NGC HI
         

         
         
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.07.2014 13:50:30 bởi Trăng Gò Công >
        #4
          Trăng Gò Công 17.07.2014 22:03:07 (permalink)

           
          HÃY TỰ TIN, CON CHIM BÉ NHỎ CỦA TÔI !
          --- ooo ---
          (Viết cho KHÁNH NGỌC – cô học trò yêu quí!)
          http://phanngochai.vanthoviet.com/news/n/1775/9562/hay-tu-tin-con-chim-be-nho-cua-co.html?l=vn

          Đôi mắt em trong veo.
          Bốn năm trước, khi em vừa rời mái trường Tiểu học, chập chững bước vào ngưỡng cửa cấp II, lần đầu tiên tình cờ thoáng gặp đôi mắt ấy, là lúc nép vào trú mưa – em vô tình ngã dụi vào người tôi! Nhìn vào đôi mắt em, tôi nghĩ: thế gian không có chút lụy phiền! Đôi mắt sao mà trong trẻo, vô ưu đến vậy?!

          Năm nay em là học sinh cuối cấp, học thêm môn Toán của tôi!
          Gặp lại em, tôi rất vui như được gặp người thân xa vắng lâu ngày. Có lẽ, đôi mắt em đã để lại trong tôi ấn tượng khá mạnh?! Vẫn đôi mắt sáng, trong ngần – nhưng thỉnh thoảng, tôi bắt gặp từ nơi đó, một nỗi buồn xa vắng…!
          Rồi một ngày, tôi chủ động làm quen với em. Để em khỏi ngỡ ngàng, chiều hôm đó - sau buổi học - tôi gọi em ở lại chờ tôi. Đợi bạn bè em ra về hết, tôi bảo em gọi điện về xin phép gia đình và tôi mời em ăn bữa tối. Em từ chối lời đề nghi của tôi, vì muốn ăn cơm với bà, để bà vui. Thế là hai cô trò đi uống nước.
          Tôi được biết – em có hoàn cảnh khá giống tôi. Tuổi hoa niên sớm xa vòng tay mẹ! Mẹ em qua đời sau một cơn bạo bệnh. Em hiện sống với bà. Ba em là kĩ sư công trình, thường xuyên đi các tỉnh…….

          Mấy năm liền em là học sinh ngoan, khá giỏi các môn. Đặc biệt môn Toán, em luôn được xếp loại Giỏi.
          Một lần em đưa tôi xem quyển nhật kí và một tập thơ – những bài thơ được ghi nắn nót trong quyển sổ bọc da màu nâu rất trang trọng. 
          Cả hai quyển, là những trang viết ngắn, những bài thơ… em viết cho gia đình. Trong đó luôn hiện diện: bóng người bà với tấm lòng bao dung, người cha cực khổ và hình bóng người mẹ bất diệt trong tim em. Em lo lắng cho cuộc đời chênh chao của mình, với hành trình phía trước. 
          Gần trọn đêm tôi đọc và thao thức suy nghĩ. Tôi thật sự kinh ngạc về đứa học trò! Em nhỏ nhoi như chiếc lá, đôi mắt trong veo chưa phảng phất bụi trần…, mà em canh cánh bên lòng một nỗi đời quá lớn!
          Ngoài tình "sư- đệ”, trong tôi luôn dành cho em một tình cảm đặc biệt, đó là sự lắng nghe và chia sẻ.

          Em vắng mặt liên tục ba buổi Toán. Tôi rất ngạc nhiên, bởi em luôn tỏ ra hứng thú trong giờ học của tôi! Một bạn bảo : 
          - Dạ thưa cô, bạn TTKN, ốm hơn tuần rồi ạ!....

          Vừa mở cánh cổng, thoáng thấy tôi, bà của em không cầm được tiếng nấc:
          - Cháu nó bị ung thư ruột cô à! Từ khi biết tin dữ, cháu ở rịt trong phòng, không ăn uống, từ chối gặp bạn bè… Tôi gọi điện, ba cháu sắp xếp ngày mai sẽ về.

          Thì ra, hai lần tôi gọi điện, em không bắt máy.
          Dắt xe vào sân, mà lòng tôi buồn khôn tả! Định mệnh không vui, sao vẫn luôn đeo bám cô học trò nhỏ của tôi?!
          Nghe tôi đến, em bước ra. 
          Ơi, giếng mắt trong veo đâu rồi, bây giờ chỉ là đôi mắt vô hồn hoang dại đến vậy?! Dáng đi thiểu não, em ngã khuỵu vào lòng tôi, khóc rấm rứt.

          Tôi lau nước mắt cho em và kể - Hơn mười năm trước, tôi cũng từng hoang hoãi trong một chiều, khi nghe Bác sĩ kết luận: Khối u trong ngực tôi là ác tính. 
          Ba hôm sau, tôi mua gom góp chỗ một ít, đủ 80 viên thuốc ngủ. Tôi chuẩn bị làm một cuộc ra đi vĩnh viễn, để không hệ lụy người thân, nhất là tôi sẽ không chịu nỗi cơn đau thể xác cũng như tinh thần… Nhưng rồi, chính nhờ những bàn tay ấm nóng của bạn bè và người thân đã kéo tôi ra khỏi cái ý nghĩ điên rồ, để chấp hành nghiêm túc "lộ trình” điều trị của Bác sĩ: Phẫu thuật, Hóa trị và xạ trị…
          Không ngờ những gì tôi kể, đã nhen được trong em ngọn lửa niềm tin.

          Tối qua, tôi động viên và dặn dò em rất nhiều, bằng kinh nghiệm của người đi trước..
          Cả đêm rồi tôi không sao chợp mắt được, tôi mong trời nhanh sáng để vào với em, vì 8giờ30 em phải lên bàn mỗ!
          Sáng nay tôi nghỉ dạy. 
          Trước khi em vào phòng cách li, tôi bóp nhẹ bàn tay em - tuy không nói - nhưng tôi tin là em đã hiểu, hiểu rất nhiều từ nơi tôi. Thấy đôi mắt trong veo như mĩm cười của em, em đưa tay vẫy chào bà, chào ba và chào cả tôi – tôi tạm yên lòng.

          Cũng vào giờ này, hơn mười năm trước (04-2003), với những bàn tay ấm nóng, đầy yêu thương của bạn bè và người thân, đã tạo cho tôi niềm Tự Tin để bước vào cuộc "chiến đấu” với căn bệnh hiểm nghèo. Cuối cùng tôi đã chiến thắng! 
          Từ đó, tôi nghiệm ra một điều: Tình yêu thương và sự lạc quan của chính bản thân mình, sẽ chiến thắng mọi bệnh tật, dù có " hiểm nghèo”. (Bởi 8 ca mỗ trong buổi sáng đó, chưa đầy 2 năm sau,… đã có 6 người ra đi).
          Bây giờ, tôi tin em cũng thế! Mọi người xung quanh luôn truyền hơi ấm cho em. Mấy tiếng đồng hồ nữa thôi, tôi tin ca phẫu thuật sẽ thành công tốt đẹp!
          HÃY TỰ TIN, CON CHIM BÉ NHỎ CỦA TÔI !

          PHAN NGỌC HẢI
           
           
           
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.07.2014 22:12:24 bởi Trăng Gò Công >
          #5
            Ct.Ly 28.05.2015 18:55:59 (permalink)
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9