6 bài tập giúp chữa trị thoái hóa cột sống
Để chữa bệnh đau lưng do bệnh thoái hóa cột sống gây ra, tập luyện là một phương pháp rất hiểu hiệu, việc tập luyện thường xuyên không những làm cho xương chắc khỏe mà còn làm cho cột sống dẻo dai chống lại các bệnh xương khớp. Sau đây là các bài tập
dieu tri benh thoai hoa khop nhằm cải thiện tình trạng đau lưng, cột sống.
Việc điều trị bệnh thoái hóa khớp, việc sử dụng
thuoc chua thoai hoa khop là cần thiết, nhưng các loại thuốc này chủ yếu là thuốc giảm đau kháng viêm, vì vậy không nên sử dụng nhiều, sẽ rất có hại cho dạ dày, các bài tập đơn giản những lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh, vì vậy cần có sự kiên trì và chăm chỉ tập luyện mới mong bệnh được cải thiện.
Bài tập 1 : Vặn thắt lưng
Đứng thẳng, hai tay buông xuôi theo thân người. Hai chân thẳng về đằng trước.
Từ từ xoay qua bên phải, hai tay “quăng” theo (không gồng bắp thịt, mà thả lỏng cho tay “quăng” đi) cho đến hết cỡ, không thể xoay được nữa thì ngưng lại 3 giây rồi “quăng” tay trở lại bên trái.
Khi bắt đầu xoay, thì hít vào chầm chậm qua mũi, khi ngưng lại thì nén hơi, đếm 1,2,3. Nhớ là làm thật chậm, càng chậm càng tốt, để cho hít Oxy vào thật nhiều. Làm 10 lần mỗi bên. Hít sâu, nén hơi, rồi thở dài như thế tức là tập Khí Công (Khí = hơi thở, Công = tập luyện).
Tất cả động tác hít thở đều làm qua mũi, không há mồm.
Bài tập 2 : Xoay “hu-la-húp”
Hai tay chống hông. Lắc thắt lưng theo một vòng tròn như chơi “hu-la-húp”, nghĩa là đẩy thắt lưng tới trước rồi tiếp tục lắc về phía bên trái theo vòng tròn, khi đến phía đàng sau, thì đẩy thắt lưng về phía sau, lại kéo qua bên phải rồi đẩy tới trước, cho đủ một vòng tròn.
Làm chậm rãi. Trong khi xoay như thế, thì cũng hít sâu, thở ra thật chậm. Điều khác nhau là mình tập thật chậm trong khi nhẩy hu-la-húp thực thì lại rất nhanh.
Lưu ý: Trong khi xoay vòng như thế, để ý xem là có bị đau một bên không, nếu đau bên phải thì bớt xoay về bên phải mà xoay nhiều về bên trái. Nếu thấy đau bên trái, thì xoay ngược lại phía bên kia.
Vì nếu thấy đau ở bên phải khi xoay, có nghĩa là có một đĩa sụn nào đó, lồi ra, chạm vào bên phải. Bây giờ, mình cử động nhiều về bên phải, thấy đau. Bởi vậy, mình phải bớt nghiêng về bên phải trong khi tập bên trái nhiều hơn, cho quân bằng lại.
Bài tập 3: Làm giãn xương
Đứng thẳng, chân dang ra vừa phải, hai bàn tay ngửa lên trời, để chồng lên nhau trước bụng.
Vẫn để hai bàn tay chồng lên nhau, chầm chậm đưa hai tay lên trời nhưng trong khi đưa, từ từ úp hai lòng bàn tay xuống, rồi lộn ngược lên từ từ, sao cho hai lòng bàn tay lật ngửa lên trời khi hai bàn tay ở trên đầu. Dùng hết sức đẩy hai bàn tay ngửa đó lên cao tối đa, trong khi chân dính cứng vào sàn, thì các đốt xương dính vào nhau sẽ giãn ra.
Phối hợp với hơi thở, khi bắt đầu thì hít vào thật chậm, khi đẩy tay lên cao thì thở ra.
Khi đã thở hết ra rồi, thì từ từ vòng tay ra hai bên, tay phải qua bên phải, tay trái qua bên trái, vẽ thành một cái vòng tròn rộng ở hai bên hông.
Khi tay xuống hết dưới thì từ từ thu lại cho hai bàn tay lại chồng ngửa lên nhau, rồi tiếp tục lộn hai bàn tay úp xuống, lộn ra ngoài rồi đẩy lên trên…
Làm ít nhất 10 lần buổi sáng, 10 lần buổi chiều. Vài ngày sẽ thấy hết đau lưng. Nhớ là không nhấc gót chân lên, phải dính cứng gót chân xuống mặt đất trong khi đẩy hai tay lên trời hết cỡ, như vậy xương mới giãn ra được.
Bài tập này cũng có thể áp dụng cho bệnh thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng
thuoc chua benh thoat vi dia dem, các bài tập này sẽ giúp cho đĩa đệm được thư giãn, điều hòa lại, các dịch nhầy được cân bằng hơn, việc cử động các khớp cột sống được trơn tru hơn rất nhiều.
Bài tập 4: Làm giãn xương (tiếp)
Đứng thẳng, hai bàn tay chồng vào nhau, cùng úp xuống mặt đất. Từ từ đẩy một tay xuống gần mặt đất, trong khi tay kia giơ thẳng lên đầu, cho hai tay cách xa nhau tối đa, một tay đi xuống, một tay đi lên, giống như là bắn cung vậy.
Trong khi làm như vậy, thì hít vào thật chậm. Hết cỡ rồi, thì lại đổi tay, tay đang ở trên cao từ từ đẩy xuống, tay đang ở dưới đất thì kéo lên trên.
Trong khi đổi tay, thì thở ra chầm chậm. Cũng kéo cho khoảng cách hai tay xa nhau tối đa để cho xương sống giãn ra tối đa.
Bài tập 5 : Làm cân bằng lại xương
Đứng thẳng, hai tay để trước bụng. Từ từ kéo tay trái về phía sau lưng, trong khi đẩy tay phải về phía trước, và hít vào chầm chậm.
Khi tay trước tay sau đã xa nhau hết cỡ thì lại từ từ đổi tay. Kéo tay trái về rồi đẩy ra trước, trong khi tay phải đẩy ra phía sau. Cũng làm hết cỡ và thở ra chầm chậm.g-Thiền công (Yoga) đứng:
Chỉ làm thế này với người đau vừa phải, chưa mổ. Đứng thẳng, hai tay chống hông. Từ từ đẩy bụng ra phía trước, như uốn cây cung về phía trước, đỉnh cây cung là cái bụng ưỡn về phía trước. Trong khi đẩy bụng ra thì hít vào thật chậm.
Giữ lại ở tư thế đó 30 giây, nín hơi cho khí Oxy dồn lại trong cơ thể. Từ từ thở ra, kéo bụng trở lại. Làm 5 lần.
Bài tập 6 : Bài tập Yoga nằm
Tập Yoga là một liệu pháp rất tốt để điều trị các bệnh về xương khớp như
dieu tri benh viem da khop dang thap, thoái hóa khớp, đau lưng cột sống, thoát vị đĩa đệm... Dưới đây là bài tập dành cho bệnh thoái hóa khớp cột sống.
Nằm sấp. Hai tay để trên thắt lưng. Từ từ nhấc đầu lên, hai bàn chân cũng co lên, cẳng chân nhấc lên khỏi mặt đất, như cánh cung, mà đỉnh giữa cây cung là cái bụng dính trên mặt đất. Hít vào và nín hơi trong 30 giây.
Từ từ hạ đầu và chân xuống, nghỉ 3 giây, rồi tiếp tục. Làm 5 lần. (Phụ nữ mang bầu, và các nguời phải mổ xương không làm được các thế về bụng.)
Nguồn:
thuoc chua benh viem da khop dang thap