Biểu hiện và cách xử lý khi bị dị ứng hải sản

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Biểu hiện và cách xử lý khi bị dị ứng hải sản - 22.08.2014 15:02:05
Biểu hiện và cách xử lý khi bị dị ứng hải sản

Ăn uống ngon lành, thế nhưng sau khi về nhà được một lúc thì trên người Lan bắt đầu thấy xuất hiện những nốt như muỗi chích và ngày một nổi nhiều hơn, từ tay chân, đến cổ rồi nổi toàn thân, lúc này cô biết mình đã bị dị ứng sau khi ăn hải sản, nên đã đến bệnh viện, được các bác sĩ kiểm tra, cho sử dụng thuốc chống dị ứng, qua 2-3 ngày thì thấy hết.

Hải sản là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng rất nhiều người lại bị dị ứng với loại thực phẩm này. Khi bị dị ứng trong người nóng ran, nổi mề đay, người nôn nao, khó chịu… Trường hợp nặng có thể gây tử vong. Việc biết cách xử trí sau khi bị dị ứng với hải sản là hết sức cần thiết.


Tất cả các loại hải sản, cá biển nói chung đều có thể gây dị ứng. Đặc biệt là các loài như tôm, cua, sò, mực hay gây dị ứng hơn cả. Tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng với hải sản. Dị ứng hải sản chỉ xảy ra trên một số ít người có cơ địa không tiếp nhận những loại thực phẩm này mà thôi.

1. Biểu hiện của dị ứng hải sản

Khi bị dị ứng tùy vào mức độ năng nhẹ mà mỗi người có những biểu hiện khác nhau:

Bị dị ứng nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người gây ngứa ngáy. Người nôn nao khó chịu.
Bị dị ứng nặng thì ngoài nổi mẩn đỏ ngứa, còn bị phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát cùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở…
Trường hợp nguy kịch: người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.

2. Xử trí khi bị dị ứng hải sản

Sau khi có các biểu hiện của dị ứng, cách tốt nhất là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách kích thích gây nôn.
Với những trường hợp nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá sau:

Nguyên liệu: Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g.

Cách làm: Rửa sạch gừng và rễ cây lau và lá tía tô, giã nát, vắt lấy nước. Đổ thuốc với đậu xanh vào nồi, thêm nước lã lượng vừa đủ, ninh nhừ đậu xanh cho bệnh nhân ăn.

Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuoc chua noi me day dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Có nên ăn tiếp?

Nói chung, trừ những trường hợp dị ứng do ăn phải loại hải sản có chứa nhiều histamin, tất cả những người được xác định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp xúc với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản. Vì bệnh nổi mề đay dị ứng, nhiều lúc rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn tới tử vong.

Hết sức chú ý khi ăn ở nhà hàng: nên xem kỹ thực đơn, thành phần, nguồn gốc thức ăn để tránh ăn nhầm hải sản.

Nên tránh xa khu vực chế biến hải sản vì hít phải hơi loại thức ăn này cũng có thể bị dị ứng. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác.

Hình ảnh nổi mề đay do dị ứng hải sản

Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do những loại thức ăn này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn.

Cuối cùng, một người bị dị ứng cua biển cũng nên thận trọng khi ăn các đồ ăn khác như ghẹ, mực, tôm, sò… vì có thể bị dị ứng chéo, không kém phần nguy hiểm.


Mẹo nhỏ: Mỗi ngày nên uống từ 1,5 đến 2l nước sẽ làm giảm các triệu chứng về dị ứng về hải sản. Không những thế nước còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp bạn khỏe khoắn, tươi vui mỗi ngày. Đồng thời trang bị những kiến thức về cách chữa nổi mề đay dị ứng để có thể phản ứng kịp thời khi không may ăn phải hải sản gây dị ứng.