Thuốc chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Thuốc chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa - 25.08.2014 15:11:19
Thuốc chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Với tình trạng nổi mề đay kéo dài, trong khi điều trị và sử dụng các bài thuốc dân gian mà không khỏi, chúng ta cần nghĩ ngay tới các loại thuốc tây y, tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh để chữa trị. Đối với căn bệnh này, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu để kéo dài có thể tạo ra những biến chứng không tốt như phù nề, thâm chí gây tử vong, do đó, cần có sự quan tâm ngay từ khi mới mắc bệnh. Cùng tìm hiểu qua về căn bệnh này và xem thuoc chua noi me day nào mang lại hiệu quả nhằm đối phó với bệnh nhé.
Mề đay là bệnh thường gặp và có hơn 20% dân số có thể mắc bệnh ít nhất một lần trong cuộc đời, bệnh có thể diễn tiến vài ngày đến nhiều tuần hoặc kéo dài nhiều tháng, năm. Trường hợp bệnh kéo dài trên 6 tuần được xem là mề đay mãn tính. Bệnh có thể liên quan hoặc không liên quan đến bệnh lý dị ứng và trong nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh.

Mẩn ngứa có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày. Ðặc điểm của mề đay là xuất hiện từng cơn rồi biến mất, mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh giới hạn trong vài tuần là mề đay cấp tính, bệnh trên 6 tuần gọi là bệnh nổi mề đay mãn tính.

Mề đay là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do ký sinh trùng, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Mề đay thể nhẹ với những nổi mẩn đỏ ngứa thông thường có thể điều trị tại nhà bằng nhóm thuốc chống dị ứng kháng Histamin với thời gian từ một đến vài tuần kết hợp với việc tìm ra và loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu có. Đối với thể nặng thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, sốc do phù nề đường hô hấp, cần nhập viện để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.

Ngoài việc rà soát hay làm “phép thử” đối với các yếu tố như: môi trường, thực phẩm hàng ngày, thuốc uống, hoạt động thể thao, v.v… để tìm mối liên hệ “nhân quả” thì việc sử dụng thuốc kháng histamine được xem là cách chữa nổi mề đay đầu tay, giúp giảm triệu chứng của bệnh cũng như sử dụng trong điều trị phòng ngừa.

Thuốc Chlopheniramine 4mg, là thuốc kháng histamine thế hệ một, liều lượng sử dụng cho người lớn từ 1-4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, ngoài các tác dụng phụ như: gây buồn ngủ nên cần thận trọng trên những người làm công việc vận hành, canh gác,…), đổ mồ hôi, choáng váng,… thì thuốc không có ảnh hưởng nào khác khi bạn sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến công việc, thời gian sinh hoạt... thì bạn có thể thay thế Chlophéniramine bằng các thuốc kháng histamine thế hệ sau không gây buồn ngủ như:

- Cetirizine 10mg uống 1-2 viên/ngày hoặc

- Loratadine 10mg uống 1-2 viên/ngày hoặc

- Fexofenadine 60mg uống 1-2 viên/ngày (Fexofenadine 120mg hoặc 180mg, uống 1 viên duy nhất/ngày).


Trường hợp bệnh vẫn diễn tiến nặng, việc nổi mề đay xuất hiện nhiều hơn thì bạn nên khám để xác định rõ nguyên nhân và điều trị trực tiếp tại bệnh viện.