Bệnh mề đay cấp tính và cách phòng ngừa
river109 27.08.2014 15:08:17 (permalink)
Bệnh mề đay cấp tính và cách phòng ngừa

Khi trên cơ thể đột nhiên nổi những mẩn đỏ ngứa khi thời tiết thay đổi, hoặc tiếp xúc với những vật dụng, vật nuôi lạ, hay khi ăn hải sản... có thể bạn đã bị dị ứng nổi mề đay, một căn bệnh khá phổ biến. Tạo cho chúng ta cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt. Bệnh không khó chữa, quan trọng phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để tránh xa, không nên để bệnh kéo dài và tái phát thường xuyên, như vậy có thể dẫn tới những biến chứng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Dưới đây là diễn biến bệnh của một bé bị mề đay cấp.

Con trai tôi hiện bị một căn bệnh lạ như sau: cháu nổi ban đầu những nốt đỏ nhỏ hai bên bẹn, sau khoảng vài giờ nốt đỏ đó loang rộng ra thành hình vòng tròn có đường kính khoảng 1cm hoặc nhỏ hơn (giống như ta dùng son môi vẽ một vòng tròn trên da bé), vòng tròn đó chìm dưới da.
Vào buổi chiều và tối thời tiết dịu mát thì biến mất, buổi sáng hôm sau lại xuất hiện. Ban đầu nổi hai bên bẹn, sau loang rộng ra đùi và hiện giờ cháu nổi toàn thân.

- 2 ngày sau gia đình đưa cháu đi điều trị tại Bệnh viện Nhi Nghệ An, đã tiến hành các xét nghiệm CTM: CRP 14 mg/l, BC12970 (TT27% LP 66%) - HD 107 g/l TC 395000. Sinh hóa bình thường. Chẩn đoán: dị ứng chưa rõ nguyên nhân. Bệnh viện đã tiêm cho cháu Mehylpuelnicolen 40mg x 1/3 lọ /ngày x 7 ngày; chlopluniramin 4mg x 1/3 viên/ngày x 7 ngày.

Sau khi tiêm thuốc thì cháu mất hết các triệu chứng trên, nhưng khi hết thuốc khoảng năm ngày sau lại bị trở nặng hơn.

Bố mẹ đưa cháu đi Hà Nội khám tại Viện Nhi T.Ư, BS chẩn đoán cháu bị "bệnh nổi mề đay cấp CRNN" và cho dùng thuốc theo đơn: Cotu - F 100ml (Clopheniramin) x 1 lọ (ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 ml); hồ nước (kẽm oxyd + tá dược) x 1 chai (bôi ngoài da ngày 2-3 lần).

Gia đình tiếp tục đưa cháu sang BV Bạch Mai - khoa dị ứng thì cũng được khám với chẩn đoán tương tự như trên và động viên không vấn đề gì.

Đến hôm nay cháu bị nổi với tần suất dày đặc trên cơ thể, chu kỳ tái hiện của các nốt đỏ nhanh hơn (1-2 giờ), các nốt đỏ giờ nổi lớn hơn và trồi hẳn lên trên da và nổi toàn thân.

- Chế độ ăn uống của mẹ bé không có biểu hiện gì bất thường, hết sức kiêng giữ cho mẹ và bé. Bé bú sữa mẹ + uống sữa Similac từ khi chào đời đến nay.

Hiện nay gia đình rất hoang mang, kính mong các anh chị cứu giúp. Cảm ơn các anh chị!

Đúng như các bác sĩ đã chẩn đoán, hiện tượng xảy ra là biểu hiện của bệnh mề đay cấp tính. Mề đay là một bệnh dị ứng với biểu hiện các mảng da đỏ phù nề, nổi mẩn đỏ ngứa, có hình dạng kích thước thay đổi, có thể nổi ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Mỗi tổn thương ở da tồn tại 8-12 giờ.

Có hai dạng:

1. Mề đay cấp tính: đợt bệnh kéo dài ít hơn sáu tuần. Nguyên nhân thường là do dị ứng với thuốc hoặc thức ăn (tôm cua, đậu, trứng, dâu, cà chua, sôcôla, cá, trái cây họ chanh), nhiễm trùng (ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm, viêm xoang, sâu răng).

2. Mề đay mãn tính: đợt bệnh kéo dài nhiều hơn sáu tuần. Nguyên nhân chưa rõ nhưng có liên quan đến nhiều yếu tố thúc đẩy bệnh như thuốc, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, mạt bụi nhà, lông vật nuôi, nhiễm ký sinh trùng (ghẻ, giun). Thời gian trung bình của một đợt mề đay mãn tính là sáu tháng. Trong đó 50% trường hợp sẽ hết bệnh sau một năm, 20% trường hợp hết bệnh sau nhiều năm.

Việc phòng ngừa các tổn thương mới nổi là rất quan trọng, bằng cách:

Với trường hợp này, cách chữa nổi mề đay tốt nhất là loại bỏ những nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay.

• Vệ sinh môi trường sống, không nuôi chó - mèo hoặc trồng hoa/ cây trong nhà.

• Dùng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nóng.
• Chọn các sản phẩm tắm êm dịu da, tức không chứa chất xà bông hay chất tẩy rửa.

• Tránh để hơi quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào người.

Có thể cho bé sử dụng thuoc chua noi me day như thuốc kháng histamin H1 gây buồn ngủ như chlorpheniramin, diphenhydramine.

Chú ý chế độ ăn uống của bé, có thể thay một loại sữa khác hoặc tư vấn các nhà dinh dưỡng về sữa dành cho trẻ chàm - dị ứng, bởi vì các sản phẩm từ sữa bò cũng là một nguyên nhân gây dị ứng phổ biến, tránh cho trẻ ăn sữa chua, nên cho trẻ uống thêm sữa men sống probiotics.

Do bé có bú sữa mẹ cho nên mẹ rà soát và cẩn thận trong chế độ ăn, tránh ăn các thức ăn có chứa phụ gia, phẩm màu, đậu, đồ lên men (tương, chao, mắm...), đồ biển, trứng.

Dùng các sản phẩm bôi dịu da như Cetaphil cream, Eucerin omega 12… Khi có tổn thương nhiều có thể bôi Hydrocotisone acetate tại tổn thương.


Đưa bé đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu có uy tín để được tầm soát tìm các yếu tố thúc đẩy bệnh như nhiễm trùng…
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9