Bài thuốc đông y chữa trị mề đay mẩn ngứa

Tác giả Bài
thaiha561
  • Số bài : 672
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.02.2014
  • Nơi: HCM
Bài thuốc đông y chữa trị mề đay mẩn ngứa - 29.08.2014 15:08:36
Bài thuốc đông y chữa trị mề đay mẩn ngứa

Cháu mình năm nay 15 tuổi, trong một buổi chiều đi học về, cơ thể cháu tự nhiên nổi lên những mẩn đỏ ngứa khắp người, trông nề phù cả cơ thể, từ trước tới lúc đó cháu chưa bao giờ bị như thế cả, cả nhà lo lắng, đem cháu đi khám tại bệnh viện, qua thăm khám sơ bộ bác sĩ kết luận, cháu bị dị ứng nổi mề đay chưa rõ nguyên nhân, cần có thời gian theo dõi tìm hiểu. Được các bác sĩ chăm sóc tận tình, sau 3 ngày cháu cũng hết dần các vết nổi mẩn trên người. Sau đó được sự kết luộn của bác sĩ, cháu bị dị ứng phấn hoa nên nổi mề đay. Hỏi cháu mới biết buổi chiều hôm đó, được tan học sớm, cháu cùng bạn ra chợ hoa chơi. Bác sĩ nói, cháu cần tránh xa các loài hoa, nếu không bệnh sẽ tái phát. Nhưng nó là con gái, mà con gái ai chẳng thích hoa, bắt nó không được tiếp xúc với hoa nữa thì thật đáng thương, vậy nên qua tìm hiểu tôi có tìm được một bài thuốc đông y chữa trị căn bệnh này hiệu quả, không còn tái phát, cháu tôi sau khi sử dụng giờ tiếp xúc với hoa cháu cũng không còn bị dị ứng nữa. Nay chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé.
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa là hiện tượng cơ thể bị dị ứng làm sưng, phù nề, nổi mẩn đỏ ngứa(hay còn gọi nổi sẩn) trên da. Thường gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần trở thành mãn tính.

Nguyên nhân gây dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa.

Dị ứng nổi mề đay rồi sẩn ngứa là do rối loạn của hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh. Cơ thể họ sản xuất ra quá nhiều kháng thể chống lại những chất xâm nhập hoặc tiếp xúc với cơ thể, mà cơ thể cho rằng những chất đó có hại cho mình. Những thứ đó có thể là:

- Do thay đổi thời tiết đột ngột, chuyển mùa, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng.
- Do cơ thể dị ứng với thức ăn (đồ biển, thịt bò, nhộng tằm, hạt điều, đồ hộp, măng chua .v.v.)
- Do dùng mỹ phẩm xức, bôi, đắp hằng ngày.
- Do đang dùng thuốc uống, trong đó có những thành phần cơ thể không chịu cũng gây dị ứng.
- Do tiếp xúc với phấn hoa, côn trùng, vật nuôi trong nhà (chó, mèo)
- Do hít, ngửu phải mùi hóa chất gây kích ứng (mùi sơn, vecni, keo dán, thuốc xịt côn trùng..)
- Do cơ thể nhiễm giun sán cũng gây ngứa ngáy khó chịu.
- Do di truyền từ bố hoặc mẹ (bố mẹ bị bệnh, con cái có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn bình thường)

Mắc bệnh nổi mề đay mẩn ngứa mãn tính thường hay tái phát bị đi bị lại, biểu hiện bệnh là các nốt sẩn có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, sưng, phù nề, hình dạng có khi vòng tròn, có khi vệt dài hoặc hình ô van. Ngứa xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, có khi một vùng, có khi nhiều vùng da, có khi chỉ rải rác một vài chỗ. Nếu mề đay nổi ở vùng mặt sẽ làm cho mắt, môi, tai sưng vều. Ngứa là biểu hiện rõ nhất, càng gãi càng ngứa, gãi có khi chảy máu vẫn muốn gãi. Cơn ngứa kéo dài từ vài chục phút tới vài tiếng, xong giảm dần và hết ngứa. Nhiều bệnh nhân ngứa một tuần vài ba lần, cũng có nhiều bệnh nhân ngày nào cũng ngứa rất khó chịu.

Căn cứ vào những nguyên nhân trên đây, người bệnh có thể tự tìm ra nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa của mình, tự điều chỉnh, hạn chế những yếu tố bất lợi như vật nuôi trong nhà, hạn chế dùng mỹ phẩm, thuốc tây, thức ăn gây dị ứng. Tẩy giun sán định kỳ hàng năm, cải thiện môi trường sống, tránh phấn hoa, gió lạnh, ẩm thấp hoặc quá nóng. .v.v. Còn lại những nguyên nhân khác gây dị ứng mẩn ngứa cần phải tới khám hoặc điện thoại, emai tới những thầy thuốc có kinh nghiệm để được hướng dẫn dùng thuốc cho hiệu quả..

Cách chữa ngứa do dị ứng nổi mề đay bằng bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Trừ những trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa do giun sán, phải nhờ can thiệp bằng thuốc tây, những nguyên nhân còn lại thuốc đông y có rất nhiều cách chữa nổi mề đay hiệu quả.

Theo quan niệm của đông y thì bệnh mẩn ngứa nồi nề đay là do các ngoại tà như phong, hàn, nhiệt, xâm nhập cơ thể tạo thành các thể bệnh phong hàn, phong nhiệt. Chúng ẩn nấp trong cơ thể rồi phát tán dưới da. Hoặc cơ thể nhiễm phải đồ ăn thức uống có nhiều phong độc tích tụ lâu ngày trong các cơ quan tạng phủ, cơ thể không đào thải ra ngoài hết, tích tụ lâu ngày mà gây thành bệnh.

Các bài thuoc chua noi me day cổ phương của đông y chữa bệnh ngứa nổi sẩn trên da có rất nhiều và phong phú, khi chữa bệnh này thường có hai hướng để thầy thuốc kê đơn điều trị là biện chứng luận trị và tòng chứng lập phương.

Biện chứng luận trị là sau khi khám bệnh, các thầy thuốc căn cứ vào bệnh trạng cụ thể của bệnh nhân mà vận dụng các bài thuốc cổ phương sao cho phù hợp rồi gia giảm thêm các vị thuốc.

Tòng chứng lập phương là phương thức dựa trên cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh mà xây dựng một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh. Với bệnh ngứa gãi lâu ngày, nguyên tắc trị liệu cơ bản là mát gan, bổ phế, thanh nhiệt giải độc, tiêu trừ ung thũng. Thuốc dùng theo tòng chứng lập phương là các phương thuốc gia truyền, được các gia đình dòng họ lưu truyền, đúc rút kinh nghiệm chữa trị qua nhiều thế hệ. Thường có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Khi ứng dụng vào điều trị thường gia giảm một số vị thuốc tùy theo thể trạng từng người bệnh.
Thành phần chính bài thuốc đông y chữa ngứa như sau:

1 - Kim ngân hoa 16 gam.
2 - Mạch môn (bỏ lõi) 12 gam.
3 - Bồ công anh 16 gam.
4 - Thương nhĩ tử (bỏ gai sao vàng hạ thổ) 12 gam.
5 - Thổ phục linh 12 gam.
6 - Tỳ giải 12 gam.
7 - Hoàng cầm 8 gam.
8 - Sinh địa (củ lớn, thái mỏng nướng kỹ) 16 gam.
9 - Huyền sâm 12 gam.
10 - Cát căn 12 gam.
11 - Thiên hoa phấn 12 gam.
12 - Đẳng sâm (tẩm nước gừng sao) 16 gam.
13 - Sài đất (tẩm nước kinh giới ) 16 gam.
14 - Cam thảo 8 gam.
15 - Hoàng kỳ 16 gam.
16 - Táo nhân (sao đen) 12 gam.
17 - Đương quy (sao vàng hạ thổ) 16 gam.
18 - Đan sâm 16 gam
19 - Muồng trâu 12 gam.
Tùy theo cơ thể người bệnh, có nặng nhẹ, bệnh lâu mau khác nhau, rồi căn cứ vào chứng trạng nào nặng nhẹ mà gia giảm liều lượng cho phù hợp (phụ nữ có thai không nên dùng).

Cách sắc thuốc:

Mỗi ngày sắc uống 1 thang:
- Sắc lần đầu đổ 5 chén (bát) nước, sắc cạn còn 1 chén, chắt ra.
- sắc lần hai đổ 4 chén sắc cạn còn 1/2 chén chắt ra

Hai nước trộn chung, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30- 40 phút. Nếu cần uống ngay sau khi sắc thì nước đầu uống 2/3 còn lại 1/3 để lại hòa với nước sắc lần sau.