Bài thuốc tắm chữa nổi mề đay mẩn ngứa
Bệnh đị ứng
nổi mề đay mẩn ngứa là một bệnh khá phổ biến hiến nay, có khá nhiều người mắc phải, với nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do dị ứng thời tiết, do thay đổi khí hậu, do dị ứng phấn hoa, chó mèo, do mắc mưa... và các cách chữa trị căn bệnh này cũng vậy, có rất nhiều phương pháp để người bệnh áp dụng. Ngoài những cách thông thường như sử dụng thuốc, có một cách hay, mang lại hiệu quả chữa trị tuyệt vời, đó là sử dụng các bài thuốc đem nấu nước tắm, ngâm kình trong đó.
Theo y học cổ truyền, mẩn ngứa ngoài da chủ yếu do 2 nguyên nhân: Do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở da gây nên; Do huyết hư mà sinh phong hóa táo, phong táo gây nên chứng ngứa. Bởi vậy, sử dụng dược dục liệu pháp cũng nhằm đạt được 2 mục đích: Nhờ sức nóng và sức thuốc mà làm tăng lưu thông huyết mạch, làm ra mồ hôi, theo đó mà tà khí cũng được bài trừ; tăng cường nuôi dưỡng da, làm cho da được nhu nhuận và kích thích các huyệt vị tại chỗ hoặc toàn thân, qua đó đạt được mục đích dưỡng huyết, bổ âm và nhuận táo..
Có nhiều biện pháp trị liệu chứng bệnh dị ứng này hết sức phong phú như dùng thuốc sắc uống, xông, xoa, bôi, đắp... và không dùng thuốc châm cứu, bấm huyệt..., trong đó có liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo, còn gọi là dược dục liệu pháp. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
+ Ngải cứu 90g, hùng hoàng 6g, hoa tiêu 6g, phòng phong 30g. Tất cả sắc với 3.000 ml nước trong 15 phút, sau đó xông hơi vùng bị bệnh trong vài phút rồi bỏ bã lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Tùy theo diện tích bị bệnh mà gia giảm liều lượng các vị thuốc cho phù hợp, trẻ em dùng 1/2 hoặc 1/3 liều người lớn. Dùng một thời gian sẽ thấy
bệnh nổi mề đay mẩn ngứa mất hẳn, không còn tái phát nữa.
+ Kinh giới 30g, phòng phong 30g, tử thảo 20g, thuyền thoái 20g, bạch tật lê 30g, bạch tiên bì 30g, khổ sâm 30g, sà sàng tử 30g, địa phu tử 30g, thổ phục linh 30g, thương truật 30g, hoàng bá 30g. Nếu mẩn ngứa do lạnh thì gia thêm hoàng kỳ 30g, quế chi 30g, tế tân 15g. Nếu mẩn ngứa do nhiệt thì gia thêm sinh địa 30g, xích thược 30g, đan bì 30g.
+ Nếu ngứa dữ dội thì gia thêm ô tiêu xà 30g. Tất cả đem sắc với 5.000ml nước trong 15 - 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho đủ độ ấm, ngâm rửa bộ phận bị bệnh trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 1 lần, 6 ngày là một liệu trình. Khi dùng cần kiêng ăn đồ sống lạnh, tôm cua cá ốc và các thức ăn có tính kích thích. Một nghiên cứu đã dùng bài thuốc này khảo sát trên 76 bệnh nhân, kết quả 64 ca khỏi, 12 ca có chuyển biến rõ rệt.
+ Khổ sâm 24g, phèn chua 12g, địa phu tử 30g, bạch tiên bì 24g, sà sàng tử 30g, kinh giới 12g, xuyên tâm liên 50g, ngân hoa đằng 50g, bách bộ 30g, bạc hà 12g. Tất cả đem sắc với 5.000 ml trong 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, ngâm rửa vùng tổn thương, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút, 7 ngày là một liệu trình. Một nghiên cứu đã dùng bài
thuoc chua noi me day này khảo sát trên 60 bệnh nhân, kết quả 45 ca khỏi, 15 ca có chuyển biến rõ rệt, so sánh với nhóm đối chứng dùng tân dược bôi ngoài hiệu quả cao hơn có ý nghĩa thống kê.
+ Khổ sâm 30g, địa du 20g, đại hoàng 20g, đại phi dương còn gọi là hoa ban 30g, địa phu tử 30g, sà sàng tử 20g, kinh giới 30g, phèn phi 15g, cam thảo 20g. Tất cả đem sắc với 4.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho vừa ấm rồi ngâm rửa trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 2 lần.Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp, khứ phong giảm ngứa, chuyên dùng cho các bệnh lý có viêm ngứa ngoài da cấp tính.
+ Kinh giới 30g, phòng phong 30g, xuyên khung 20g, tô diệp 20g, hoàng tinh 30g, sà sàng tử 30g. Với
cách chữa nổi mề đay này, chúng ta đem tất cả sắc với 3.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã, chế thêm nước lạnh cho đủ ấm rồi ngâm rửa nơi bị bệnh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút.
Ngứa ở da do côn trùng cắn, dị ứng do thuốc... có thể khắc phục bằng những cách tự nhiên như sau: - Tắm bằng sữa kết hợp bột yến mạch. Bột yến mạch (1- 2 chén nhỏ) trộn lẫn với nước ấm pha vào bồn tắm. Hoạt động của sữa sẽ loại bỏ các
nổi mẩn đỏ ngứa ở da và làm cho làn da mịn màng hơn.
- Bột nở (khoảng 1 chén nhỏ) trộn vào bồn nước ấm làm giảm ngứa do dị ứng, côn trùng cắn, ong chích... Ngâm cơ thể trong nước khoảng 30-60 phút. Đối với vết thương nhỏ trên da, kết hợp ba phần bột nở với một phần nước sau đó dán lên phần da ở các khu vực bị ngứa. Tuy nhiên, không làm điều này đối với các vết thương hở lớn.
- Xoa nước chanh vào phần cơ thể bị ngứa, để đến khi nước chanh khô. Chanh có chứa chất gây tê và chất chống viêm có khả năng trị viêm ngứa mạnh.
- Xoa lá và nhựa cây lô hội (aloevera) lên vùng cơ thể bị ngứa (chất có trong cây lô hội không chỉ trị bỏng mà còn trị ngứa).
- Tắm bằng nước pha với dầu bạc hà. Vò lá bạc hà với nước rồi dùng nước để rửa vùng cơ thể bị ngứa, hoặc nhúng khăn xô vào nước lá bạc hà rồi xoa lên chỗ ngứa.
Lá bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà là một chất gây tê và chống viêm. Chất axit rosmarinic có trong lá bạc hà cũng là chất chống viêm và dễ hấp thu đối với da.
- Thêm hai muỗng canh giấm thơm vào trong bồn nước tắm cũng sẽ giảm bớt ngứa.
- Chườm phần cơ thể bị ngứa với nước lạnh.