Học cách phòng ngừa bệnh sỏi thận qua ăn uống
river109 08.09.2014 12:11:13 (permalink)
Học cách phòng ngừa bệnh sỏi thận qua ăn uống

Người ta thường nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh, thật đúng vậy, chẳng ai muốn bị mắc một căn bệnh nào đó rồi lúc đó mới lo đi chạy chữa này nọ, vừa tốn kém, vừa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bản thân, hơn nữa bệnh tật thưởng có những biến chứng, hậu quả để lại rất không tốt. Đối với bệnh sỏi thận cũng vậy, căn bệnh này không khó chữa, nhưng rất dễ tái phát, hơn nữa nếu không chữa trị kịp thời nó cũng tạo ra những biến chứng nguy hiểm, không ít trường hợp chua benh than như viêm thận, thậm chí suy thận vì chủ quan với bệnh sỏi thận. Vậy hãy học cách phòng ngừa căn bệnh này đặc biệt qua con đường ăn uống nhé.
Có nhiều loại sỏi thận, trong đó thường gặp nhất (80 – 90%) là sỏi canxi, kế đến là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin. Biểu hiện thường gặp của sỏi thận là tiểu ra máu, dễ bị nhiễm trùng đường tiểu và đau mạn sườn (khi hòn sỏi di chuyển). Sỏi thận cũng có thể được phát hiện bất ngờ qua chụp X quang kiểm tra.

Sỏi thận tạo ra khi nồng độ của một trong những chất hoà tan trong nước tiểu cao hơn bình thường và đạt đến mức mà chất này có thể kết tinh lại được. Hiện có nhiều cách chữa bệnh sỏi thận, nhưng cũng có nhiều cách để phòng ngừa sỏi thận, trong đó điều tiết lại thực đơn ăn uống hàng ngày được xem là biện pháp hiệu quả nhất, đừng để mắc bệnh mới lo đi chữa. Để làm được điều đó, mỗi người phải có ý chí bởi không dễ gì “đoạn tuyệt” được những món ăn ưa thích như cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò, sôcôla… Khi đứng trước hai lựa chọn, bớt ăn những món ưa thích để bảo vệ thận không bị sỏi và ăn cho đã miệng để rồi phải nhập viện mổ sạn thận thì thiết nghĩ lựa chọn thứ nhất bao giờ cũng là khôn ngoan hơn cả.

Uống nhiều nước: đây là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất. Mùa hè khí hậu nóng, người dễ đổ mồ hôi, nước tiểu cô đặc lại, dễ tạo sỏi nên cần uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra. Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 – 3 lít nước lọc hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày. Với những ai đang mắc bệnh lại càng cần phải bổ sung nước, ngoài việc sử dụng thuốc chữa bệnh sỏi thận, nước sẽ giúp thận hoạt động đều và tốt hơn, không sử dụng nhiều quá các loại nước thay thế như nước ngọt, vì chúng chứa nhiều chất có hại cho cơ thể và thận.

Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, dứa, đào, hành tây...

Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: không nên ăn mặn, ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

Uống nhiều nước cam, chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể, đông thời cũng rất tốt trong chữa trị một bệnh thận khác là chữa bệnh viêm cầu thận rất hiệu quả.

Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: vì dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo...

Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium:
Sữa tươi chứa nhiều calcium. Mỗi ngày có thể dùng khoảng ba ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phômai... Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong hấp thụ calcium, khiến cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất oxalat từ ruột và tạo ra sỏi thận. Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 – 1.300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên cần nhớ, chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi thận.

Làm gì khi bị sỏi thận

Trước tiên phải đi khám, thực hiện các xét nghiệm đo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh; nồng độ creatinine, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. Nếu phát hiện có sỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Nếu sỏi nhỏ hơn 4 - 5mm, có thể tự ra theo nước tiểu mà không cần điều trị (chỉ cần uống nhiều nước). Với sỏi thận gây nhiễm trùng hoặc bế tắc, tuỳ vị trí bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau: mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi… Chúng ta cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc nam chữa sỏi thận, các bài thuốc này giúp tiêu sỏi tốt đồng thời không có tác dụng phụ, lại tốt cho cơ thể.


Bệnh sỏi thận thường hay tái phát. Khi tái phát việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, dù đã bị sỏi hay chưa, cũng cần chú ý đến thực phẩm, cách ăn uống để tránh sự tạo nên sỏi. Với bệnh nhân đã được điều trị sỏi, nên tái khám để làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu xem có bất thường gì không để điều trị thêm.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9