Tìm hiểu những biến chứng của bệnh mề đay
thaiha561 11.09.2014 15:52:49 (permalink)
Tìm hiểu những biến chứng của bệnh mề đay

Mình từng chứng kiến anh mình bị bệnh nổi mề đay do dị ứng với trời mưa, lâu lâu anh đi đâu về không may gặp mưa là người nổi mẩn lung tung khắp cả người luôn, phải lau sạch nước mưa. đợi 4-5 tiếng sau các vết mề đay mới giảm dần. May mắn anh mình chỉ bị một thời gian rồi thôi, không còn bị nữa. Như anh mình là một trường hợp đơn giản, bị dị ứng nhẹ thôi. Với căn bệnh này, tuy không phải là bệnh nguy hiểm và tương đối dễ chữa nếu tìm hiểu rõ đúng nguyên nhân gây bệnh, nhưng không phải vì thế mà chủ quan nhé, nếu để bệnh diễn biến lâu ngày không chữa trị, chuyển qua mãn tính thì có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm, khó chữa trị, thậm chí có thể chết người.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh mề đay :

Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia, cho biết 20%-25% dân số bị mày đay một vài lần trong đời. Trung bình một ngày, tại khoa Khám bệnh có 10 - 20 bệnh nhân mề đay đến khám. Trong đó, có tới 60% trường hợp mắc bệnh mạn tính là nữ giới.

Thỉnh thoảng anh T. (Hà Nội) lại bị nổi mẩn đỏ ngứa tay, chân. Nghĩ mình bị dị ứng do thời tiết nên anh không đi khám. Cách đây một tháng, sau chuyến đi công tác, anh lại bị nổi ngứa nhưng đã lan ra toàn thân. Thậm chí, bộ phận sinh dục cũng sưng to và ngứa rát. Khó chịu vì lúc nào cũng ngứa ngáy, anh còn đau khổ vì bị vợ dằn vặt, lảng tránh và đòi ly hôn vì nghi ngờ chồng không chung thủy. Đi khám tại Viện Da liễu quốc gia, bác sĩ cho biết anh bị mề đay do dị ứng với cua đồng. Lúc này, T. mới nhớ trong chuyến công tác, anh đã ăn rất nhiều canh cua đồng.

Một trường hợp khác là chị N. ở Vĩnh Phúc, bị đỏ tấy, khô ráp và ngứa hai tay. Chứng ngứa ngáy kéo dài hàng tháng trời, tìm tới gặp bác sĩ để tìm cách chữa nổi mề đay. Bác sĩ cho biết chị bị nổi mày đay nhưng vẫn chưa tìm được nguyên nhân để điều trị triệt để.

Tiến sĩ Trần Lan Anh, Phó khoa Dị ứng, ĐH Y Hà Nội, cho biết mày đay là phản ứng mao mạch của da, gồm hai loại cấp tính và mạn tính. Mày đay cấp tính là phản ứng tức thì, xảy ra trong vòng từ 24h và có thể kéo dài đến 6 tuần, nguyên nhân thường là dị ứng với thuốc (phần lớn là kháng sinh), thực phẩm (sò, trứng, các loại hạt…), ong đốt hoặc do nhiễm trùng (áp xe răng, viêm gan).

Mề đay mạn tính thường gặp nhất ở phụ nữ độ tuổi 40-60, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm, thường liên quan đến các bệnh lý khác như viêm khớp, viêm đa cơ, ung thư, nhiễm ký sinh trùng… Điều đáng lo ngại là 80%-90% các ca bệnh mày đay mạn tính đều không xác định được nguyên nhân chính xác, nên rất khó khăn trong điều trị. Bệnh tiến triển nặng có thể kèm theo sốt cao, đau quặn bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch…

Theo bác sĩ Nguyễn Thành, bệnh có thể gây biến chứng về hô hấp, làm bệnh nhân khó thở, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ngứa ngáy thường xuyên. Bệnh rất dễ chẩn đoán nhưng chỉ chua me day hiệu quả khi tìm đúng nguyên nhân.

Để phòng tránh mề đay, người bệnh cần dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, hạn chế gãi, chà sát mạnh trên vùng nổi mề đay, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, không làm các việc nặng nhọc, ra quá nhiều mồ hôi.


Khi bị ngứa, rát do nổi mề đay, có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tuyệt đối tránh tắm nóng. Các trường hợp bị mề đay mạn tính thường liên quan đến các bệnh lý khác nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp, sử dụng các loại thuoc chua noi me day phù hợp sẽ khỏi sớm thôi.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9