Cây đơn lá đỏ chữa bệnh nổi mề đay ngứa

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Cây đơn lá đỏ chữa bệnh nổi mề đay ngứa - 12.09.2014 16:22:25
Cây đơn lá đỏ chữa bệnh nổi mề đay ngứa

Thuốc nam bây giờ ngày càng được sử dụng nhiều, với những công dụng hữu ích của nó, ngoài tác dụng chữa bệnh hiệu quả lại không có những tác dụng phụ không mong muốn, hơn nữa do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất tốt cho cơ thể. Dưới đây là cây đơn lá đỏ, một vị thuốc nam nổi tiếng, có rất nhiều công dụng hữu ích, không chỉ chữa trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa tốt, mà còn nhiều bệnh khác nữa như tiêu chảy, mụn nhọt, ghẻ lở, bầm tím, xướng khớp... cùng tìm hiểu qua về loài cây này và những bài thuốc đó nhé.

Đơn lá đỏ có tên khoa học là Excoecaria cochinchinensis Lour., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều địa phương gọi đơn lá đỏ là Đơn tía, Đơn đỏ, Đơn mặt trời.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Đơn lá đỏ: Cây Đơn lá đỏ nhỏ, cao 0,7 – 1,5m. Thân nhỏ màu tía, lá mọc đối, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía, mép có răng cưa. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây mọc hoang và trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và lấy lá non, cành non làm thuốc.

Cách trồng Đơn lá đỏ: Trồng Đơn lá đỏ bằng hạt vào vụ đông xuân.

Bộ phận dùng, chế biến của Đơn lá đỏ: Lá Đơn lá đỏ thu hái quanh năm, phơi khô hay sao vàng.

Công dụng, chủ trị Đơn lá đỏ: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, zona và đi ỉa lỏng lâu ngày.

Liều dùng Đơn lá đỏ: Ngày dùng từ 15 – 20g lá tươi, dưới dạng thuốc sắc.

Điều trị zona, nổi mẩn đỏ ngứa, mất ngủ dùng 40g lá tươi sao vàng, sắc uống.

Điều trị đi ngoài lỏng lâu ngày dùng 15g lá tươi và Gừng tươi nướng, sao vàng, sắc uống.

Chú ý: Có 29 loại cây mang tên Đơn, mỗi địa phương có tên gọi và cách dùng khác nhau. Cần phân biệt với cây Đơn lá đỏ khi sử dụng.

*Các bài thuốc có cây đơn lá đỏ :

Bài thuoc chua noi me day, mụn nhọt: Cành và lá Đơn lá đỏ 20 – 30g, Thài lài, Bầu đất tía, lá Đậu ván tía mỗi loại 12 – 15g, sắc uống ngày 3 lần.

Trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau: lá đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.

Trị zona và chua me day mẩn ngứa : đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.

Trị tiêu chảy lâu ngày: đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.

Trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em: lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.

*Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa ngứa :

Chữa tiểu tiện nhỏ giọt: Dùng rễ cây cơm cháy 90 – 120g, hầm với 200g thịt lợn, chia 2 lần ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Chữa ghẻ lở, vết thương: Dùng lá cơm cháy 20g, sắc lấy nước đặc, rửa vào vết thương. Dùng liền 5 ngày.

Chữa chấn thương bầm tím, đau nhức người do ngã: Dùng rễ cây cơm cháy 20g, sắc 500ml nước và 200ml rượu, đun nhỏ lửa còn 200ml, lọc bỏ bã, thêm 30g đường trắng trộn đều uống. Dùng mỗi liệu trình 5 ngày. Ngoài ra, dùng rễ cây cơm cháy 20g phần, giã nát, cho thêm ít rượu, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, sau 3 giờ thay thuốc, ngày đắp 2 lần.

Chữa mẩn ngứa do thời tiết : Với cách chữa nổi mề đay do thời tiết, dùng cành lá cây cơm cháy 30g, đổ 800ml nước, đun nhỏ lửa, sắc lấy nước đặc rửa chỗ da tổn thương hoặc tắm.


Hỗ trợ điều trị phong thấp, khớp xương sưng đau: Dùng rễ cây cơm cháy 20 – 30g sắc nước 700ml nước, uống trong ngày; đồng thời nấu lấy nước đặc rửa chỗ đau.