Không được chủ quan với bệnh khớp
thaiha561 13.09.2014 10:00:09 (permalink)
Không được chủ quan với bệnh khớp

Các bệnh liên quan tới xương khớp, chỉ dùng thuốc tây điều trị khi bệnh khi bệnh nhân thấy đau nhức, khó chịu, gây khó khăn trong vận động và đi lại. Bởi vì thuốc tây chữa các bệnh xương khớp chủ yếu là thuốc giảm đau kháng viêm, uống nhiều rất có hại cho cơ thể, chỉ uống khi cần thiết theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cách tốt nhất là sử dụng một số bài thuốc dân gian xoa bóp ngoài và kiên trì tập luyện, tập các bài vật lý trị liệu, cứ từ từ bệnh sẽ đỡ dần. Không nên hấp tấp, vội vã sẽ khiến tình trạng nặng hơn. Và quan trọng nhất, không được chủ quan với bệnh viêm khớp, xương khớp.
Bỏ qua, tự dùng thuốc giảm đau, kháng viêm 1 thời gian dài không hiệu quả, nhiều bệnh nhân tìm đến giải pháp điều trị y học cổ truyền. Tuy nhiên, kết quả không khả quan do họ vẫn tiếp tục nghiện… máy tính, điện thoại di động.

Bệnh cứ dứt lại tái phát

Anh Lê Nam (42 tuổi, kỹ sư tin học), đã dùng nhiều đơn thuoc chua benh viem khop, từng tiêm 3 mũi Corticoid trực tiếp vào khớp gối, nhưng các đợt điều trị này chỉ cắt được cơn đau trong khoảng 2-3 tuần, sau đó bệnh tái phát.

Thực tế, anh Nam đã thấy đau nhức ngón chân từ cách đó 2 năm. Khi anh chuyển sang đi dép thì hết đau. Nhưng vài tháng sau, bàn chân, cổ chân xuất hiện cảm giác đau và cuối cùng là dầu gối. Lúc này, cùng với cảm giác đau, khớp ở các khu vực này sưng tấy, tê bại khi thức giấc; đau tăng dần khiến anh mất ăn mất ngủ, anh phải mua thuốc giảm đau về dùng hàng ngày. Rồi cuối cùng, đau đến mức phải đi viện.

Không coi nhẹ bệnh như anh Nam, chị Hoài An (biên tập viên 1 tờ báo, 50 tuổi) lại nghĩ mình bị đau lưng thông thường do các cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng. Chị chỉ tìm đến bác sĩ khi những viên thuốc tự điều trị hàng ngày không giúp giảm cơn đau ở vùng thắt lưng được nữa. Và được bác sĩ thăm khám, cho sử dụng thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng, hóa ra chị bị thoái khóa đốt sống, mới chỉ thời kỳ đầu, chữa trị vẫn kịp.

Cơn đau khớp ở cổ tay, vai gáy… cũng đang hành hạ nhiều sinh viên đang tuổi “bẻ gãy sừng trâu” khi họ say sưa với máy tính, điện thoại di động.

Theo PGS. TS Lê Lương Đống - Nguyên Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, PGĐ thường trực bệnh viện Tuệ Tĩnh, có tới 150 loại bệnh khớp khác nhau và biểu hiện ban đầu của bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm mạo, sốt xuất huyết. Do đó, nhiều bệnh nhân chỉ đến viện khi đã đau kéo dài, có thể bị viêm cấp sưng, nóng, đỏ, đau.

Nếu bị tái diễn nhiều đợt, xương khớp thoái hóa nhanh hơn nặng hơn. Thường gặp là thoái hoá các khớp: gối, cột sống cổ, thắt lưng, đau từ cổ vai, tê xuống tay gọi là hội chứng “cổ vai tay”, đau lưng kèm đau lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, đi lại khó khăn… làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động và chất lượng cuộc sống.

Phòng bệnh từ tuổi 30

Theo PGS. TS Lê Lương Đống, sẽ là chưa chính xác nếu cho rằng bệnh viêm khớp dễ xuất hiện ở giới công chức - văn phòng. Trên thực tế, viêm khớp không giới hạn tuổi; bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, có thể xảy ra ở những người còn trẻ, và rất dễ xảy ra với người mê công nghệ, làm việc trong môi trường lạnh của máy điều hòa, tư thế ngồi không phù hợp sinh lý của hệ xương khớp trước máy tính hoặc với điện thoại, cùng với thói quen ít vận động khiến các khớp kém linh hoạt, thoái hóa, tích lũy tổn thương, xuất hiện đau tăng dần theo thời gian. Không ít những trường hợp tuổi ngoài 30 nhưng phải dieu tri benh thoat vi dia dem, vôi hóa cột sống, viêm khớp...
Do đó, để phòng ngừa thoái hóa khớp mỗi người hãy duy trì thói quen tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng khi bước qua tuổi 30, lúc hệ xương khớp bắt đầu lão hóa. Các chất dinh dưỡng như ngũ cốc, hải sản, sữa... đều rất tốt cho xương khớp. Đặc biệt, cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ như ngồi lâu, ít vận động, mê mải với máy tính, điện thoại….

Điều trị triệt để ngay khi khởi phát

Khi mới bị đau khớp, do chỉ xuất hiện đơn lẻ ở 1 vị trí nào đó như ngón tay, ngón chân hay thắt lưng nên người bệnh thường “đổ” cho các nguyên nhân do ngoại cảnh, tiếp đó tự dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm… và chỉ khi đau không chịu nổi, họ mới tìm tới tây y. Lúc này, sau khi khám lâm sàng toàn diện, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định đúng nguyên nhân đau khớp, bác sĩ có thể kê kháng sinh, thậm chí tiêm trực tiếp corticoid vào khớp để chữa các bệnh viêm khớp, thoát vị, thoái hóa khớp hay chua benh voi hoa cot song... gây đau quá mức. Tuy nhiên, người bệnh thường lơ là khi triệu chứng lui và hậu quả là bệnh tái phát, ngày càng nặng lên.


Trong khi đó, theo Đông y, viêm khớp có nguyên nhân do phong, do hàn, do thấp, do nhiệt, đàm ứ cấu kết, khí huyết hư. Với mỗi nguyên nhân có bài thuốc điều trị riêng, gồm các chế phẩm thuốc y học cổ truyền (như các loại cao được nấu từ xương động vật) kết hợp châm cứu, bấm huyệt, tập luyện (khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền). Nhằm lưu thông khí huyết, giảm chèn ép dây thần kinh, giảm đau và điều trị hiệu quả bệnh viêm và thoái hóa xương khớp.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9