Nguyên nhân của các thể phong ngứa nổi mề đay
Phong ngứa nổi mề đay có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tập hợp dưới đây là những nguyên nhân chính mà những ai mắc bệnh cần phải phòng tránh. Căn
bệnh nổi mề đay không khó chữa, có thể áp dụng tây y, đông y hoặc nam dược để điều trị. Tuy nhiên không không được chủ quan với bệnh, vì một số thể như phù mạch... có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như nghẹt khí quản dẫn tới chết người. Vì thế, ngoài việc thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thì việc bổ sung những kiến thức về căn bệnh này là hết sức cần thiết. Nhằm tạo cho mình tê thế sẵn sàng đối phó với bệnh, cũng như áp dụng những
cách chữa nổi mề đay phù hợp, phòng ngừa biến chứng.
Do các thuốc giải phóng histamin Các salicylat là nhóm phổ biến nhất và bệnh nhân bị mề đay mạn tính phải được khuyên sử dụng paracetamol hơn là aspirin khi cần dùng thuốc giảm đau. Codein, morphin, và indomethacin cũng giải phóng histamin và do đó nên phải tránh.
Do ăn thức ăn có phụ gia Hai loại phụ gia thức ăn được biết đến là nguyên nhân gây ra mề đay bao gồm nhóm tartrazin của các thuốc nhuộm, có trong các đồ uống và nước ngọt có mày vàng và màu da cam, các bezoat được sử dụng rộng rãi như các chất bảo quản.
Do tiếp xúc Các thương tổn,
nổi mẩn đỏ ngứa chỉ phát triển trên các vị trí tiếp xúc thực sự, ví dụ như ở vị trí tiếp xúc với lông chó hoặc nước bọt của chó hoặc ở môi sau ăn các thức ăn có protein. Dạng mề đay này phổ biến ở các bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Do vật lý Ở một nhóm nhỏ bệnh nhân, khi có đè ép, gặp nóng, gặp lạnh, và ánh nắng có thể gây ra các lằn mề đay.
Do phù mạch di truyền Đây là một bệnh ít gặp được di truyền bởi gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Thiếu hụt sinh hóa cơ bản ở trong con đường bổ thể. Chất ức chế enzyme C1 esterase bị thiếu ở những người bệnh bị phù lớn và nguy hiểm. Họ cũng có thể biểu hiện như là một cấp cứu ngoại khoa cấp tính bởi phù đột ngột một phần ruột non dẫn đến đau và tắc ruột cấp. Với thể này, cần chuẩn bị sẵn những
thuoc chua noi me day cần thiết để sử dụng lúc bệnh bùng phát trên cơ thể, nhằm tránh những biến chứng không mong muốn của nó.
Do liên quan đến các vấn đề nội khoa Đây là một nhóm hỗn hợp. Bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng có khuynh hướng phát triển mề đay, cũng như vậy những người bị nhiễm trùng mạn tính ở các vị trí như xoang mũi và đường tiết niệu cũng có khuynh hướng bị mày đay. Bệnh nhân bị lupus ban đỏ, nhiễm độc tuyến giáp, u lympho cũng có biểu hiện mề đay.
Không rõ nguyên nhân hay có yếu tố gây bệnh không xác định
Cho đến nay đây là nhóm bệnh nhân lớn nhất. Các thương tổn mề đay xung quanh miệng là một tình trạng cấp cứu phải xem xét các dấu hiệu, biểu hiện của nghẽn tắc hô hấp. Có thể phải cần đến adrenalin tiêm dưới da để
chua me day dạng này.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.09.2014 15:18:17 bởi thaiha561 >