Những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày
Những cơn đau quặn thắt đột ngột xuất hiện mỗi khi bạn ăn trễ giờ, hoặc bạn bị đói... đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị đau dạ dày, một trong những căn bệnh đường ruột phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở giới thanh niên, sinh viên, với cuộc sống xa nhà, ăn uống bê tha, không đúng bữa, không đủ chất... Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguyên nhân thường gặp nhất khiến căn bệnh này bùng phát, nhằm có các biện pháp phòng tránh cũng như
chữa bệnh đau dạ dày tốt nhất.
Bệnh
dau da day có thể do yếu tố nội hay ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh thường gặp là virus, vi khuẩn và độc tố của chúng. Thức ăn quá nóng, lạnh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, E.coli, các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật hay một số loại thuốc như aspirin… cũng làm đau dạ dày.
Những người bị đau dạ dày cần hiểu và tránh các loại thực phẩm không phù hợp trong cuộc sống hàng ngày như sau:
Đồ ăn, uống lạnh có thể khiến cho các mạch máu ở dạ dày mở rộng, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan khác và cản trở việc tiêu hóa bình thường.
Ăn quá nhiều trong bữa tối, đặc biệt nếu bạn ăn các loại thức ăn khó tiêu trước khi ngủ sẽ ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến các căn bệnh như đau,
viêm loét dạ dày tá tràng.
Ăn không đúng bữa cũng gây hại cho dạ dày vì bình thường, đến một giờ cố định, dạ dày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu đến thời gian đó mà bạn không bổ sung thức ăn thì lượng axit sản sinh ra sẽ bị dư thừa, từ đó có thể gây ra căn bệnh
viem loet da day.
Vừa ăn vừa làm việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Khi làm việc, nhất là làm việc trí não, một lượng lớn máu sẽ được "huy động" tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não. Lượng máu cung cấp cho dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hóa bị giảm đi, do vậy, dễ gây tổn thương cho dạ dày.
Uống rượu bia quá độ: Bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hóa và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày...
Thực phẩm chiên, rán: Những người đau dạ dày nên hạn chế loại thực phẩm này, vì có thể gây khó tiêu.
Cà phê: Đồ uống này chứa nhiều cafein, chất kích thích mà người đau dạ dày không nên dùng.
Sôcôla: Đối với những người đau dạ dày, nên kiểm soát lượng thực phẩm này khi ăn vì dùng quá nhiều gây hiện tượng chảy ngược dịch vị trong dạ dày.
Nước cam: Nước cam ép có tính axit, có thể làm loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa chứa nhiều axit có thể gây đau bụng.
Quả đào: Đối với bệnh nhân đau dạ dày, nếu ăn nhiều đào có thể gây tổn hại sức khỏe. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây này có thể gây trướng bụng.
Ớt: Tốt cho tiêu hóa ở người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một loại alcaloit có vị cay nóng, khiến người đau dạ dày bị nặng thêm. Vì vậy, người đau dạ dày không nên ăn ớt.
Kem: Mùa hè, nếu bị đau dạ dày, bạn nên tránh ăn kem.
Nếu bạn ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nghiền kỹ ở khoang miệng đã bị chuyển xuống dạ dày, từ đó tăng gánh nặng cho dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày. Khi mắc căn bệnh này cần đi khám bác sĩ để được chữa trị cũng như sử dụng các loại
thuoc chua benh dau da day phù hợp, nhằm điều trị bệnh tốt nhất. Dạ dày là cơ quan quan trọng, nơi tiêu hóa và cũng cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể, vì thế phải chăm sóc nó cẩn thận, để nó luôn khỏe mạnh thì cơ thể mới khỏe mạnh được.