Lời khuyên chuyên gia về bệnh mề đay ở trẻ
thaiha561 25.09.2014 16:10:02 (permalink)
Lời khuyên chuyên gia về bệnh mề đay ở trẻ

Thường vào những ngày hè nóng nực, số lượng người mắc bệnh nổi mề đay cũng tăng lên, bệnh khiến người lớn chúng ta cũng cảm thấy thật khó chịu, vậy nếu trẻ nhỏ mắc bệnh thì sao nhỉ? chúng sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó ăn, khó ngủ, hay quấy. Nếu ba mẹ không có cách lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp có thể khiến trẻ trở nên còi xương, suy dinh dưỡng vì thiếu chất, hay tính tình có thể trở nên bướng bỉnh... ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Dưới đây là một số thông tin và bệnh mề đay ở trẻ nhỏ và lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh để có cách phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh tốt nhất cho trẻ.
Mề đay ở trẻ nhỏ 

Nổi mề đay không phân biệt lứa tuổi hay vùng miền, tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh nếu không chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Với sức đề kháng còn non yếu của trẻ, da còn non khi tiếp xúc với những chất kích thích, chất gây dị ứng khiến trẻ dể bị mắc bệnh. Phòng lúc nào cũng tốt hơn chống, hàng ngày bạn vệ sinh sạch sẽ tắm rửa cho trẻ, tránh việc cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố có thể gây dị ứng thuốc, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, lông vật nuôi, nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời nói không với những loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ.

Với những biểu hiện là các mảng da đỏ phù nề, nổi mẩn đỏ ngứa, có hình dạng và kích thước thay đổi, có thể nổi ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, khi thấy những dấu hiệu này bạn cần phải hiểu rõ rằng con bạn đã bị nổi mề đay. Đối với một số trường hợp bệnh năng thì bệnh còn kèm theo triệu chứng đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy…Nguy hiểm hơn nổi mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù nào hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh – khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo PGS.TS Trần Lan Anh- Bệnh viện Da liễu Trung Ương, việc chua me day cho trẻ đòi hỏi sự cẩn thận, chu đáo và kỹ lương, khi trẻ bị mề đay cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần loại bỏ hết tất cả các yếu tố gây bệnh cho trẻ.
- Cần tránh cho trẻ ăn một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Đặc biệt tránh các chất kích thích như gia vị, trà, cà phê….
- Trong trường hợp nổi mề đay cấp tính , cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (pha một phần giấm, 2 phần nước) để thoa hay tắm.
- Cần tránh dùng các loại thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Để điều trị mề đay cấp, nặng kèm phù thanh quản có thể sử dụng thuoc chua noi me day như corticoides (uống hay tiêm) . Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát. Tuy nhiên, mọi lưu ý về liều lượng và sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.

Trong trường hợp mề đay mãn tính : Mề đay mãn tính thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách chữa nổi mề đay thích hợp.

Các bậc cha mẹ lưu ý, khi thấy trẻ bị dị ứng cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhà để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9