Cách điều trị một số bệnh dạ dày thường gặp
Bệnh dạ dày khá phổ biến ở sinh viên và dân văn phòng, khi đời sống nhiều căng thẳng, ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên để bụng bị đói, khiến nó kiện cáo và gây đau, để lâu sẽ dẫn tới những bệnh dạ dày. Nguyên nhân cũng như cách phòng tránh, chữa trị căn bệnh này không khó, thế nhưng không phải ai cũng biết điều đó. Dưới đây là một số bệnh dạ dày thường gặp và một số biện pháp phòng tránh cũng như
chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Bệnh đau dạ dày hay viêm loét dạ dày, tá tràng ngày càng phổ biến khi cuộc sống công nghiệp phát triển và người dân thường xuyên sử dụng những bữa ăn nhanh nhiều hơn.
Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh tiêu hoá phổ biến, thường diễn biến dai dẳng, dễ phát triển thành mãn tính, với các thời kỳ đau cấp xen kẽ các đợt lùi bệnh. Bệnh
viêm loét dạ dày tá tràng thường gây đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh, dễ gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Viêm loét dạ dày thường gặp ở những người trung niên, nam giới nhiều hơn nữ giới. Triệu chứng chính là: Đau có tính chất chu kỳ, từng đợt; rối loạn dinh dưỡng ở dạ dày, có biểu hiện ợ hơi, buồn nôn; hội chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể thấy chướng hơi, táo bón; Ở người trẻ tuổi hay ợ chua, ở người cao tuổi, người già nếu có biến chứng chảy máu cần cảnh giác với biến chứng ung thư hoá.
Loét hành tá tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam giới trẻ tuổi từ 18-40. Triệu chứng chính là đau bụng lúc đói (sau khi ăn từ 2-3 giờ), hoặc đau vào ban đêm, cường độ thay đổi từ ê ẩm đến từng cơn dữ dỗi, có tính chất chu kỳ rõ rệt, theo thời gian, theo mùa trong năm. Nôn và buồn nôn cả lúc đói ợ chua trong thời kỳ tiến triển, người bệnh thấy đói cồn cào nếu ăn một chút vào thấy dễ chịu hơn.
Về nguyên nhân gây bệnh: Người ta nêu lên hơn 40 nguyên nhân gây bệnh, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu và yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển:
- Quá căng thẳng về thần kinh, tâm lý do chấn thương về tâm thần tình cảm hay lo nghĩ buồn phiền. Do rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết.
- Rối loạn nhịp điệu và tính chất của thức ăn: dùng nhiều rượu, các chất chua cay, thuốc lá, ăn thiếu dinh dưỡng, vitamin.
- Có những vấn đề về thể tạng và di truyền. Ông bà, bố mẹ bị mắc viêm loét dạ dày, tá tràng thì con cháu cũng có thể mắc bệnh này.
- Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: độ ẩm, áp lực, nhiệt độ. Thời tiết có ảnh hưởng đến thời kỳ tiến triển của bệnh. Ở Việt Nam bệnh thường tiến triển vào mùa rét.
- Lạm dụng khi dùng rượu, thuốc lá.
- Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng xoắn khuần H.Pylori làm thoái hoá lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây độc tố cho tế bào dạ dày …
Phòng ngừa và điều trị chứng bệnh này như thế nào? Khi có các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng hay nghi ngờ bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng cần đến ngay cơ sở chuyên khoa về tiêu hoá để thăm khám, điều trị. Ngoài các thuốc chuyên khoa do bác sỹ chỉ định cần phối hợp với các chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì hiệu quả điều
chữa bệnh đau dạ dày mới đạt kết quả tốt nhất.
Chế độ ăn uống trong đợt điều trị cần tuân thủ một số điều như sau: cần tránh tuyệt đối các thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều vị chua cay; Không nên uống nước ngọt có nhiều hơi; Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no. Đặc biệt, tránh lo âu phiền muộn, hết sức tránh các cuộc cãi vã không cần thiết, sống vui vẻ hoà nhã với mọi người.
Sử dụng
thuoc chua benh dau da day một cách hợp lý và kịp thời, phòng ngừa bệnh thường xuyên, áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý sẽ giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm và hạn chế các diễn biến trầm trọng hơn của bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể.
Những thông tin trên được tổng hợp bởi
trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.