PHÊ BÌNH & TIỂU LUẬN THI CA - Phạm Ngọc Thái
ĐÊM THIẾU NỮ
Tiếng ếch chùa động vỡ “đêm thiếu nữ“ Mây từng đàn trôi nổi phận thiên nhiên
Ta khỏa lòng ta đằm sương gió
Sau chuyện tiền nong với áo cơm.
Ôi, thân thiết chặng đời gió bụi Những tháng năm đá, sỏi... đến cùng em
Em đã nuôi ta bằng nhị hoa phấn dại
Một chặng đời sôi nổi giống bướm ong.
Làn tóc ướt, môi thơm chùm ớt ngọt... Nhớ thương nhau nhưng chẳng thể đi tìm!
Mặt nguyệt đêm này nhòe sương bạc
Anh một mình ngồi hát ru em... Phạm Ngọc Thái
Lời bình NGUYỄN THANH BÌNH: Vào cái đêm có tên “đêm thiếu nữ“, nhà thơ ngồi ru bóng người yêu bên một ngôi chùa vắng: Tiếng ếch chùa động vỡ “đêm thiếu nữ” Ngồi trên đất Phật mà lại viết thơ tình trai gái, đó chính là Phạm Ngọc Thái! Nhưng tại sao anh gọi đêm đó là "đêm thiếu nữ"? Chắc ý muốn nói về đêm của tình yêu tuổi trẻ, với người thiếu nữ trong trắng, thanh xuân... thế mà lại bị cái tiếng ếch trần tục kia làm tan vỡ? Tình thơ còn được đồng họa bởi một khung cảnh thiên nhiên heo hút, hoang dã như lòng người: Mây từng đàn trôi nổi phận thiên nhiên Ta khởa lòng ta đằm sương gió Nhà thơ nhớ về một thuở đã xa xưa: Ôi, thân thiết chặng đời gió bụi
Những tháng năm đá, sỏi... đến cùng em Đây là mối tình tác giả đã gặp vào những năm tháng phong trần, lăn lộn của cuộc đời, mà ở trong thơ anh gọi là: chặng đời gió bụi và đá, sỏi... Tình yêu đã biến những chuỗi ngày cay cực, vui ít buồn nhiều của nhà thơ trở nên hoa mỹ chăng? Hình ảnh tác giả sử dụng: Một chặng đời sôi nổi giống bướm ong Nghĩa là, người thiếu nữ đã mang đến cho anh một tình yêu say đắm. Cuộc sống lại ngập tràn hạnh phúc và tươi đẹp biết bao. Nhưng rồi thực tại vẫn cứ là thực tại, niềm vui kia chỉ còn trong dĩ vãng. Mộng mơ đến mấy thì cũng sẽ tan. Nhà thơ vẫn phải trở về với nỗi hiu quạnh, lặng lẽ ngồi ru cái bóng của em yêu một thời xưa:
Mặt nguyệt đêm này nhòe sương bạc
Anh một mình ngồi hát ru em! Cái thực tại ấy còn gì nữa? Ta khỏa lòng ta đằm sương gió
Sau chuyện tiền nong với áo cơm Thì ra những giây phút mộng mơ của người thi sĩ, giữa cái đêm lẻ loi lại cũng đã phải trải qua một ngày bươn bả vì miếng cơm, manh áo. Ta càng thấy chí lý nhớ lại câu thơ Xuân Diệu: Cơm áo không đùa với khách thơ Anh đã viết bài thơ này trong sự cô đơn của một nhà thơ khi tuổi tác đã về chiều. Nói theo cách nói về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Tình thi như một tiếng thở dài hắt ra vào cái đêm trăng bạc. Nhưng trái tim thơ của thi nhân thì vẫn tha thiết, đằm đìa lắm! Hình như trong khoảng không gian hiu hắt đó, ta còn nghe thấy cả tiếng gió táp, mưa sa…
BIỂN HÁT Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
Thả lòng bay lặng bến bơ vơ. Biển có thể không biết mình hóa sóng
Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
Em có thể không còn nhớ đến...
Như làn mây trôi mãi vô tình. Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
Em trong anh một mùa thu huyền ảo
Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
Là đã hòa biển cả với cô đơn! Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa… Phạm Ngọc Thái Lời bình XUÂN HÙNG: "Biển hát" là tiếng hát của người con trai ru vọng người yêu trong một đêm trăng ảo. Ngay những hình ảnh thơ đầu tiên đã gợi ta về những gì của êm đềm và dan díu bên em:
Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
Anh nhặt chút tình vương lại thời xa Treo hồn lên nửa vành trăng lấp Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.
Trái tim chàng thi sĩ như một kẻ không nhà, không cửa... lang thang trên bãi vắng bơ vơ. Ta hãy nghe anh tả về hình ảnh người yêu:
Biển ba phần cho trái đất tươi xanh Em trong anh một mùa thu huyền ảo
Đó là một mùa thu thăm thẳm có in bóng hình em ở đó. Như biển cả chiếm ba phần tư trái đất. Cũng có nghĩa em là sự sâu sắc nhất của cuộc đời anh. Phải chăng như nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ F.K.Đaglargia, trong một bài thơ tình nổi tiếng với nhan đề “Tình yêu“ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ ngắn, ông định nghĩa:
Yêu, có nghĩa
Là cùng người yêu
Chia đều
Trái đất thành hai nửa. Hai người yêu nhau là cả trái đất này. Còn nhà thơ Nga M.Lermôntốp (1814-1841) bằng một cách nói khác trong thi ca, đã ví về tình yêu bất hủ đối với người đàn bà:
Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ Trở lại với bài Biển Hát - Tình yêu thật huyền diệu biết bao, đã mang cho ta cả bàu trời và trái đất tươi xanh, cuộc sống ngập tràn hạnh phúc cùng những vần thơ đẹp nhất! Nhưng khi không còn em? Tác giả viết:
Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
Là đã hòa biển cả với cô đơn!
"Biển cả" ở đây là hình tượng về tình yêu của người thiếu nữ đối với nhà thơ. Khi anh đã hoà tình yêu em vào trong nỗi cô đơn, thì lòng anh sẽ bị giằng xé bởi trăm ngàn cơn bão tố. Hay là: Biển có thể không biết mình hóa sóng
Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
Em có thể không còn nhớ đến...
Như làn mây trôi mãi vô tình. Có thể như làn mây trôi vô tình kia, em đã quên đi những tháng năm đẹp đẽ ấy? Nhưng trong lòng anh thì kỉ niệm tình yêu đôi ta mãi mãi không bao giờ phai nhoà. Với nỗi tình mơ mộng của một trái tim da diết giữa đêm trăng mờ tỏ, nhà thơ lại chạnh nhớ về tiếng biển - tiếng của tình yêu xưa:
Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa...
Bài thơ đã được kết thúc ở đó. Tháng năm, như bến bờ lênh đênh, chìm đắm trong biển cả tình em... người thi sĩ đã treo hồn mình lên tận nửa vành trăng xa. Biển Hát là một bài thơ tình có nhiều hình tượng đẹp, sống động. Làn điệu thi ca huyền ảo có thể làm xao xiết trái tim người.
ĐÊM TÓC ĐÁ
Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn dưới cái em ta! Phạm Ngọc Thái Lời bình NGỌC BÍCH: Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây: Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm: Tai nghe tóc ve bên bà gái goá Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca: Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu… Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay: Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn . Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve: Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga... Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên. Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái: Ngai vàng còn dưới cái em ta! Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó dưới cả "cái ấy" của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương và cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng cái ấy của đàn bà - Ý trong nghĩa đen: là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!... Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Chính câu thơ kết ấy đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá lên hàng bậc của thi ca.
TIẾNG HÁT ĐỜI THƯỜNG Tặng vợ Trong một phố nghèo có người vợ trẻ Vẫn đón con đi, về... như thường lệ Vóc em thanh cũng thể mùa xuân Đôi mắt em: đôi mắt ấy màu đen. Ngôi nhà nhỏ bên đền
Gốc đa, quán báo
Nơi ngày xưa ai bán chiếu gon (*)
Đêm hồ nước trăng soi
Chiều lá me, lá sấu
Cung thành xưa dấu đại bác còn. (**)
Ôi quê hương!
Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm
Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội.
Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
Hành quân rừng già, võng treo sườn gió...
Ai biết chiều nay người vợ trẻ
Đứng mong chồng bên đứa con thơ
Giọt lệ cháy xót lòng mang sắc xanh thu!
Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
Đi đâu, đến đâu: nhớ về phố ấy!
Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca
Con sẻ hót mênh mông đồng nước
Người hát rong hát vui sân ga
Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát
Anh hát cho đời...
Anh hát em nghe...
Phạm Ngọc Thái Nước Đức - tháng 2/1989 (*) Gợi lại câu chuyện bà Thị Lộ thời con gái đi bán chiếu gon ở hồ Tây. Bà đã gặp ông Nguyễn Trãi và những vần thơ đối đáp giữa hai người còn truyền tụng đến ngày nay. (**) Là hình ảnh mặt thành Thăng Long Cửa Bắc cố đô xưa, còn in dấu đạn đại bác từ thời giặc Pháp bắn vào. Thành Thăng Long thất thủ, quan Tổng đốc Hoàng Diệu phải thắt cổ để tuẫn tiết.
Lời bình PHẠM THÀNH CÔNG: Truyền kể lại rằng, trong một khu phố nhỏ có một người vợ trẻ cùng đứa con thơ, ngày tháng chờ chồng ra đi nơi đất khách vì miếng cơm manh áo. Tiếng Hát Đời Thường là một bài thơ về quê hương. Những hình ảnh rất thân thuộc nhưng vẫn mang tính điển hình, khái quát. Từ căn nhà bên ngôi đền cổ quanh năm rợp bóng đa chùa, cái quán báo trong phố đến cảnh sóng nước hồ Tây... đã được gợi lại bằng câu chuyện cổ. Nàng Thị Lộ từng bán chiếu gon đã gặp ông Nguyễn Trãi và những vần thơ đối đáp giữa hai người.
Qua bao hình ảnh mà người ra đi ở phương trời xa thường hay nhớ. Những đêm trăng hồ, những chiều lá sấu, lá me rơi. Cả chiếc cổng đá của cung thành cố đô xưa, vẫn còn in dấu đạn đại bác từ thời giặc Pháp bắn vào - thành Thăng Long thất thủ, tổng đốc Hoàng Diệu đã phải thắt cổ để tuẫn tiết. Đó là một bức tranh quê, tiết tấu thơ đầy chất trữ tình. Rồi những hình ảnh sinh sống hàng ngày trước đây mà nhà thơ nhớ lại: Cái phố nhỏ cứ mưa là lầy lội
Cháu gái nhà bên tuổi không đoán nổi
Chưa tối đã khêu đèn bê mẹt thuốc rao đêm
Ngày hai bữa, bữa nào cũng vội.
Người chồng ấy vẫn đau đáu nhớ về nơi vợ con đang trông đợi:
Tuyết bạc quê người... xứ sở mưa cau...
Đi đâu, đến đâu: nhớ về phố ấy!
Cái miền quê một thuở nào theo anh ra trận trong cuộc chiến tranh xưa:
Miền đã theo tôi vào suốt Trường Sơn
Hành quân rừng già, võng treo sườn gió...
Bài thơ được viết trong nỗi nhớ mong hiu hắt của kẻ đang lưu lạc ở xứ người. Đó là những tiếng nói yêu thương, xao xiết thường tình chốn dân gian, càng làm cho tình thơ thêm tha thiết:
Đôi mắt em buồn cho bài hát anh ca
Con sẻ hót mênh mông đồng nước
Người hát rong hát vui sân ga...
Cái tiếng hát đời thường ấy có thể là một khúc đàn dạo của người hát rong trên sân ga, tiếng rao của em bé bán báo hoặc tiếng gọi đò trên sông trong đêm vắng. Nó máu thịt như người vợ quê ta, như bà mẹ già tóc bạc, như nồi khoai, củ sắn ngày tám tháng ba. Cũng có khi ánh lên niềm vui bên bếp lửa hồng của những người thân. Ngày ngày ta vẫn từng nghe ở đâu đấy vọng lên thảng thốt, để rồi bay đi lẫn vào trong cát bụi cuộc đời:
Tiếng Hát Đời Thường thường lẫn vào bụi cát
Anh hát cho đời...
Anh hát em nghe...
Và bài thơ Tiếng Hát Đời Thường, một tình thi da diết máu tim đã khép lại ở đó.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.10.2014 11:47:01 bởi Nhân văn >
NỖI TRĂN TRỞ
NGƯỜI ĐI TÌM VÀNG
Tôi sống âm thầm trong một đoàn người hỗn hợp
Rời quê qua bên kia biển sóng
Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi
Đạo lý có hoá thừa đành giả dại làm ngơ
Đứa mách qué lại vân vi dễ sống.
Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng?
Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên!
Ai mang bán vàng mười giữa phiên chợ đông? (1)
Tôi tìm chắt những bụi vàng như anh lính lê-dương
lọc sàng từng đống rác...(2)
Dầu kẻ bán - Người tìm vàng có khác
Nhưng giá vàng tính cũng như nhau.
Nhìn cánh dơi đen xao xác trời chiều
Cứ để cho tất cả lãng quên!
Cây lý chiều xưa gió còn đưa lại
Bông đại ở quảng trường hương vẫn giăng tơ…
Chút thơm thảo đoá phù du ngắn ngủi
Giả dại ở đời thường mà khôn lại trong mơ.
Rồi một ngày, sẽ có một ngày qua
Những năm tháng không bẩn đấy,
cũng rộm vàng khói cột
Nhưng tôi đã có một thỏi vàng, thứ vàng rất thật!
Đánh một đoá hồng vàng tôi trao đứa con thơ
Người vợ quê hương mỏi mắt đợi chờ
Một chút nữa với bạn bè thân hữu
Và khi đó tóc có ngả mầu chút xíu
Dù cho tất cả đã quên tôi !?
Phạm Ngọc Thái
Nước Đức- Đêm 11/9/1989
(1) Mượn ý trong câu thơ của Nguyễn Duy: " Còn chút vàng mười mang ra bán nốt"
(2) Phỏng theo tích truyện Bông Hồng Vàng của nhà văn Nga Pau-Tốp-xki.
Lời bình KHÁNH HÒA: Vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, các đoàn người xuất khẩu lao động ồ ạt đổ ra nước ngoài. Bối cảnh trong nước hỗn độn. Nền kinh tế xã hội sa sút, đời sống dân tình nhất là nhiều vùng quê rơi vào cảnh nghèo khổ đáng báo động. Thế giới thì đảo loạn. Sang thập niên 90 Xô Viết Nga tan vỡ, rồi hàng loạt các nước trong phe XHCN Đông Âu bị sụp đổ. Sương mù chủ nghĩa bao phủ bầu trời, như ở trong bài Trở Về tập thơ Người Đàn Bà Trắng, tác giả đã viết:
Đông Âu bão giật xiêu Thành Mác
Bốn bể chân trời lạc khói sương...
Bấy giờ nhà thơ còn là một cán bộ ngành ngoại thương quốc tế. Anh được điều động từ trong nước ra nước ngoài tham gia công tác quản lý một đơn vị xuất khẩu lao động. Đó chỉ là thực cảnh của các đám dân dã đi tha phương kiếm sống. Những trăn trở riêng chung của tác giả trước một thực tế đầy phức tạp, để vào một đêm Nỗi Trăn Trở Người Đi Tìm Vàng đã ra đời:
Tôi sống âm thầm trong một đoàn người hỗn hợp
Rời quê qua bên kia biển sóng
Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi
Bài thơ phác lên một bức tranh được khai thác cả bề diện lẫn bề sâu. Những lớp người này phần lớn đều thuộc con em các gia đình nghèo khổ, tình cảm quê hương gắn bó cũng rất tha thiết. Song cảnh tượng diễn ra nơi đất khách quê người thì thật kinh khủng, đến mức đạo lý sống tưởng chừng như không còn chỗ để dung thân. Nhiều nơi, nhiều chỗ tranh giành, dối lừa nhau làm ăn không kém gì cảnh chợ giời. Nó đã thuộc vào hàng là những lớp chúng sinh tận cùng đáy xã hội rồi:
Đạo lý có hoá thừa đành giả dại làm ngơ
Đứa mách qué lại vân vi dễ sống...
Lòng anh luôn bị dày vò, xa xót:
Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng?
Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên!
Sử dụng những cụm từ như: giả dại, làm ngơ, mách qué, vân vi... mà vẫn giữ được phong cách của dòng thơ trữ tình chính thống, bản sắc thêm đậm đà chất văn học dân gian. Người đã phải hoá mình thành giả dại, ngây ngô, cười cợt... mà sống. Nén mình nuốt cái "đạo lý có hoá thừa" kia đi, tự nhận chìm bản thân như là không tồn tại để lãng quên. Tiếng thơ từ trong trái tim đau bật ra mặn đắng hơn cả dòng nước mắt. Đó là sự mở đầu bi hài của cuộc sống trong Nỗi Trăn Trở Người Đi Tìm Vàng này. Ta hãy nghe xem cái giá phải trả của những kẻ đi xuất khẩu lao động đó như thế nào?
Ai mang bán vàng mười giữa phiên chợ đông? (1)
Tôi tìm chắt những bụi vàng như anh lính lê-dương
lọc sàng từng đống rác...(2)
Dầu kẻ bán - Người tìm vàng có khác
Nhưng giá vàng tính cũng như nhau.
Câu (1) - Sử dụng ý thơ của nhà thơ Nguyễn Duy: Còn chút vàng mười mang ra bán nốt/- "vàng mười"ở đây chính là thứ vàng của lương tâm. Nghèo cực quá thì đến cả tâm hồn cũng phải mang mà bán cho quỉ sứ! Nền tảng xã hội quá thấp thì cá nhân làm sao có thể giữ cho mình trong sạch được? Huống hồ quan hệ cuộc đời còn có cả gia đình và những người thân. Nếu nhà thơ kia có lúc còn phải mang cả "một chút vàng mười" còn sót lại trong mình ra phiên chợ người mà bán? thì hẳn cái thứ vàng kiếm được của đám người lao động tha phương giá đổi chua chát hơn nhiều.
Còn câu (2):
Tôi tìm chắt những bụi vàng như anh lính lê-dương lọc sàng từng đống rác...
Phỏng theo tích truyện Bông Hồng Vàng của nhà văn Nga Pau-Tốp-xki: Có người lính lê-dương làm cận vệ cho một viên tướng Pháp. Trong chuyến sang chiến trường Đông Dương, viên tướng ấy mang theo một cô con gái nhỏ. Trước khi bị tử trận, viên tướng còn kịp dặn lại người lính cận vệ của mình: Hãy mang cô con gái của ông về trao lại cho mẹ nó ở Pa Ri! Trên đường về Pháp lênh đênh qua đại dương, bé gái ngây thơ cứ thầm ao ước có một Bông Hồng Vàng. “ Bông hồng vàng “ chính là biểu tượng cho ước mơ hạnh phúc của cuộc đời bé gái. Những tháng năm sau đó, cuộc sống cực khổ đã xô đẩy anh lính trở thành một người quét rác nghèo hèn, sống trong một túp lều xiêu vẹo dưới gầm cầu ngoại ô Pa Ri. Ngày ngày khi quét qua các cửa hiệu kim hoàn, người quét rác lại chắt vét lấy những nắm cấn rác có dính chút bụi vàng mang về nơi mình ở. Năm này qua năm khác, dần dà anh ta cũng tích được một ít vàng đủ để nhờ người thợ kim hoàn làm cho cô bé gái một bông hồng vàng nhỏ. Cô bé ấy giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp ở Pa Ri! Trớ trêu, bông hồng vàng chưa kịp gửi đi cho cô gái, thì người quét rác đã chết trong đói nghèo và tủi nhục. Xác anh nằm trên một manh chiếu mục, đầu vẫn gối lên bông hồng vàng nhỏ, sau đó bị người thợ kim hoàn đến lấy đi mất… không đến được tay cô gái.
Vậy là - Thứ vàng mười lương tâm mà nhà thơ kia đã phải mang ra chợ người để bán, cũng như vàng của kẻ quét rác lăn lộn kiếm từ trong rác bẩn cuộc đời, với loại vàng mà đám người lao động làm thuê ở nước ngoài kiếm được:
Dầu kẻ bán - Người tìm vàng có khác
Nhưng giá vàng tính cũng như nhau.
Nó đã phải đổi bằng cả sự tủi cực và nhục nhã. Đem cả ba thứ vàng đó đặt lên chiếc bàn giá của lương tri, thì chúng đều phải trả cái giá đổi như nhau mà thôi. Ý thơ thật xót xa. Nó phục lại một bối cảnh xã hội đầy mâu thuẫn, nền đạo lý bị tha hoá, dung lượng thơ có sức chứa tính thời đại rất lớn. Đây là những câu thơ hay nhất bài, như lời một nhà bình thơ đã nhận xét: Nó có thể đạt đến những câu thơ trở thành kinh điển!
Thông qua sự trăn trở bản thân, tác giả đã khai thác vào nỗi lòng tâm linh của những người lao động, đưa tính nhân bản thơ lên đến tột cùng:
Cây lý chiều xưa gió còn đưa lại
Bông đại ở quảng trường hương vẫn giăng tơ
Chút thơm thảo: đoá phù du ngắn ngủi
Sự khao khát những chiều hương lý trong kỉ niệm, nhớ đến những bông đại nơi quảng trường quê hương - Nỗi đau và tình thương yêu giằng xé trong lòng những con người ấy, càng thấy sự phũ phàng thực tế mà những kẻ đi tìm vàng đã phải chịu đựng. Kịch tính biết bao khi chính họ lại phải sống với nhau như hài kịch:
Giả dại ở đời thường mà khôn lại trong mơ...
Câu thơ điệp trở lại hai lần để nhấn mạnh, thật là một màn bi hài của xã hội và cuộc đời. Bài thơ tuy là tự sự bản thân, nhưng đã trở thành đại diện cho một lớp dân sinh đông đảo nhất xã hội. Cuối cùng tác giả lý giải về mục đích mà những nỗi đời trớ trêu ấy đã phải chịu đựng:
Nhưng tôi đã có một thỏi vàng, thứ vàng rất thật!
Đánh một đoá hồng vàng tôi trao đứa con thơ
Người vợ quê hương mỏi mắt đợi chờ
Một chút nữa với bạn bè thân hữu...
Vậy nếu khi nhà thơ Phạm Ngọc Thái có phải tự chất vấn về mình: Những năm tháng không bẩn đấy, cũng rộm vàng khói cột Thì cũng giống như cảnh mà Nguyễn Duy đã viết: Còn chút vàng mười mang ra bán nốt/- Làm sao ta có thể lên án được, bởi những con người đó đã phải đổi cả một phần nhân cách cần thiết chỉ vì lương tri. Những việc làm của họ là xuất phát từ lương tri của lương tri.
Chỉ với hơn hai mươi câu thơ: Nỗi Trăn Trở Người Đi Tìm Vàng phục lại không khác gì một pho tiểu thuyết, một tấn đời! Bài thơ có ý nghĩa sâu sắc, giá trị nhân văn cũng như tính điển hình xã hội ở trong một giai đoạn nhiều biến động thời đại phức tạp xẩy ra cả trong nước và trên thế giới.
TIẾNG RÚC CHIM ĐÊM
Những tối trăng ngời, dưới ánh sao khuya
Anh vẫn đắm mình về phương ấy
Những câu thơ như ngôi sao bùng cháy
Và cuộc chia ly đã hoá cánh buồm...
Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết?
Chắc con mái ham nơi vui thú khác
Đã không về. Con trống gọi suốt đêm...
Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm tháng, nắng mưa, non ngàn, bão tố
Có lẽ nào em không về nữa?
Để hồn anh hoang mạc, bơ vơ.
Đã xa rồi. Mùa dĩ vãng trăng mơ…
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
Thành quách loài người em thiêu trụi thành tro!
Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Mọi giá trị vĩnh hằng, nếu có
Sẽ là gì? Khi thiếu vắng em ta!
Con chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại
Và tất cả đã trở thành trống trải Sao em lại phụ bạc tình, con mái thương yêu? Phạm Ngọc Thái Lời bình NGỌC DIỄM: Trong đêm tiếng con chim nào đó kêu xé lên, nó rúc từng hồi thảm thiết. Con chim có nỗi gì? Một tiếng kêu lẻ bóng, cô đơn giữa khoảng không vắng lặng:
Con chim đêm rúc mãi ngoài cây
Nó nói gì không biết?
Mới chiều chúng còn có đàn, có đôi? và nhà thơ nào đó đã viết: Một tiếng chim ca sáng cả rừng Nhưng đấy là tiếng chim chào bình minh buổi sớm, nó đã trở thành thông lệ theo bản năng véo von của loài chim sau giấc ngủ một đêm dài. Đằng này, Tiếng Rúc Chim Đêm là tiếng kêu phát ra từ trái tim đau đớn của con chim:
Chim gọi đàn - Anh gọi tên em
Năm tháng, nắng mưa, non ngàn, bão tố
Tiếng chim gọi người yêu náo động vào trong tâm trạng của nhà thơ. Tiếng nó khắc khoải, rền rã vượt qua cả không gian, thời gian, năm tháng, nắng mưa, non cao, rừng rậm. Ý nói về sự sống muôn đời của con người. Tình yêu là ánh sáng, là ý nghĩa của sự tồn tại. Ở đoạn thơ đầu, cái tiếng rúc con chim trống như nỗi lòng cô quạnh của người con trai:
Chắc con mái ham nơi vui thú khác
Đã không về. Con trống gọi suốt đêm...
Cái đêm ấy không hiểu vì sao con mái không về, hay nó đã bỏ đi theo người tình khác? Con chim đực cứ gọi, gọi mãi trong vô vọng. Cũng nỗi lòng đó đứng trên thềm nhớ của không gian mênh mông, nhà thơ đã nhớ về em:
Đã xa rồi. Mùa dĩ vãng trăng mơ…
Đời vui vẻ cuốn theo dòng gió bụi
" Dĩ vãng trăng mơ..." là mơ trong bóng trăng xưa. Tuy nói "mùa dĩ vãng" nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc tươi đẹp đã vụt qua, còn lại trong hoài niệm. Hai câu thơ trải ra trong đời, cuốn đi theo chiều gió. Cuộc sống không chỉ có những năm tháng hạnh phúc của tình yêu, mà còn là một vòng cát bụi cuộc đời. Nhà thơ khắc khoải:
Có lẽ nào em không về nữa?
Để hồn anh hoang mạc, bơ vơ
Bài thơ đã được tạo nên từ hai mảng màu: Từ cõi trăng mơ đến dòng cát bụi... là một mảng "màu đời" - Chất liệu lấy ra từ trong hiện thực của cuộc sống. Còn mảng màu thứ hai, ý thơ nhảy vọt lên thăng hoa để bao quát cả bể thế thái nhân tình:
Bao ý nghĩa trong cuộc đời tồn tại
Thành quách loài người em thiêu trụi thành tro!
Mặt sau ý nghĩa nhân bản của tình yêu, mặc nhiên nó phủ định cả chiến tranh, tội ác. Sự thánh thiện đã tạo lập nên đoạn thơ này là ở lý đó, nó đâu có dừng lại chỉ ở lòng đam mê trai gái thông thường. Nó tôn sùng sự thiêng liêng của ái tình, để sang đoạn thơ thứ tư đã triết lý:
Ngàn năm xưa cho tới bây giờ
Ta muốn hỏi đến muôn đời sau nữa:
Nội chiến nước Nga để làm gì? Thế giới I, Thế giới II và còn đe doạ cả Thế giới III nữa, để làm gì? Người trinh nữ (nói theo hình tượng) chẳng phải là vẻ đẹp thần thánh nhất, ngôi miếu thờ thiên đường nhất hay sao? Cuộc đời chỉ yêu, con người chỉ yêu, thế giới chỉ yêu...có hơn không? Mọi giá trị vĩnh hằng, nếu có
Sẽ là gì? Khi thiếu vắng em ta!
Không có tình yêu tất cả là vô nghĩa. Triết lý thế đấy, đó chính là đạo của thi ca! Tôi xin phân tích tiếp về đoạn thơ cuối cùng:
Con chim đêm run rẩy bóng xanh già
Anh bổi hổi một thời qua vọng lại
Và tất cả đã trở thành trống trải
Sao em lại phụ bạc tình, con mái thương yêu?
Con chim trống vẫn run rẩy cất tiếng kêu rúc lên trong vòm xanh. Trên bờ bến nhân gian, tiếng gọi của con chim ấy còn vọng mãi vào những năm tháng xa xôi vô cùng, vô tận kia. Như anh gọi em, như chàng gọi nàng...
Có thể sau đó con chim mái đã quay về và nó thanh minh với con chim trống rằng: Con mái nó không phụ tình! Chỉ bởi cuộc sống ngày nay kiếm miếng ăn khó khăn quá nên đã phải đi xa rồi bị lạc, lỡ đêm không về kịp được. Nó hờn giận với con chim trống đã không thông cảm cho nỗi khổ nhục của nó thì thôi, lại còn buông ra những lời oán trách nghĩ xấu cho nó. Thật là không phải lối!
Tiếng Rúc Chim Đêm là một bản tình ca, nó đã đưa tình yêu lên tận đỉnh tháp cao xa của loài người. Vì nếu như không có niềm đam mê tột cùng của hạnh phúc gái trai, thì chắc con người sẽ chẳng khác nào những giống sinh linh nhung nhúc lâm vào cái cảnh bị tâm thần, loạn trí, khắp toàn cầu sẽ phủ toàn một màu băng tang trắng.
Tình yêu - còn để con người quên vợi đi những tâm địa độc ác. Người ta không cần đến chiến tranh, con người sẽ không tham vọng bóc lột nhau nữa, thế giới sẽ chỉ vang lên tiếng gọi của hoà bình. Đó cũng chính là linh hồn, ý tưởng chân dung của bài thơ Tiếng Rúc Chim Đêm này.
MÁI TÓC CON GÁI Mái tóc phố màu mây
Xõa ngang đời con gái
Em đi lấy chồng rồi
Lòng anh buồn biết mấy. Hàng phố người có thấy
Những vòm cây đứng thầm
Chiều hoàng hôn cũng vậy
Gió như là để tang. Đây bông hoa yêu thương
Ta ủ vào nỗi nhớ
Em đã không còn nữa
Chỉ có sao trên trời. Vầng trăng khuyết, em ơi!
Giống đời anh cô độc
Sáng ngày treo tưởng chết
Hắt hiu và nhỏ nhoi. Em đi lấy chồng rồi!
Màu hoa xưa trinh trắng
Tháng năm cùng mưa nắng
Tóc hoá thành mây bay… Phạm Ngọc Thái Lời bình HOÀNG LIÊN HƯƠNG: Đó là mái tóc của một thiếu nữ phố. Nó mềm mại như thể một làn mây, thơm mát và trinh khiết: Mái tóc phố màu mây
Xõa ngang đời con gái
Nhưng tác giả không viết nó "xõa ngang vai", ý thơ sẽ bị hạn hẹp, mà là: Xõa ngang đời con gái/- Biểu tượng về một thời trinh nữ. Cái hình ảnh "xõa ngang đời' vừa mang cảm giác mái tóc em xõa bay, vừa tôn tạo sự thiêng liêng quí giá của thời con gái. Nay em đã qua thời đó, sang ngang để trở thành... đàn bà. Em ra đi mà:
Những vòm cây đứng thầm Đến hàng cây cũng lưu luyến và nuối tiếc. Hay là hình ảnh:
Gió như là để tang
Cái làn gió tiễn em đi rũ xuống như một lá cờ tang vậy. Nghĩa là cả thiên nhiên cũng buồn. Nhưng không phải buồn cho em mà là buồn cho chàng ở lại, nhìn người yêu đi... lấy chồng! Bài thơ dùng cảnh để họa lòng.
Trong bài Đây Mùa Thu Tới, Xuân Diệu cũng có những câu thơ tả rất hay:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Nhưng đấy là ông tả về những cảnh chia ly, cô đơn của mùa thu. Tất cả đều thấm lệ và ngỡ như đang đưa tang. Còn bài thơ Mái Tóc Con Gái lại nói về sự cô quạnh, buồn chán của nhà thơ khi không còn người yêu. Còn lại đối với chàng hôm nay:
Chỉ có sao trên trời
Em đi để những vì sao hiu hắt ở lại, đêm đêm than thở cùng chàng. Ta hãy nghe tác giả tả về sự cô đơn ấy:
Vầng trăng khuyết, em ơi!
Giống đời anh cô độc
Nói về sự lạnh lẽo của vầng trăng, lại nhớ đến bài thơ Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang. Bà đã viết những câu thơ kiệt xuất:
Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá!
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi.
Cái vầng trăng chếch, cô quắt soi lên bóng người cô phụ lẻ loi đó chính là vầng trăng khuyết, không thể là trăng tròn được. Còn trong bài thơ Mái Tóc Con Gái này ta cũng thấy nhà thơ đã ví mình với vầng trăng khuyết kia, nhưng nó treo ở giữa lưng chừng trời, sáng ra vẫn còn heo hắt bóng như một cái xác không hồn: Sáng ngày treo tưởng chết
Hắt hiu và nhỏ nhoi
Bài thơ mà tác giả tâm tình, thủ thỉ nỗi buồn của mình khi người con gái rẽ ngang cuộc tình, anh ở lại bơ vơ. Tuy thế nhưng nỗi thơ vẫn dịu dàng, không oán thán. Thậm chí ta còn cảm thấy ở đó sự thương mến của nhà thơ với hạnh phúc mới của người yêu. Anh trân trọng những kỷ niệm mà em đã có với anh, đó chính là tính nhân ái của thi ca. Đến cuối bài thơ hình ảnh mái tóc lại được tác giả nhắc lại để nói về sự ra đi vô tận của người tình và nỗi vô vi, hoang vắng của lòng chàng:
Tóc hoá thành mây bay…
Người con gái như làn mây bay qua, như con gió thổi mênh mang trong cuộc đời không bến bờ của người thi sĩ nhân gian.
HÀNG CÂY LÁ ĐỔ
Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió...
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây
Bản tình xưa em hát ở đây
Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết.
Ôi, hàng cây! Cùng ta bao đêm từng tha thiết
Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em
Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga.
Thời gian phôi pha - Tóc ta hoá đá
Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!
Xin rụng một bông buồn lắt lay... Phạm Ngọc Thái Lời bình BẢO QUYÊN: Bóng nhà thơ lang thang qua hàng cây lá đổ, nơi cả bản tình người thiếu nữ năm xưa đã hát:
Thế là hết! Em đi, chôn chiều vào gió...
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây
Chỉ hai câu thơ này đã là một khúc tình thơ sâu lắng. ”Chôn chiều vào gió “: nói về sự hoang vắng cô đơn của những chiều không em, trôi theo dòng gió cuốn. Vào mở đầu câu thơ: Thế là hết!.../- Đó là sự chấm hết của một mối tình. Nhưng những gì em để lại thì còn sống mãi trong tâm hồn và trái tim anh. Nhịp điệu câu thơ đầu được ngắt nấc lên: Thế là hết!/ em đi/ chôn chiều/ vào gió... Nhưng sang đến câu thứ hai thì thơ trải trầm xuống, mạch dài ra:
Ta lang thang qua lá đổ hàng cây
Nó thấm tháp về những kỷ niệm êm đềm của những ngày tháng bên em. Sự ngắt nhịp như thế, ta thấy tác giả còn sử dụng một lần nữa ở đoạn thơ thứ ba:
Thời gian phôi pha – Tóc ta hoá đá Dùng biểu tượng về "thời gian phôi pha" và " tóc ta hoá đá" là những hình ảnh thơ đã được thăng hoa, để nói về qui luật rêu phong bởi thời gian và úa tàn của con người. Năm tháng mái tóc trên đầu anh đã hoá thành đá mà vọng mãi tình em. Sau đó hạ xuống một câu thơ trải dài:
Gió cũng làm lau ngàn năm ru rất khẽ!
Một bờ lau hoang vắng cất lên trong những cơn gió reo xa. Hơi thơ vô vi mà êm ái. Nghĩa là cả trời đất, vũ trụ ngàn năm vẫn thiết tha trong khúc nhạc tình.
Hàng Cây Lá Đổ là một bài thơ mà nỗi tình được ẩn sâu trong những hình ảnh ngôn ngữ, tạo ra cái hay riêng với vẻ đẹp của nó. Hình ảnh con thiên nga được đưa vào trong thơ ở đoạn một và hai để làm biểu tượng tình yêu của người con gái. Ý nói về tấm thân tiết trinh, những dấu tích của sự trong trắng em để lại trong tình yêu anh:
Nơi ngày nay xác các con thiên nga đã chết
Hay là:
Bên những chiếc bóng của đàn thiên nga
Giờ đây chỉ còn lại xác và những chiếc bóng của chúng lắt lay dưới hàng cây lá đổ. Khi miêu tả những kỉ niệm với người yêu xưa, tác giả đã sử dụng hình ảnh đời rất thực:
Ôi hàng cây! Cùng ta bao đêm từng tha thiết
Những nụ hôn và tấm thân bất hủ của em
Như thể nó tích tụ máu tim của cả tình thơ vào đó. Từ đấy các hoa thơ và những hình ảnh tượng trưng được bắn toá ra, tạo nên hương sắc trong bài. Còn câu thơ:
Giờ ta sống trong hoang tàn sụp lở
Người yêu đã ra đi, nhà thơ cũng chỉ còn biết lang thang trong bóng của hàng cây lá đổ, lòng bao nỗi nhớ thương. Lá vẫn ngày ngày rơi xuống dưới hàng cây ấy, để suốt cuộc đời anh đi trong những chiều gió không em.
EM BÁN XOÀI - Anh trai mua xoài cho em đi?
Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!
Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.
Xoài em chín. Đêm tàn canh em đón khách…
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm.
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?
Thế giới em đi “vòng thiên la địa võng“
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm. Hương toả mát thân người...
Ai mua xoài? Còn ai có mua em?
Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm. Phạm Ngọc Thái Lời bình TRẦN NGỌC LÂM: Theo nhà thơ kể lại, trong một dịp đi qua thành phố Nha Trang những ngày sau chiến tranh. Vào một buổi tối, anh cùng với một nhóm sĩ quan quân giải phóng đi ra chơi trên bãi biển và... đã gặp những cô gái "bán xoài". Một em gái trẻ dễ thương, thân hình bó lẳn trong chiếc áo cánh chẽn mềm mỏng tới mời anh. Không hiểu sao lúc đó anh lại từ chối? để rồi bao nhiêu năm tháng qua đi, hình ảnh người con gái ấy cùng với những kiếp đời sương gió cứ đọng mãi, in sâu vào kí ức nhà thơ thành kỉ niệm. Tới một ngày những xúc động xưa lại quay về và... bài thơ Em Bán Xoài đã ra đời: Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Đó là những thân phận lạc loài, nổi trôi trong bể tình thế thái này. Linh hồn gần như không có nơi bám víu, nhỏ bé và yếu ớt, trong cả biển đời đầy sóng bão chỉ muốn nuốt chửng lấy chúng:
Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm.
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?
Tác giả tả về cái thế giới mà các cô gái đang đi, đang sống trong đó - Chính là thế giới của chúng ta, nhưng sao nó thật hãi hùng:
Thế giới em đi “vòng thiên la địa võng“
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi...
Phải chăng cái thế giới đó cứ muôn đời vùi dập lên những kiếp cảnh chúng sinh? Phải chăng bài thơ chính là tiếng gào thét, lên án sự tàn ác còn tồn tại trong cộng đồng? Nó giống như con bạch tuộc cứ bủa vây đám dân dã, những lớp người nghèo hèn sống hôm nay không biết đến ngày mai. Mặc dù sự tồn tại của thế giới đó chính phải nhờ vào hương thơm trái xoài và sự tươi mát của những người con gái kia. Thế mà:
Ai mua xoài? Còn ai có mua em? Biển càng to lớn mênh mang thì bóng hình những người con gái bé nhỏ ấy càng côi cút. Bên bóng của những chiếc cột đèn đứng trong đêm thành phố cũng thật lạnh lẽo, nhập hoà vào những thân phận tội nghiệp, đáng thương, để cùng vô vi trong cát bụi cuộc đời:
Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Hay là:
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh
Thơ từ những hình ảnh hiện thực chuyển sang siêu thực, cuối cùng chỉ thấy một bờ cát trắng là tồn tại. Những giọt thơ buồn của nhà thơ rơi lên các linh hồn bèo bọt ở chốn nhân quần:
Xoài em chín. Đêm tàn canh em đón khách...
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Như thế là những thăng trầm của lịch sử và xã hội, cũng chỉ giống như chiếc túi càn khôn cứ nghiến xiết đám dân lành tội nghiệp. Bài thơ được kết thúc trong những lời ru, sự cảm đồng của hàng dừa quê hương cùng với nỗi lòng tác giả bên người con gái bán xoài:
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
Ba chữ "xứ sở gió..." diễn tả sự da diết gắn bó của trời đất quê hương với con người, nhưng đồng thời nó cũng thật hoang lạnh, vô tình. Em Bán Xoài vừa là một bài thơ đời vừa là thơ tình. Cảm xúc thơ mạnh và súc tích, giàu tính nhân ái… với những kiếp đời gió bụi lang thang.
TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN (1) Núi Mỹ Nhân nằm giữa biển Nha Trang gần Hòn Chồng. Truyền kể: Nàng Mỹ Nhân nằm ở đó nhiều năm tháng, chung thuỷ chờ chồng. Chồng nàng là một tướng cướp trẻ , dẫn theo một đạo quân cướp bể. Thuyền bè của họ bị bão biển đánh đắm, đi đã không về.
Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh.
Gió hút Hòn Chồng, bể sóng mênh mông
Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại
Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!
Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy
Đã kể tôi nghe chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay... Phạm Ngọc Thái Lời bình TRƯƠNG VŨ TIẾN: Đứng trên Hòn Chồng vào buổi sớm mai, khi mặt trời lan toả những ánh nắng vàng rực rỡ. Nhìn ra một dải núi nằm giữa biển Nha Trang người ta thấy nổi lên đôi gò núi, trông giống như đôi gò vú của một nàng thiếu nữ. Nàng đang ngả mình phơi nắng. Triền núi xanh thoai thoải làm nên thân thể nàng. Khe núi xanh chạy dài xuống mặt sóng như mái tóc nàng xoã ra biển. Người Sài Gòn lên chiêm ngưỡng cảnh đẹp, gọi là Núi Mỹ Nhân! Nàng Mỹ Nhân đã nằm ở đó chung thuỷ chờ chồng. Chồng nàng là một tướng cướp trẻ của đạo quân cướp bể. Trong một chuyến đi xa, thuyền bè của họ đã bị bão biển đánh đắm. Xác dạt vào bờ hoá thành bãi sỏi đá, hiện vẫn còn dấu tích tại đó: Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
Cái bóng nàng Mỹ Nhân vẫn nằm ở đó để làm một tượng thần trong trắng, giữa chốn đời thường xô bồ mà tạc vào năm tháng:
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời
Những ngày sau chiến tranh nhà thơ đã lên đây. Anh còn là một người lính đã trải nghiệm cả tuổi trẻ của mình trong chiến trận đầy máu lửa. Bài thơ đã được anh nhớ lại để viết vào gần 20 năm sau đó. Đứng trước tượng thần Mỹ Nhân trong trắng kia, anh chính là sự minh chứng của lịch sử. Những thương tích chiến tranh, dù bao bom đạn đã bắn vào thân thể anh cũng chỉ là nỗi đau thể xác, nhưng nỗi đau nơi nhân tình thế thái này đã bắn vào cả trái tim, tâm hồn anh còn đau đớn nặng nề hơn. Đó mới chính là vết đạn ngàn thu bao giờ lành lại được? Cho nên dừng chân nghỉ lại trước bờ biển đầy sóng gió mênh mang, ngước nhìn nàng Mỹ Nhân anh mới thốt lên rằng:
Ta, con chim đã trúng bao vết đạn Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
Anh muốn ngả vào lòng nàng, trong vòng tay êm ái của tình yêu nàng. Phải! Chỉ có nàng, chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa bớt được vết thương sâu nhói tận trái tim anh:
Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ.
Nhưng trong cuộc đời thực này, tình yêu của nàng Mỹ Nhân âu lại cũng chỉ là mộng ảo? Dẫu vậy, anh vẫn muốn ngủ trong tình yêu ấy để quên đi chốn nhân tình thế thái, quên hết đi cái cõi đời mệt mỏi, hỗn loạn và đầy rẫy những lo âu:
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh...
Tôi xin đi sâu phân tích vào đoạn thơ thứ năm của bài:
Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...
Hình ảnh của đỉnh núi Mỹ Nhân nằm giữa biển khơi xanh, chờ người chồng đi xa mãi mà không trở về? Tình của nàng chỉ có vầng nguyệt tháng năm soi tỏ. Dù sông cạn đá mòn nàng vẫn thuỷ chung. Ôi, sự hoang dại tạo hoá chẳng phải là đỉnh cao hùng vĩ muôn đời, trong thế giới hỗn mang mà chúng ta đang sống hay sao? Đó cũng là chính kiến của nhà thơ trứơc thần tượng vĩnh hằng! Sự thần tượng tình yêu với người đàn bà đã được tác giả dồn nén vào trong câu thơ cuối đoạn:
Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!
Người Nhật thì đặt thanh gươm trên đầu người đàn bà. Người Pháp lại đặt thanh gươm dưới chân người đàn bà. Cho nên, nhà thơ mới phát biểu quan niệm, chính kiến của mình về sự tồn tại trong thế giới này: Cây-thánh-giá-cuộc-đời anh đặt dưới chân em!/- Đến đây tình thơ đã được đẩy cao lên ý nghĩa thời đại, hình ảnh thơ bốc lửa và cháy sáng. Cùng với đoạn thơ thứ sáu, làm thành hai đoạn thơ trung tâm cốt lõi nhất của bài. Tôi phân tích tiếp về đoạn thơ thứ sáu ấy:
Hồ yêu tinh và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ, nàng ơi!
Đàn bà, đúng là cuộc sống không thể thiếu được họ. Thiếu họ, cuộc đời ta sẽ trở nên hoang tàn, vô nghĩa. Nhưng chính đàn bà cũng đem đến cho ta bao mệt mỏi. Có nhiều khi ta chỉ muốn vào quách trong chùa để đi tu, để sống yên. Có họ và không có họ đều dở cả. Họ là thiên đường trong cuộc đời ta, nhưng cũng là âm phủ. Họ vừa là tiên nữ, lại vừa là quỉ dạ xoa. Chả trách, thi sĩ Tản Đà đã từng một thời tìm đường lên núi định tu tiên, dứt bỏ chốn hồng trần. Nhưng rồi ông vẫn lại phải quay về với cõi đời thường, để sống tiếp cuộc đời chán chường với bao nỗi đoạ đầy. Vì lẽ đó, đứng trước đỉnh núi Mỹ Nhân thanh cao, nhà thơ mới thốt lên:
Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Tình thi chan chứa, hình ảnh sinh động làm cho bài thơ sâu sắc nghĩa đời, gắn liền vào cuộc sống. Trước Núi Mỹ Nhân thật sự là một bích phẩm đẹp, đồng thời cũng rất viên mãn.
CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ
Em mang màu phượng đỏ ra đi...
Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây.
Con đường phượng đỏ đêm nay
Mây lãng du bay trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Nghe lòng thổn thức đâu đây!
Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!
Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào vi vút thổi
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau rồi sinh năm đẻ bảy
Thì đâu còn phượng để anh ru?
Em đã mang màu phượng ấy ra đi...
Phạm Ngọc Thái Lời bình CÔ GIÁO HOÀNG: Bài thơ rất đáng yêu, nó gợi lại kỷ niệm về mối tình của nhà thơ với một người sinh nữ đã xa xưa. Tôi hình dung thấy bước chân anh đang lang thang trên cái hè phố nhỏ có hàng phượng vĩ, con đường mà anh vẫn cùng người thiếu nữ năm nào dạo bước bên nhau:
Em mang màu phượng đỏ ra đi...
Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây
Hẳn đó là những ngày tháng tươi đẹp và hạnh phúc của đời anh. Cô sinh nữ kia chắc cũng phải xinh xắn lắm? Nghe anh mô tả, những kỷ niệm êm đềm từ thưở còn con gái trong tôi, dù đã xa xôi cứ dồn về làm nghẹn trái tim. Thế mà cái con đường có em yêu đã bao đêm đi bên anh, giờ đây chỉ còn vương lại những xác ve đã chết khô bám trên những cành phượng cũ, nó cũng cô đơn như chính anh.
Tuổi trẻ đi qua để lại bao nuối nhớ cùng những kỷ niệm tình. Bởi cái màu hoa phượng đỏ cháy rực trời vào những ngày hè thân thương ấy, giờ đây em đã mang đi mất rồi, chỉ để mình anh trơ trọi ở lại với những nhớ thương? Như ngay bắt đầu vào bài nhà thơ đã mô tả:
Em mang màu phượng đỏ ra đi...
Sang đoạn hai tác giả vẫn lan man cảm xúc trên con đường của kỷ niệm tình, nhưng giờ đây:
Mây lãng du bay trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Những đám mây phiêu diêu bay qua con đường trong một bàu trời heo hút, vô vi, gắn với khoảng đời tươi đẹp, hạnh phúc nhất của nhà thơ. Hiu hắt quá!... màu hoa phượng đỏ cũng chỉ còn là màu trong tưởng niệm. Câu thơ ảo mà vẫn khoáy vào lòng người, phải chăng như Chế Lan Viên đã viết:
Bên kia bờ hư ảo - bờ thơ
Bởi cái màu ảo ấy là màu của những nhớ thương, hoài vọng, thiết tha. Mặc dù nhà thơ đang đi trên con đường rất thật để làm bài thơ này, như anh đã viết:
Con đường phượng đỏ đêm nay...
Chúng đều là thật cả, từ làn mây đến khoảng trời xanh. Nhưng vào trong cảm xúc của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã trở thành màu của trừu tượng, mênh mang, day dứt khôn nguôi:
Nghe lòng thổn thức đâu đây...
Trái tim của nhà thơ đang rỉ máu trên con đường ấy. Đến đoạn ba, như người bừng tỉnh trong giấc mộng và thơ được đẩy cao lên của sự nuối cảm, xa xót:
Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!
Đành rằng qui luật của thời gian sẽ dẫn đến sự già cả, tàn úa, nhưng ta vẫn thấy chua chát quá! Cứ nghĩ về cảnh nhà thơ viết ở đây, thì dường như tất cả đang sụp đổ xuống trái tim yêu. Đôi trai gái trẻ trung, say đắm hồi ấy nay đã biến thành ông, thành bà, già cả mất rồi. Có lẽ anh đã khóc khi trở về với cái thực tại hôm nay? Đó là sự chia ly vô cùng, vô tận của cả một kiếp người.
Đời người có mấy ai là không gặp phải cảnh éo le, nuối tiếc, chia phôi của mối tình đầu? Bài thơ không chỉ làm rung động trái tim của các lứa trẻ, ngay cả những người đã bước vào tuổi hoa niên đọc thơ anh chắc cũng không khỏi xao lòng.
Đoạn thơ kết:
Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào vi vút thổi...
Để khắc sâu hơn, nhấn mạnh hơn về sự trống vắng và tha thiết. Dù ta chẳng biết vì lý do gì? Tại sao mối tình của nhà thơ với người con gái ấy bị tan vỡ? Lỗi do ai? Chỉ thấy anh biện hộ với lòng mình rằng:
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau rồi sinh năm đẻ bảy
Thì đâu còn phượng để anh ru?
Khiếp, nhà thơ Phạm Ngọc Thái ơi! Sao anh tham lam thế? Người ta lấy nhau bây giờ chỉ đẻ có hai đứa, nuôi được chúng nên người cũng đã bở hơi tai rồi, đằng này anh lại đòi những "...sinh năm đẻ bảy" cơ đấy? Nói vậy thôi, chứ thơ vẫn là thơ mà. Viết thế nên câu thơ lại thêm phần thi vị và hay nữa. Tất cả sự diễn tả ý nghĩ, hình ảnh... cũng chỉ để hoài tưởng về cái màu phượng vĩ của tình yêu năm xưa. Đến cuối cùng tác giả trở lại với câu thơ đầu tiên và kết ở đó:
Em đã mang màu phượng ấy ra đi...
Chính là tư tưởng của toàn bài, để bộc lộ sự nuối nả trước một tình yêu trong sáng, thiết tha thời tuổi trẻ. Bài thơ giàu cảm xúc, ý tình thanh nhã, hình ảnh rất mộng mơ. Bút pháp tuy bình dị nhưng ngôn từ vẫn mang vẻ đẹp mỹ học, cùng với ý nghĩa thi phẩm mà tạo thành bài thơ hay, có thể làm rung cảm trái tim người.
Nguyễn Thị Hoàng ĐH Sư phạm HN
CẢM NHẬN MỘT BÀI THƠ TÌNH HAY CỦA PHẠM NGỌC THÁI Hoàng Thị Thảo ANH VẪN Ở BÊN HỒ TÂY
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan.
Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…
Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?
Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...
Phạm Ngọc Thái
Lời bình: "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là bản tình ca viết về mối tình của nhà thơ với một cô nữ sinh sư phạm, dù mối tình đó đã trở thành dĩ vãng:
Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
Người ta thường nói tình yêu có giác quan thứ sáu, bởi vậy nhìn thấy hình bóng người yêu từ xa đã nhận ra ngay, cũng là điều dễ hiểu. Thế mà:
Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?
Anh thổn thức vọng gọi em xưa trong nỗi vắng, cô đơn! Tôi đã đọc nhiều thơ Phạm Ngọc Thái, không ít bài anh đã nhắc đến hình ảnh người nữ sinh này, bài nào cũng da diết, nhớ thương. Liệu đây có phải cũng chính là cô sinh nữ trường Sư phạm Ngoại ngữ, trong bài thơ Em Về Biển của tập "Rung động trái tim"? mà ở tựa đề của bài anh có ghi:
- Kỷ niệm K.A. người sinh nữ trường SPNN năm xưa, quê hương thành phố biển.
Em Về Biển cũng là một bài thơ tình sâu sắc và khá hay. Ở bài đó có một đoạn tác giả đã nhắc đến việc đón người yêu bên cổng trường:
Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây, em hỡi! Anh còn đây
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
Nhưng Em Về Biển anh đã viết từ năm 1993, khi mái tóc mới bạc nửa phần (như lời thơ) - Còn bài Anh Vẫn Ở Bên Hồ Tây này thì tác giả lại vừa sáng tác trong năm 2012, khi đã qua cái tuổi lục tuần. Sau gần 20 năm, chắc nay tóc nhà thơ đã phải bạc gần hết rồi? Thế mới biết, tâm hồn thi nhân trẻ mãi không già.
Hồ Tây chẳng phải chỉ là nơi nhà thơ sinh sống, ở đó còn ghi nhận bao nhiêu kỉ niệm tình yêu của đời anh. Mỗi khi qua lại bên hồ, không tránh khỏi những giây phút chạnh nhớ về tình cũ, lòng xa xót. Bởi vậy vừa mới vào thơ anh đã thốt lên:
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
Hình ảnh người con gái lại hiện về làm xao động trái tim anh:
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan
Hình ảnh "hoá khói sương tan" đó chính là một biểu tượng về cát bụi cuộc đời. Tình yêu thiêng liêng vậy, hình ảnh cô sinh nữ cũng hiền dịu và anh tha thiết đến thế, vậy mà giờ đây tất cả chỉ còn là sương khói. Ngôn ngữ thi ca của Phạm Ngọc Thái sử dụng thuộc loại ngôn ngữ hình tượng hội hoạ, tuy bình dị nhưng vẫn thanh thoát và hàm súc.
"Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình cảm động. Vết thương tình dẫu chỉ là vô hình, nhưng nó lại có thể khoét sâu vào trái tim, tâm hồn làm cho nhà thơ đau đớn, như không bao giờ lành lại được. Lòng anh lưu luyến cả một thời tuổi trẻ đã qua đi. Sang đoạn thứ hai, thơ càng được khắc sâu hơn về tình yêu:
Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…
Tôi nghĩ, người con gái kia khi nghe được những lời thơ này, chắc phải xúc động lắm! Nhà thơ đã trải nghiệm qua gần trọn một đời mình, nên cái "nông nỗi đời người" ở đây ý muốn nói về sự mất mát của tình yêu, cuộc sống, càng thấy quí những hạnh phúc đã trôi đi. Cô gái ấy giờ đây đâu còn trẻ? nhưng trong kí ức nhà thơ, em vẫn trong trắng tươi mát như thuở nữ sinh: Câu thơ: Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây/- là vậy. Trong tình yêu có biết bao sự ly tan chẳng ra đâu vào đâu, có khi cả hai người cùng yêu tha thiết với nhau suốt đời, ấy vậy mà cũng tan vỡ. Chính thế nên vào đoạn thơ thứ hai này lòng tác giả mới thổn thức: Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt/- Nghĩa là, những năm tháng yêu em là thời gian hạnh phúc của đời anh. Đó là sự luyến tiếc cuộc sống và tình yêu tuổi trẻ, ngỡ đã vụt trôi như một cánh chim bay...
Sau đó tác giả có nhắc lại về những buổi đón em bên cổng trường như đã nói ở trên, để cuối cùng anh kết:
Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...
Hình ảnh gió hồ Tây thổi cùng những làn mây trôi... là biểu tượng những tháng năm tiếp nối và cuộc sống heo hút của nhà thơ. Đó là hai câu thơ hay nhất bài, lời thơ sinh động đầy hàm ý. Nhờ hai câu kết này mà bài thơ được viên mãn và tầm vóc. Ý nghĩa của nó để nói tình yêu và cuộc đời, vừa cát bụi vừa mãi mãi...
Như lời Nguyễn Đình Chúc trong một bài bình luận về chân dung thơ Phạm Ngọc Thái, khi nói về tình thơ này đã có nhận xét:
- "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình hay của tập Hồ Xuân Hương Tái Lai, hình ảnh thơ rất chân thực nhưng vẫn cô đúc, dường như trên mỗi dòng thơ đều có máu tim của nhà thơ đang rỏ xuống...
Rồi nhà bình luận khái quát:
- Bài thơ chỉ có 16 câu với 4 khổ thơ, được viết vào lúc cuộc đời tác giả đã về chiều khi nhớ lại mối tình với một người sinh nữ. Đứng bên bờ hồ Tây gió thổi, mây bay... tác giả bồi hồi nghe tiếng của lòng mình đang trỗi dậy thưở còn tình yêu tuổi trẻ. Hình tượng thơ khắc họa trong câu cuối cùng: Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi.../- ý nói, những làn mây trôi kia không chỉ là cảnh vật thiên nhiên hoang vu mà nó còn biểu thị cho cả khoảng thời gian trôi. Như câu: Hạnh phúc qua như một cánh chim bay/- Nói lên niềm vui ngắn ngủi, thoảng chốc đã không còn. Hoặc khi tả về hình bóng người con gái xa xưa nay chỉ còn trong ký ức, anh viết:
Người con gái anh yêu nay hoá khói sương tan
Để biểu thị cho sự chìm lấp của thời gian đã trôi vào quá khứ - Đó chính là thứ ngôn ngữ thi ca rất hàm súc và giàu tính biểu tượng.
Theo cảm nhận của tôi: Anh Vẫn Ở Bên Hồ Tây là một bài thơ tình vô giá của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Chẳng những bài thơ cảm hoá được lòng người, đồng thời còn có khả năng tồn tại với đời. Rất có thể thi phẩm sẽ trở thành một viên ngọc thi ca của văn đàn hôm nay và mai sau.
LIỆU “Em ơi! Thành phố lại mưa” ĐÃ PHẢI LÀ MỘT TUYỆT TÁC THI CA? Cô giáo Hoàng EM ƠI! THÀNH PHỐ LẠI MƯA
Nghe không em lại mưa lên phố
Bao năm rồi, chiều ấy cũng mưa rơi...
Gió se sắt đưa anh vào nỗi nhớ
Mối tình thời trinh nữ xa xôi.
Thưở xưa ấy, em ơi! Như hoa nở
Say như mơ và mộng như thơ
Anh đã gặp em những tháng năm cát bụi
Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ.
Thành phố lại mưa…
Có nghe không em? Con chim trời, cá nước
Khúc nhạc chiều dìu dặt bay qua
Tình êm dịu bên em mơ màng quá
Thôi hết rồi! Tan vỡ bến bờ xa.
Tiếng mưa rơi não nề thao thức
Bóng hoàng hôn đỏ cũng xua tan
Bèo dạt sông trôi buồm anh không bến đỗ
Chân trời vương vấn dải mây lan.
Ôi, cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch
Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em?
Anh đứng giữa trời mưa làm những vần thơ xao xác
Người con gái năm nào về như một bóng chim hoang...
Phạm Ngọc Thái Lời bình: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có "chùm thơ tình trong mưa" rất có tiếng vang, ở chùm thơ đó tôi thích nhất bài Em Ơi! Thành Phố Lại Mưa này: Nghe không em lại mưa lên phố Bao năm rồi, chiều ấy cũng mưa rơi... Ta đã nghe thấy tiếng mưa rơi, mà là mưa rất mau... với bóng người con gái từ thuở nào đó. Nói về hình ảnh người yêu trong thơ mưa, một bài khác anh cũng viết: Em bước nhẹ, những tháng năm hoang dại Về bên anh mái tóc rối tơi bời Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy Dẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi... (trong mưa)
Đọc thơ mưa Phạm Ngọc Thái sao mà nhớ da diết về thuở ấy. Thời của tình yêu, mưa rơi lên tóc, ướt vai và ướt cả áo em. Tôi cũng thấy bồi hồi không khỏi chạnh lòng khi nghe giọng thơ anh: Gió se sắt đưa anh vào nỗi nhớ Mối tình thời trinh nữ xa xôi. Theo ý trong bài thì thiếu nữ đó tác giả đã gặp vào những năm tháng phong trần dâu bể cuộc đời, chứ không phải thuở anh vẫn còn mộng mơ trên giảng đường đại học: Anh đã gặp em những tháng năm cát bụi Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ... Nhưng những thông tin về đời tư tác giả, bộc lộ qua các tác phẩm và dư luận. Thời trai trẻ nhà thơ từng trải qua cả cuộc chiến tranh ngoài chiến trường. Vậy phải chăng cô thiếu nữ của bài Em Ơi! Thành Phố Lại Mưa này, anh đã gặp và yêu sau cuộc chiến tranh, khi đã rời bỏ đời lính trở về? Có thể người con gái, mối tình đầu của anh ở quê hương đã đi... lấy chồng. Để lại một nỗi buồn trống vắng, cô đơn trong lòng người lính, như lời thơ đã viết: Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ Một người lính trận lăn lộn qua cả cuộc chiến, tuổi trẻ phải vùi trong bom đạn, lại có tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ, hẳn khi gặp một nàng thiếu nữ duyên dáng, trẻ xinh... trái tim ắt phải rung động mãnh liệt lắm! Tình yêu ấy giúp cho tuổi trẻ nhà thơ tưởng đã cỗi cằn, nay sống lại: Thuở xưa ấy, em ơi! Như hoa nở Say như mơ và mộng như thơ Theo năm tháng được biết thì bài thơ tác giả sáng tác đã vào cái tuổi cập kề lục tuần rồi. Nghĩa là đến mấy mươi năm sau, vào một chiều thành phố mưa rơi… lại đánh thức trái tim anh trở về với mối tình xa xưa đó: Thành phố lại mưa... Có nghe không em? con chim trời, cá nước Khúc nhạc chiều dìu dặt bay qua Hình ảnh "con chim trời, cá nước" ở đây ý muốn nói về sự xa cách, tình yêu đã trôi vào dĩ vãng, như con chim bay trên bàu trời mênh mang vô định, con cá ở ngoài sông xa tít tắp. Dẫu thế, bên tai anh vẫn văng vẳng tiếng yêu thương ngày nào, tựa khúc mưa chiều dìu dặt. Em có nghe thấy, hay còn nhớ tới không? Trái tim thi nhân thổn thức hoà lẫn trong tiếng mưa thành phố, để cõi lòng bật lên thảng thốt, như thể tình vừa mới mất: Thôi hết rồi! Tan vỡ bến bờ xa... Những dòng thơ trào ra nỉ non, tha thiết: Tiếng mưa rơi não nề thao thức Bóng hoàng hôn đỏ cũng xua tan Bèo dạt sông trôi buồm anh không bến đỗ Chân trời vương vấn dải mây lan. Hàng loạt các hình ảnh được tác giả đưa vào làm biểu tượng: Từ tiếng mưa rơi não nề thương nhớ, đến cái bóng hoàng hôn đỏ trong cảnh chiều tà trời đất hay chiều cuộc đời của nhà thơ cũng đang nhạt nhoà, tan tác... như cánh buồm trên con sông tháng năm trôi dạt lênh đênh, không bờ bến đỗ. Lòng người thì hoang vu với vài đám mây trôi... Tất cả hoà quyện nhau để khắc hoạ tình yêu người ở trong mưa. Tôi xin phân tích đoạn cuối cùng: Ôi cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em? Các văn nghệ sĩ thường hay nói: Cuộc sống như một cái sân khấu lớn, ở trên đó mỗi con người là một nhân vật hay một vai diễn? Có phải vậy nên nhà thơ Phạm Ngọc Thái mới viết: Ôi, cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch/- Tôi nghĩ, chẳng qua chỉ vì mối tình đã tan và tiếc nuối nên tác giả mới buông ra lời ca thán như thế? Bởi vì, nếu mối tình xa xưa ấy cũng chỉ như màn kịch thật, nhà thơ và người con gái kia cũng chỉ là vai diễn... thì sự chia tay là tất nhiên, khi cái sân khấu đã đóng màn và tình yêu đã hết. Đằng này, mấy chục năm trôi qua mà lòng nhà thơ vẫn còn lưu luyến đến thế? Tưởng như máu tim anh đang rỏ xuống mỗi dòng thơ. Anh đã quá yêu người con gái đó nên mới buông ra lời qui tội cho cuộc sống đó thôi! Với những dòng tri kỷ ở trong thơ thì hẳn cô gái cũng đã rất yêu anh. Vậy vì sao cả hai người cùng yêu nhau mà mối tình lại tan? Ta không biết. Tác giả đã phân bua: Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em? Tôi còn nhớ bài thơ "Hoa huệ" của nhà thơ Bế Kiến Quốc (1949-2002), đã viết: Hoa huệ trắng và bức tường cũng trắng Sao bóng hoa trên tường lại đen? Em đừng nhìn đi đâu thế em Anh không biết vì sao, ai có lỗi... Ở đây, hình ảnh của bông hoa đã trở thành biểu tượng của tình yêu. Bông hoa huệ trắng và bức tường cũng trắng kia là thật. Nhưng tất nhiên bóng của nó hắt lên tường sẽ thành... đen. Ý nhà thơ muốn nói: Tình yêu có hai mặt - Nếu mặt trước của nó là hạnh phúc, niềm vui sướng và đam mê say đắm - Thì mặt sau của tình yêu lại là nỗi đau khổ vô hạn khi tan nát. Sẽ trở thành bi kịch, thất vọng của cuộc đời. Nhưng chính nhà thơ Bế Kiến Quốc cũng không lý giải nổi mối tình của mình đẹp thế sao lại vỡ? Ông xa xót mà thốt lên: Anh không biết vì sao, ai có lỗi... Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi Sao bóng hoa trên tường lại đen? Xin trở về với bài thơ Em ơi! Thành Phố Lại Mưa, khi mối tình không thành mà cũng chẳng lý giải nổi vì sao? nhà thơ cũng chỉ biết than: Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em? Phải chăng bởi duyên trời, hai người không có phúc phận được sống bên nhau? để cho con tim năm tháng phải dày vò mà tiếc nuối? để những chiều mưa rơi thành phố, anh thi sĩ lại thổn thức vì thương nhớ người yêu, mà sáng tác lên những áng tình ca bất hủ để lại cho đời? Bài thơ đã được kết: Anh đứng giữa trời mưa
làm những vần thơ xao xác Người con gái năm nào về như một bóng chim hoang... Cũng không phải người con gái kia là cánh chim hoang đâu, chính là lòng nhà thơ vất vưởng, vô vi như một bóng chim hoang. Tư duy thơ sâu lắng, ngôn ngữ hình ảnh thi ca sinh động, làn điệu nhụy nhàng mà không rơi vào sự bóng mượt nhàm chán.
Tôi cảm nhận Em Ơi! Thành Phố Lại Mưa là một bài thơ tình rất hay. Nhưng liệu nó đã có thể trở thành một tuyệt tác thi ca?... thì bản thân chưa dám buông ra lời khẳng định, mặc dù trong thâm tâm, ý nghĩ tôi đã tin như vậy. Nguyễn Thị Hoàng ĐH Sư phạm HN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.10.2014 23:23:03 bởi Nhân văn >
LỜI BÀN VỀ MỘT TUYỆT PHẨM THƠ PHẠM NGỌC THÁI Nguyễn Đình Chúc VÁY THIẾU NỮ BAY
Váy thiếu nữ bay để ngỏ
Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong
Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở
Tìm vào chỗ ấy của em...
Bờ bãi con người em trổ hoa trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc
Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm...
Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
Mênh mông bàu trời, say đắm thế gian
Có phải đó khúc quân hành nhân loại?
Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh.
Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý!
Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang...
Phạm Ngọc Thái Lời bàn: Có nhà thơ nào đã ví "cái" của người thiếu nữ như một cổng trời, qua cổng trời đó là vào một động thiên thai. Hay như cách tả của bà Hồ Xuân Hương về của quí của chị em mới thật là trăm hình vạn trạng, nhiều bài làm ta phải sởn gai óc. Thí dụ trong bài "Động Hương Tích": Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom Khi thì bà mượn cái quạt để tả về "chỗ ấy": Chành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa... Giờ ta đến với thơ của Phạm Ngọc Thái ở bài "váy thiếu nữ bay", anh đã ví cái của em như: Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong Đến thiên nhiên cũng phải ngưỡng mộ mà run rẩy: Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở Tìm vào chỗ ấy của em... Cũng đúng thôi, ngay cả trái tim người khi cảm xúc còn rung động huống hồ thiên nhiên? Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây, viết ra câu thơ như thế quả là tác giả đã mạnh bạo. Từ câu trước dùng hình tượng rất gợi cảm "gió réo rắt, nắng bồn chồn", đến câu sau chuyển ngay sang cách nói có hơi hướng trần tục: Tìm vào chỗ ấy của em... Đọc lên ta thấy gai gai giật mình. Nhưng ngẫm kỹ lại thì sướng thơ. Chính viết thế đã tạo thêm sự hấp dẫn, dần dần thấy hay. Có phải chăng đó cũng là một thi pháp trong thơ hiện đại để sáng tác thơ vào lòng bạn đọc? Riêng tôi cho rằng viết thế là thích. Sang đến khổ thứ hai thì thơ bắt đầu mang theo tính triết lý: Bờ bãi con người em trổ hoa, trái ngọt Đến đế vương cũng khum gối cầu mong Trong nhân sinh quan ta thấy rõ ràng nhà thơ đứng về phía nhân gian, ca ngợi tình yêu sự sống ở chốn cộng đồng. Câu thơ: Bờ bãi con người em trổ hoa trái ngọt/- Nghĩa là vậy. Ta thường nói, sở dĩ tác phẩm của Nguyễn du sâu sắc, bất hủ... bởi Người đã có hàng chục năm phải sống lăn lộn nơi dân dã, thấu hiểu nỗi tình kiếp chúng sinh mà viết nên... Kiều! Tôi nghĩ một quan điểm rất cơ bản trong thi ca chính là thái độ nhân sinh và thế giới quan của nhà thơ như thế nào? nó có ý nghĩa rất quyết định tới tấm vóc của một bài thơ hay, cũng như các tác phẩm văn học nói chung. Xin trở lại bài Váy Thiếu Nữ Bay. Câu thơ vừa nói trên ý rằng, ở nơi "bờ bãi con người..." em như hoa trái của sự sống. Sự sống mà không có hoa trái thì chẳng có gì hết, sẽ chỉ như là cái xác chết. Sau đó để làm rõ hơn về giá trị bất hủ, nhà thơ viết: Đến đế vương cũng khum gối cầu mong Vậy là, hơn một lần nữa tác giả lại bộc lộ quan điểm: cái ấy của em còn cao hơn, đáng giá hơn hàng bậc đế vương kia! Sau đó nhà thơ vẫn tiếp tục miêu tả nhưng ở mức độ rộng cao hơn: Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài. điện ngọc Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm... Dùng hình tượng ví như "lâu đài, điện ngọc" ta cũng dễ hiểu. Cụ Nguyễn Du cũng đã chẳng từng ví của Kiều: Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên
Còn về ý nghĩa tiến hoá vạn vật trong vũ trụ hay của thế giới nhân quần, khởi thuỷ và muôn năm cũng là ở trong cái ấy mà ra cả. Sự sống của nhân loại cũng như văn minh, tiến bộ thế giới... đều phải bắt đầu từ đấy, về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Còn tác giả muốn mượn cách nói như thế để hàm ý những gì nữa, thuộc trong lĩnh vực chính trị xã hội... thì có lẽ rồi đây đời còn cần phải bàn thêm? Nghĩa là câu thơ: Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm/- đã mang theo cả ý nghĩa xã hội và tính vũ trụ của thi ca. Sang khổ thơ thứ ba: Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại Mênh mông bàu trời, say đắm thế gian Cái mà đã dấu trong chiếc váy bay của người thiếu nữ lại bao trùm lên cả hồn thời đại, làm say đắm thế gian - không phải chỉ bây giờ, mà từ xa xưa đến mai sau vẫn thế. Rồi tác giả buông ra một câu hỏi: Có phải đó khúc quân hành nhân loại?
Để anh chốt lại trong câu thơ kết đoạn: Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh Thì từ thuở thiên thai khi mà người đàn bà còn chưa biết mặc váy, cái đó đã có rồi. Tất nhiên nó mãi mãi là một bích phẩm bất hủ nhất, của cả tạo hoá lẫn xã hội con người. Cho dù tác giả không dụng ý nhưng thơ đã mang màu triết học, nghĩa những câu thơ kết vào nhau rất chặt chẽ. Sang khổ thơ cuối cùng của bài tác giả đã tung ra một lời phán quyết, dĩ nhiên bằng ngôn ngữ thi ca: Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý! Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang... Câu thơ cuối đã khoá lại toàn bộ bài thơ. Chính nó mang theo một lời triết lý có ý nghĩa xã hội, hàm ý về một phủ định nào đó? Nhà thơ phản ứng lại những tà đạo hoặc giả tạo về mặt chính trị, còn đang ẩn trong thể chế xã hội mà viết như thế chăng? Xin lần lượt phân tích đôi nét. Bước đầu tác giả đưa ra một sự lý giải về sự sống: Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh Nghĩa là từ cá nhân tới xã hội phải nhờ có "cái ấy" mới có thể tồn tại và phát triển. Tất nhiên cách nói trong thi ca cũng chỉ có ý nghĩa biểu tượng. Như tôi đã nói trên, hàm ý thi ca Phạm Ngọc Thái trong bài thơ này luôn luôn mang theo tính phản biện có ý nghĩa xã hội. Cũng có số người cho rằng: "Phạm Ngọc Thái hơi cực đoan" - Tôi không biết quan niệm về anh như thế đã đúng chưa? Nhưng có lẽ đó cũng là một điểm xuất phát để tạo nên ý nghĩa tột đỉnh trong tình thơ này của anh! Tác giả đã phát triển sự biện luận ấy thế nào: Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất Nói là phàm tục, cũng là phàm tục. Nhưng nếu nói "cái đó" thiêng? thì rõ ràng cũng có ý nghĩa thiêng. Chẳng thế mà nhà thơ Nga M.Lermôntốp đã viết những câu thơ bất hủ về tình yêu với người đàn bà:
Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ. Bởi vì với ý tưởng chân chính, lòng ham muốn cái đó là đỉnh cao của sự thăng hoa tột cùng trong tình yêu con người. Cái hạnh phúc vô giá, niềm đam mê vô tận. Nó vừa tạo nên những sướng vui, đồng thời cũng là nguồn gốc của nỗi đau khổ. Nó mang đến ý nghĩa thánh thiện, đức nhân ái và bao dung. Nó chính là hạt nhân của tình lứa đôi. Cho nên Puskin đã nói một câu nổi tiếng, rằng: "Chỉ có tình yêu mới đẩy lùi tội ác"! Ý nghĩa đều nằm trong câu thơ Phạm Ngọc Thái đã viết: Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất Ở đây tác giả cũng chỉ nhấn mạnh về tình yêu gái trai nơi nhân gian, mà anh gọi là "bờ bãi con người...". Như trên đã nói, câu cuối cùng đã chốt lại cả bài thơ: Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang... Đó là ngòi bộc phá nổ để bảo vệ cho toàn bộ ý tưởng, sự biện luận đến các hình tượng của bài. Nào là: Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại, Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm, Mênh mông bàu trời say đắm thế gian, Một khoảng trời nghiêng ngửa hoặc Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài điện ngọc - Chỉ để bảo vệ một chủ thuyết của tác giả, ca ngợi cái kiệt tác mà tạo hoá hay thượng đế đã sinh ra trên người đàn bà! Thì từ khi có vũ trụ cùng thế giới con người đến nay, đã có cái gì được coi là cao hơn, vĩ đại hơn cái của đàn bà ấy đâu? Dù nhân loại có tiến triển đến hàng triệu năm nữa, nó vẫn vĩ đại nhất! Cho nên một bài thơ hoàn hảo, đầy đủ phẩm bích để ca ngợi về cái kiệt tác của thượng đế ấy, hẳn đó phải là một tuyệt phẩm hay một tuyệt tác thi ca! "Váy thiếu nữ bay" xứng đáng là một đài thơ. Tôi tin nó sẽ trở thành một thi phẩm không kém phần bất hủ trong thế giới thi ca của văn đàn. NĐC. (*) Bài đã được đăng trên rất nhiều các trang mạng điện tử trong nước & thế giới.
PHẠM NGỌC THÁI VÀ MỘT KỲ TÁC THI CA Anh Trần XEM TRANH BÁN LOÃ THỂ Tưởng nhớ bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng
của thi nhân Bích Khê Nàng để hở một vòm trời tuyệt mỹ
Thế giới là đây! Cuộc sống là đây!
Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình
ra từ trong bụng.
Lui xuống dưới nàng một rừng sâu um tùm
che hang động
Lên trên nàng đôi mỏm núi trắng vô biên
Thân thể nàng tràn đầy hương nhụy phấn
Thiếu nữ mặc hở quần: hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn!
Em như gió trăng mà rung động cả vua chúa, thánh thần
Cuộc sống cần em
Đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử?
Khi em cởi ra nhiều: điểm báo thế giới
càng hiện đại văn minh (*)
Nhưng điều đáng đớn đau là tính nhân loại
Con người cũng ngày càng nhiều dã tâm gây tội ác! (**) Phạm Ngọc Thái (*) Thế giới càng hiện đại văn minh thì khuynh hướng triển lãm thân thể
của các thiếu nữ càng phát triển, tới mức gần như cởi truồng.
(**) Nhà văn Nga Ai-Ma-Tốp đã cảnh báo trong tác phẩm "Đoạn đầu đài" nổi tiếng của ông rằng: Thế giới, cái ác vẫn lấn át cái thiện và con người hiện đại còn ác hơn con sói! ------------- Lời bình: Bài thơ viết rất "nghệ" và táo tợn! Táo tợn đến mức đọc lên hơi rợn người, nhưng chính lại càng làm cho tình thơ thấm thía, hàm chứa. Thí dụ: Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng
Sâu sắc và hay. Ý của câu trên ta thấy rõ rồi, nhưng còn câu dưới?
... đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng không phải chỉ muốn nói rằng: em có khả năng mang thai trong bụng rồi sinh đẻ, tất nhiên là ra con người - rồi giống người ấy sẽ mang đến cả chiến tranh và hoà bình! Mặc dù phải có cả đàn ông thì em mới đẻ được. Nhưng trong ý nghĩa nhân sinh người ta thường không nói đến đàn ông mà chỉ ví về đàn bà. Ở một phạm trù rộng hơn, tức là: Tình yêu và đàn bà sinh ra cả khổ đau lẫn hạnh phúc, cũng như chiến tranh và hoà bình.
Ta hay nói thơ Hồ Xuân Hương tả tục nhưng mà thanh. Xin lấy vài thí dụ : Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay (Quả mít) Hay là:
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngáy lỗ trôn tôi (Con ốc nhồi) "mân mó" rồi "ngó ngoáy" - hình tượng như búa bổ, đọc mà "sợ" đấy chứ? Chẳng qua người đã có danh thì nói cho có vẻ nguỵ biện thế thôi, thực ra bà chỉ mượn hình ảnh quả mít, con ốc nhồi để tả thẳng vào cái tục đó! Có chăng thì nên nói: thơ Hồ Xuân Hương tả trần tục nhưng ngôn ngữ siêu đẳng. Trở lại với bài Xem Tranh Bán Loã Thể của Phạm Ngọc Thái, sau hai câu đã nói như trên, tác giả miêu tả về cái đó: Lui xuống dưới nàng một rừng sâu um tùm che hang động
Lên trên nàng đôi mỏm núi trắng vô biên... Hình ảnh thơ như thế không phải là không sướng và hay sao? Bích Khê thì miêu tả: Hai vú nàng! Hai vú nàng! chao ôi
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng
Ôi lồ lộ một tòa hoa nghiêm động (Tranh loã thể) Nhưng trong bài "Xem tranh bán loã thể" tác giả không chỉ dừng ở sự miêu tả, thơ đã được phát triển một cách sâu sắc: Em như gió trăng mà rung động cả vua chúa, thánh thần
Cuộc sống cần em
Đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử?
Có thể nói, thơ đã đi đến tận cùng về tính nhân loại. Trở lại với mấy câu thơ trên, ta còn thấy trong hình ảnh hàm chứa cả tính vũ trụ: Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng Ngay câu thơ đầu tiên của bài, cũng đã mang ý nghĩa liên kết giữa cuộc sống với thế giới: Nàng để hở một vòm trời tuyệt mỹ
Thế giới là đây! Cuộc sống là đây! Rồi tác giả kết luận về cái kiệt tác thiên thai mà tạo hoá đã đúc trên thân thể người đàn bà ấy: ... Hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn! Câu thơ:
Cuộc sống cần em
Đâu có cần chiến tranh và bom nguyên tử?
Ngôn ngữ nghe có vẻ to tát nhưng hợp cảnh, hợp tình, nên khi đọc ta vẫn thấy nhuần nhuỵ, tự nhiên. Bài thơ còn mang ý thức lên án chiến tranh sâu sắc. Nó cô đúc tới mức, mỗi câu thơ như một nút bấm để bắn ra những tia lửa… vừa mang ý nghĩa nhân sinh, lại vừa khái quát tính xã hội. Ta hãy nghe những câu cuối:
Khi em cởi ra nhiều: điểm báo thế giới càng hiện đại văn minh (*)
Nhưng điều đáng đớn đau là tính nhân loại
Con người cũng ngày càng nhiều dã tâm gây tội ác! (**) Vì những câu thơ này nhà thơ đã có chú giải sâu sắc, tôi xin đăng lại nguyên lời dẫn giải đó: (*) Thế giới càng hiện đại văn minh thì khuynh hướng triển lãm thân thể của các thiếu nữ càng phát triển, tới mức gần như cởi truồng... (**) Nhà văn Nga Ai-Ma-Tốp đã cảnh báo trong tác phẩm "Đoạn đầu đài" nổi tiếng của ông rằng: Thế giới, cái ác vẫn lấn át cái thiện và con người hiện đại còn ác hơn con sói! Có thể nói: Xem Tranh Bán Loã Thể là một thi phẩm đi đến tận cùng của tính nhân loại, nó xứng đáng là một kỳ tác thi ca! Bài thơ còn có khả năng đứng lại được với thời gian cũng như nền văn học nước nhà. AT. NS Sân khấu & Điện ảnh HN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.10.2014 23:31:27 bởi Nhân văn >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu: