Chữa bệnh dạ dày đơn giản ngay tại nhà
river109 06.10.2014 17:01:02 (permalink)
Chữa bệnh dạ dày đơn giản ngay tại nhà

Khi mắc các bệnh dạ dày, nếu bệnh chỉ mới chớm, các triệu chứng chưa nhiều và bệnh chưa nghiêm trọng, mọi người thường chủ quan với bệnh, không chăm sóc điều trị, cho tới khi bệnh nặng, tạo ra những cơn đau khó chịu mới đi khám chữa bệnh. Điều đó là rất không tốt, khi bệnh đã nặng sẽ mang tới những tổn thương không mong muốn, ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày sau này. Vì thế cần có sự quan tâm hơn tới bệnh dạ dày của mình, dưới đây là một sô phương pháp chữa bệnh đau dạ dày đơn giản tại ngay chính ngôi nhà của bạn. Hãy cùng tham khảo và áp dụng để bảo vệ dạ dày của mình được tốt hơn.

Gừng
Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

- Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.

Nước muối ấm

Nước muối ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng tại nhà hiệu quả mà còn có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng:

- Thêm một thìa muối vào nước ấm, nguấy đều cho muối tan hết. Hãy uống nước muối ấm ngay lập tức để chấm dứt tình trạng đau, co thắt và rối loạn chức năng dạ dày.

Giấm táo

Giấm táo có tác dụng khử trùng và rửa ruột rất tốt. Nó giúp dạ dày hấp thu các chất dinh dưỡng và ngăn ngừa chứng khó tiêu, đồng thời là phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Cách sử dụng:

- Cho hai hoặc ba thìa giấm táo vào một cốc nước ấm hoặc lạnh, nguấy đều. Uống trước khi ăn sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.

Nước ép bạc hà 

Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

- Nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày sẽ dịu bớt cơn đau dạ dày của bạn.

- Cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng. Uống 2-3 lần trong ngày.

- Trà bạc hà sẽ giúp bạn dứt hẳn những cơn đau dạ dày.

Nước chanh

Chanh là loại hoa quả rất dễ kiếm. Nếu trong nhà không có gừng và bạc hà, bạn có thể uống thật nhiều nước chanh để làm giảm những cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng:

- Cho 2-3 thìa đường nước chanh tươi vào nước ấm. Nguấy đều.

- Uống 2-3 cốc nước chanh mỗi ngày để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp bạn giảm căng thẳng lo âu và có tác dụng chữa đau, viêm loét dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng:

- Thêm một lát chanh khi uống trà hoa cúc sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.

Lô hội

Nước lô hội có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bạn có thể uống nước lô hội khi bị mắc các bệnh về đường ruột.
Cách sử dụng:

- Thêm một thìa nước lô hội vào một cốc nước ấm. Thêm nước chanh vào hỗn hợp này và ngoáy đều.

- Uống hai lần/ngày sẽ giúp dạ dày bạn dịu hẳn chứng co thắt, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.

Hạt cây thì là

Hạt cây thì là chứa các thành phần có tác dụng chữa trướng bụng và ngăn ngừa đau dạ dày.

Cách sử dụng:

- Cho một thìa hạt thì là vào cốc nước đun sôi. Nguấy đều và gạn hạt cây thì là ra.

- Cho một thìa cà phê nước cốt chanh vào nước và uống trước khi ăn để ngăn ngừa chứng khó tiêu và đau dạ dày.

Chữa đau dạ dày bằng nhiệt độ

Đặt túi chườm nóng hoặc một chai nước nóng lên dạ dày khi bạn cảm thấy đau. Ấn vào chỗ đau và giữ cố định trong vài phút. Bỏ túi chườm ra và tiếp tục đặt nó lần hai vào chỗ đau trong 2 phút.

Lặp lại quy trình này 4-5 lần trong ngày để làm dịu bớt cơn đau dạ dày, nhất là các cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.

Đồ ăn nhạt

Ăn đồ nhạt giúp bạn dễ tiêu hóa khi bị đau dạ dày.

Một vài lưu ý:

- Tránh sử dụng các loại đồ ăn bơ sữa trong một vài ngày bởi trong đó có các vi sinh vật không có lợi cho dạ dày.

- Tránh đồ ăn cay, có mỡ hoặc đồ ăn ngọt. Thay vào đó ăn nhiều rau, củ, quả để làm dịu cơn đau.

Nguồn: trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc
#1
    river109 08.10.2014 15:06:42 (permalink)
    Triệu chứng lâm sàng của bệnh đau dạ dày

    Các bệnh liên quan tới dạ dày, tới hệ tiêu hóa của chúng ta ngày nay có rất nhiều, điển hình nhất là bệnh đau dạ dày. Vậy nhưng không phải ai cũng nhận biết được các triệu chứng của chúng để có cách phòng ngừa, chữa trị phù hợp, đúng bệnh. Nhiều người khi thấy đau bụng cứ nghĩ là do đói hay do ăn phải thứ gì không tốt và mặc kệ nó, đợi cơn đau qua đi rồi thôi. Điều đó rất nguy hiểm, có thể làm bệnh nặng hơn, khi phát hiện thì đã trở nên nghiêm trọng rồi. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, mọi người cùng tham khảo để có thể phát hiện sớm bệnh và tiến hành chữa trị.

    1. Bị đau dạ dày những triệu chứng lâm sàng

    a.Triệu chứng cơ năng:

    Đau bụng vùng thượng vị:
    - Đau có chu kỳ (viêm loét dạ dày, tá tràng), đau không chu kỳ (đau do viêm dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày).
    - Đau có lan xuyên (loét dạ dày lan lên trên và sang trái), loét hành tá tràng (lan ra sau lưng và sang phải).
    Liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày đau khi no, loét hành tá tràng đau khi đói, ăn vào hết đau.

    Kém ăn:
    Là một triệu chứng không đặc hiệu (ăn mất ngon, ăn ít hơn).
    Lâm sàng chia 2 loại: loại kém ăn giảm lực( cảm giác tiêu hoá chậm, đầy bụng, cảm giác nặng nề… ). Loại kém ăn tăng lực ( có cảm giác đau vùng thượng vị, rát bỏng, nôn…)
    Đau bụng vùng thượng vị

    Ợ chua: Ợ không phải là triệu chứng quan trọng, ợ là biểu hiện của:
    - Rối loạn vận động dạ dày: lỗ tâm vị không đóng kín.
    - Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu nên sinh hơi. Thức ăn và hơi có thể lên tận trên họng mà người có bệnh cảm thấy vị chua.
    - Nôn và buồn nôn: Các bệnh của dạ dày gây nôn và buồn nôn:
    - Bệnh viêm dạ dày.
    - Đợt tiến triển của loét dạ dày-tá tràng.
    - Ung thư dạ dày.
    - Hẹp môn vị do bất cứ nguyên nhân gì.
    - Mắc chứng trao nguoc thuc quan da day

    Chảy máu: Có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng:
    - Viêm dạ dày cấp do thuốc.
    - Ung thư dạ dày.
    - Loét dạ dày - tá tràng.
    - U lành dạ dày (polip, u mạch).

    b. Triệu chứng thực thể:

    Tìm hiểu về trieu chung benh da day ta thấy, trong cơn đau loét dạ dày - tá tràng thường:
    - Điểm thượng vị ấn đau (loét dạ dày).
    - Điểm môn vị - hành tá tràng ấn đau (loét hành tá tràng).
    - Dấu hiệu óc ách lúc đói (+), Bouveret (+): gặp trong hẹp môn vị.
    - Gõ thượng vị đau: gặp trong viêm dạ dày…

    2. Lưu ý trong điều trị

    Khi có dấu hiệu trên và tiến hành chữa bệnh đau dạ dày người bệnh nên ăn uống điều độ đúng giờ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói; ăn chậm, nhai kỹ trong một không gian thư giãn sẽ tốt cho việc tiêu hóa thức ăn. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, các thức ăn chua, cay, thức uống có ga, không uống quá lạnh, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu; kiêng ăn các thực phẩm mặn. Giữ vệ sinh khi ăn uống, rửa sạch rau quả, rửa tay trước khi ăn.

    Nguồn: trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc
    #2
      thaiha561 09.10.2014 16:15:45 (permalink)
      Nguy cơ ung thu do viêm loét dạ dày

      Là một căn bệnh dạy dày nguy hiểm, không chỉ gây tổn thương tới dạ dày, khả năng gây thủng dạ dày cao, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, gây chán ăn, ăn uống không tiêu... bệnh viêm loét dạ dày còn có thể dẫn tới ung thu dạ dày cực kỳ nguy hiểm. Hãy có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này để có cách phòng ngừa và chữa trị bệnh được tốt hơn nhé.

      Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nhưng không hề có triệu chứng. Chỉ đến khi người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, phải nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
      Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.

      Loét dạ dày - tá tràng là bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.

      Bệnh viêm loét dạ dày - hoành tá tràng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người, thường xuyên gây trao nguoc thuc quan da day, thậm chí gây xuất huyết, thủng hoặc ung thư dạ dày. Nguyên nhân gây loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn H.P) hoặc dùng thuốc giảm đau, chống viêm thường xuyên làm giảm khả năng sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bệnh còn bắt nguồn từ lối sống không điều độ, ăn nhiều chất cay, chua, ăn uống không khoa học đúng giờ, dùng rượu bia nhiều, làm việc căng thẳng kéo dài, thức đêm quá nhiều, người hay lo lắng, sợ hãi và stress.

      Những triệu chứng viêm loét dạ dày gần giống với trieu chung benh da day, thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Cơn đau còn có tính chu kỳ, đau khoảng từ 2 đến 8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát. Một số bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

      Theo những nghiên cứu mới nhất của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thì biến chứng của các bệnh lý trên ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Đây là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa. Để điều trị bệnh kịp thời và triệt để, việc dùng thuốc điều trị phải kết hợp cả việc ăn uống khoa học và vượt qua các triệu chứng stress. Người bệnh cần lưu ý 2 điều trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sau đây:

      - Cắt cơn đau dạ dày không quá khó nhưng nếu thầy thuốc chỉ tập trung trị vào triệu chứng mà quên bảo vệ niêm mạc dạ dày thì bệnh sẽ tái phát .

      - Bệnh nếu có thuyên giảm cũng không lành hẳn nếu thầy thuốc không lưu tâm đến yếu tố bội nhiễm khiến niêm mạc dạ dày viêm nhiễm trở lại. Chính các yếu tố nhỏ này mà viêm loét dạ dày tá tràng đã từ lâu có mặt trong danh sách bệnh thời đại. Vì vậy, đau dạ dày tuy không phải nan y nhưng không khó để chữa khỏi.

      Tìm hiểu thêm một số cách tri benh than, một căn bệnh hiện nay cũng đang có chiều hướng gia tăng mạnh.
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9