Chữa bệnh sỏi thận từ cây nhà lá vườn
Trong dân gian vẫn thường xuất hiện những lương y chữa bệnh như thần, mới đây khi tìm hiểu việc
chua benh than hiện nay ở nước ta, người ta mới biết có một vị lương y ở tình Thừa Thiên Huế, với bài thuốc rất đơn giản từ cây nhà lá vườn nhưng đã giúp biết bao nhiêu người chữa trị sỏi thận hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về ông và bài thuốc chữa sỏi hay của ông nhé.
Xuất thân từ nghề nhà giáo nhưng “rẽ ngang” theo nghiệp y dược, lương y Phan Tấn Tô (71 tuổi) hiện là Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lương y Tô sẽ hướng dẫn độc giả tự sưu tầm dược liệu bào chế bài thuốc
điều trị bệnh sỏi thận từ “cây nhà lá vườn”.
Lương y Tô cho hay nguyên nhân của bệnh sỏi thận do ăn nhiều thực phẩm cay, nóng dẫn đến thấp nhiệt, dồn ứ chất độc. Các tạp chất trong nước tiểu kết tủa hình thành nên sỏi. Y học hiện đại có khá nhiều loại thuốc chữa bệnh sỏi thận. Nhưng thuốc đông y vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong việc chữa trị chứng bệnh này với tính ưu việt vừa chi phí thấp, vừa không để lại tác dụng phụ.
Có một số bài thuốc chỉ dùng “độc vị” để chữa bệnh sỏi thận như rễ đu đủ, dứa dại, chuối hột. Nhưng theo ông Tô, muốn chữa khỏi bệnh này, cần phải biết kết hợp “sức mạnh tổng lực” của các vị dược liệu để bào chế thuốc, nhằm đánh tan được khối sỏi, đưa sỏi ra ngoài cơ thể qua đường tiểu hoặc đại tiện.
Bài thuốc ông Tô giới thiệu được bào chế từ 5 vị dược liệu căn bản với liều lượng cụ thể: Kim tiền thảo (35g), Kê nội kim (màng mề gà, 12g), Hải kim sa (còn gọi dây bòng bong,12g), Xa tiền tử (hạt mã đề,12g), Ngưu tất (cây cỏ xước,30g).
Kim tiền thảo và màng mề gà có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi ở thận, bào mòn giúp dễ tiêu sạn, tán sỏi. Sở dĩ sử dụng lớp màng của mề gà bào chế thuốc bởi gà có thể ăn được sỏi nên mề của nó sẽ giúp dễ tiêu sạn trong cơ thể người.
Dây bòng bong và hạt mã đề có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu và tăng lực. Riêng cây cỏ xước đảm nhận nhiệm vụ “tống tiễn” sỏi ra ngoài cơ thể, chống và
chữa bệnh viêm cầu thận, viêm thận hiệu quả.
Cách thức bào chế bài thuốc này khá đơn giản: Bài thuốc của ông đã được
trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc sưu tầm, tổng hợp lại và đưa ra cách thức bào chế thuốc khá đơn giản dưới đây.
Kim tiền thảo phải rửa thật sạch, phơi khô, sau đó loại bỏ tạp chất. Tương tự, màng mề gà cũng rửa sạch, phơi khô hoặc sao giòn rồi tán mịn. Những dược liệu còn lại cũng sơ chế bằng cách làm khô.
Để tận dụng hết chất thuốc, mỗi thang như vậy có thể sắc lấy nước uống hai lần. Lần một, cho tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa ngập (chừng 1,5l) rồi đun cô cạn đến khi còn một chén là được. Mỗi ngày uống một lần vào buổi chiều.
Trong lần sắc thứ hai, đổ 0,5 lít sau đó đun sôi cô cạn còn hai chén, uống thành hai lần vào buổi sáng và buổi trưa. Chú ý khi sắc thuốc, màng mề gà và hạt mã đề phải được bọc vào túi vải.
Khi sắc thuốc xong, cần uống liền lúc nước thuốc còn ấm. Khi đun, thời gian đầu cho lửa lớn, càng về sau càng giảm lửa lại. Bằng kinh nghiệm nhiều năm, lương y Tô cho hay, thông thường bệnh nhân uống khoảng 10 thang thuốc là có thể đẩy được khối sỏi ra ngoài.
Chú ý cần uống thuốc điều độ sau khi ăn cơm no. Trong quá trình trị liệu, cần chú ý bồi bổ cơ thể bởi thuốc tác động đến can thận, làm giảm thể lực.
Ưu việt của bài thuốc này theo lời của ông Tô là rất dễ tìm, cách thức bào chế đơn giản. Chỉ riêng màng mề gà hơi khó tìm, nhưng có thể mua ở các tiệm thuốc Nam.
Ông còn khuyên thêm, người bị sỏi thận nên chú ý uống nhiều nước, tối thiểu 3 lít mỗi ngày; tránh ăn những thức ăn giàu canxi như: ốc, tôm, cua; hoặc những thức ăn dễ gây sỏi niệu như lòng heo, cá khô, mắm.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng một số bài
thuốc nam chữa sỏi thận để tán sỏi nhỏ cũng rất hiệu quả, vì chúng ngoài tác dụng tiêu sỏi lại lành tính, tốt cho cơ thể người bệnh.