Lạm dụng thuốc dễ gây hại cho thận

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Lạm dụng thuốc dễ gây hại cho thận - 10.10.2014 12:43:58
Lạm dụng thuốc dễ gây hại cho thận

Hàng ngày, thận thực hiện chức năng của mình là lọc máu, nước để đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thế, các loại thuốc thực tế có tác dụng chữa bệnh, nhưng nếu sử dụng quá mức nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thận và các cơ quan khác, vì thực tế đây cũng là các chất độc hại được đưa vào cơ thế để ức chế các chất độc hại khác, chỉ nên sử dụng với liều lượng nhất định, nếu quá mức sẽ trở thành chất độc và gây tác động xấu cho cơ thể.
Dùng thuốc chữa bệnh là việc “cực chẳng đã” phải đưa vào cơ thể người một lượng hoạt chất ngoại lai mà nhiều khi “mặt trái” của chúng rất nguy hại cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và thận. Chính vì vậy, nếu dùng thuốc thiếu hiểu biết, lạm dụng thuốc thường xuyên sẽ dẫn đến những nguy cơ chết người do các cơ quan này bị nhiễm độc và mắc những căn bệnh trầm trọng.

1.Suy thận cấp do thuốc

Nhiều người thấy các triệu chứng đau thận, đi chua benh than được xác định là suy thận cấp do thuốc, đây là hội chứng xuất hiện khi chức năng của thận bị suy sụp do dùng thuốc kéo dài, làm giảm hoặc mất hoàn toàn mức lọc cầu thận. Bệnh nhân có biểu hiện tiểu ít, vô niệu, rối loạn nước, điện giải… và sẽ chết do nguyên nhân kali máu tăng, phù phổi cấp, hội chứng urê máu cao… Suy thận cấp có nhiều nguyên nhân do bệnh tại thận hoặc do các yếu tố ngoại lai. Các nguyên nhân do ngộ độc thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc giảm viêm, giảm đau, nghiện heroin, lạm dụng thuốc chống động kinh, uống mật cá trắm cũng gây suy thận cấp rất khó điều trị.

Các loại thuốc có thể gây độc trực tiếp trên thận bằng cách gây viêm hoặc phá hủy các cấu trúc giải phẫu của thận hoặc gây độc gián tiếp bằng cách làm thay đổi lưu lượng máu đến thận hoặc tạo ra các chất độc nội sinh đối với thận. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều phương tiện hồi sức tích cực (như lọc máu ngoài thận), nhưng tỷ lệ tử vong do suy thận cấp vẫn còn rất cao. Tuy vậy, nếu được điều trị kịp thời và chính xác, nhiều trường hợp vẫn có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn chức năng thận, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường.

2.Các thuốc nguy cơ cao gây độc cho thận

Nhiễm độc thận do thuốc xảy ra rất phổ biến trên lâm sàng, đây là nguyên nhân của gần 20% các trường hợp suy thận cấp phải nhập viện theo nghiên cứu của ngành y tế, ngoài suy thận, các trường hợp chữa bệnh viêm cầu thận cũng chiếm một tỷ lệ rất lớn. Rất nhiều loại thuốc khác nhau được biết có thể gây độc cho thận, thường gặp nhất là các loại kháng sinh, thuốc đông dược, thuốc cản quang, thuốc ức chế men chuyển và đặc biệt là các nhóm thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau. Rất nhiều loại thuốc thông thường, bán không cần đơn, dùng để điều trị các triệu chứng viêm, đau đều có thể gây độc cho thận.

Một số loại thuốc như thuốc gây ngủ, thuốc hạ sốt cũng gây ra những nguy hiểm chết người do suy thận nếu sử dụng quá liều… Một nghiên cứu của Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy, tình trạng ngộ độc thuốc paracetamol đứng hàng thứ hai (sau ngộ độc thuốc ngủ và thuốc an thần) trong số các trường hợp ngộ độc thuốc phải điều trị.

Thuốc hạ sốt paracetamol (còn có tên khác là acetaminophen) có trong rất nhiều tên thuốc khác nhau thường được người dân tự ý mua khi cảm sốt, đau đầu. Vì thiếu hiểu biết nên nhiều người đã vô tình dùng cùng lúc hai, ba loại thuốc đều có hoạt chất paracetamol hoặc tự ý tăng liều khi thấy chưa hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều và ngộ độc thuốc. Ngoài paracetamol, các thuốc chống viêm giảm đau khác cũng gây hại cho thận chiếm tỉ lệ khá cao trong các trường hợp tai biến do dùng thuốc. Các loại thuốc hạ sốt giảm đau như aspirin và ibuprofen đơn chất hoặc phối hợp với caffein, codein thường dùng cho người mắc các chứng đau mạn tính như đau đầu, đau khớp, đau lưng. Người trên 50 tuổi, sau một thời gian dài lạm dụng các loại thuốc này thường bị các bệnh về thận, thậm chí suy thận rất nguy hiểm.

Hiện nay thấy có nhiều người sử dụng các bài thuốc nam chữa sỏi thận, đông y, thảo dược không rõ nguồn gốc xuất xứ để chữa bệnh, không biết thực hư kết quả như thế nào, nhưng khả năng gây hại cho thận là rất cao, khi phải lọc một lượng lớn các chất này, nếu có vị thuốc có tính đọc có thể dẫn đến hư thận, tử vong. Mọi người lưu ý, không mua thuốc của các lang băm, không rõ nguồn gốc. Việc điều trị bệnh sỏi thận cần được đi thăm khám và sử dụng các loại thuốc cũng như phương pháp phù hợp.

Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (một số tài liệu viết tắt là nhóm thuốc NSAID) như indomethacin, meloxicam, diclofenac… đều có tác dụng phụ trên thận như gây suy thận cấp, hội chứng thận hư, tăng huyết áp, tăng kali máu, viêm thận kẽ hoặc bệnh thận mạn tính.

Nhóm ức chế chọn lọc men cyclooxygenase-2 (COX-2) như celecoxib, rofecoxib, nimesulid…cũng có nguy cơ cao đối với thận. Nhiễm độc thận do các thuốc này có thể xảy ra cấp tính ngay sau khi dùng thuốc hoặc mạn tính sau một quá trình dùng thuốc kéo dài hoặc lạm dụng thuốc.

Nhóm kháng sinh gây độc thận có khá nhiều loại. Một số kháng sinh rất độc với thận hiện nay ít dùng neomycin thường chỉ dùng dưới dạng phối hợp trong các dung dịch hay thuốc mỡ (nhỏ mắt, dùng ngoài). Streptomycin cũng có độc tính với thận nhưng chỉ dùng trong phác đồ điều trị lao ngắn ngày với liều, thời gian xác định. Thuốc kháng sinh hiện nay hay dùng là gentamycin có tới 70% bài tiết qua thận dưới dạng nguyên chất. Nó tích lũy lại ở thận có thể gây ra ngộ độc thận. Nguy cơ ngộ độc thận thường xảy ra hơn ở người huyết áp thấp hoặc người có bệnh về gan hoặc ở nữ giới.

Nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 như cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil… gây độc cho thận khi bài tiết qua đường thận dưới dạng không đổi. Cephalexin là kháng sinh dạng uống, dễ dùng nên thường bị lạm dụng nhiều và do đó cũng có nguy cơ cao gây độc cho thận.

Các sulfamid kết tủa trong ống thận gây tắc thận nhất là khi dùng liều cao và uống ít nước. Vì vậy, khi dùng thuốc như biseptol, cotrimoxazol nên uống nhiều nước để giúp hòa tan nhanh thuốc và thải trừ dễ dàng hơn, tránh kết tủa.

Hầu hết các dạng thuốc uống, thuốc tiêm sau khi vào cơ thể nếu có thải trừ qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi, ở liều bình thường và người có chức năng thận bình thường cũng đã có nguy cơ gây nhiễm độc cho thận. Nguy cơ này càng tăng cao ở những người mà khả năng thanh thải của thận giảm. Do đó khi dùng thuốc cần phải làm các xét nghiệm đo độ thanh thải creatinin để chọn và điều chỉnh liều thích hợp.

Nguồn: Các thông tin trên được trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thu thập tổng hợp.