Du lịch Yên Tử đất tổ Phật giáo Việt Nam
hn090909 10.10.2014 15:37:53 (permalink)
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT:
Thời gian: 1 ngày - Phương tiện: Ô tô 
Giá Tour: 350.000 VNĐ
Liên hệ : 0976.061.544 (Ms Huyền)

 
THÔNG TIN ĐIỂM ĐẾN:
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.
 Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.
Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺). Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.
Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 534m. Đây là ngôi chùa to và đẹp nhất ở Yên Tử nên còn được gọi là chùa Cả. Chùa này vốn được dựng từ đời Lý, tên là Phù Vân; tới đời Trần đổi tên là Vân Yên; vào đời Lê, vua Lê Thánh Tông ngự du thăm chùa, thấy hoa cỏ xanh tươi, mới đặt tên là Hoa Yên.
Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.
Qua khỏi chùa Hoa Yên một đoạn thì có ngôi chùa nằm chênh vênh bám vào lưng vách núi. Đó là chùa Một Mái (hay Bán Mái), tên chữ là Bán Thiên Tự (chùa nằm giữa lưng trời). Xa xưa, nơi đây chỉ có một am nhỏ gọi là am ly trần (cách biệt với trần thế). Trần Nhân Tôn thường đến đây đọc sách, soạn kinh. Các văn từ, thư tịch được lưu trữ ở đây, sau khi đức vua Trần hiển Phật, người sau mới lập chùa ở am này. Chùa chỉ có một mái, nhìn như ngôi chùa ăn sâu vào hang đá núi.
 Trong chùa gồm ba gian tương ứng với ba bàn thờ, gồm ban thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Do không gian chùa hẹp nên các ban thờ cũng phải cân xứng với kích thước của chùa và các pho tượng thờ cũng có kích thước nhỏ.
Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.
Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 mét, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m; rộng 3,6m; cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn). Ngôi chùa trông như một đài sen, nơi thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
 
CÁC TIN KHÁC:
Du lịch Thành Cổ Loa
Du lịch Đền Sóc
Du lịch Bà Chúa Kho
Du lịch Chùa Phật Tích
Du lịch Việt Phủ Thành Chương
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9