Tìm hiểu về chức năng của thận
river109 16.10.2014 11:38:40 (permalink)
Tìm hiểu về chức năng của thận

Chúng ta ai cũng biết thận rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ít ai biết hết được các chức năng và vai trò của nó. Bài viết này sẽ giúp mọi người bổ sung những kiến thức đó, để có cái nhìn tổng quan hơn, tốt hơn về thận, nhằm ý thức cao hơn về việc phòng ngừa các bệnh liên quan tới thận, vì ngày nay, số lượng bệnh nhân chua benh than tại các bệnh viện trung tâm y tế đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bệnh.

Các chức năng của thận

1. Lọc máu tạo nước tiểu.
Thận nằm ở hai bên cột tủy sống, mỗi bên 1 quả, hình dáng giống quả đậu tằm, to bằng một nắm tay, dài khoảng 10cm, nặng khoảng 100-150mg. Vùng lõm xuống của thận gọi là cửa thận; động mạch thận, tĩnh mạch thận, ống dẫn nước tiểu và ống bạch huyết ra vào qua cửa thận.

Chức năng sinh lý cơ bản của thận là tạo nước tiểu. Một mặt bài tiết chất cặn bã, chất độc; mặt khác điều chỉnh lượng bài tiết ra ngoài. Do vậy, thận không chỉ là cơ quan bài tiết đơn thuần, mà là bộ phận hợp thành quan trọng trong hệ điều tiết môi trường trong cơ thể.

Ngoài ra, thận còn sinh ra các chất mang hoạt tính sinh vật, kiêm một vài chức năng bài tiết bên trong, như tạo ra chất thúc đẩy tạo hồng cầu, vitamin D3...có tadcs dụng điều chỉnh huyết áp, canxi...Vì vậy, thận là cơ quan quan trọng duy trì sự sống và chức năng cần thiết thông thường.

Khi mắc các bệnh thận, ảnh hưởng tới quá trình lọc máu của thận, khiến thận không thực hiện tốt chức năng của mình, làm sót lại các chất độc gây hại cho cơ thể, do đó cần chữa các bệnh thận thật tốt đặc biệt chữa bệnh viêm cầu thận, hư thận, suy thận.

2.Thải một số chất độc và chất cặn bã:

Thải một số chất như:
Ure, creatinin, một số thuốc sau khi vào cơ thể cũng được loại trừ qua đường thận như Penicillin, vitamin B1...Khi nhiệm vụ này bị rối loạn, một số chất đó sẽ bị ứ đọng lại trong máu nhất là ure mà trong lâm sàng thường biểu hiện dưới hình thái "hội chứng ure máu cao".

Thải các chất điện giải (natri, kali, clo, canxi, magie..), nếu cơ thể dung nạp quá nhiều các chất này, thận sẽ có nguy co mắc bệnh sỏi thận, cần chú ý tới quá trình ăn uống và khám bệnh định kỳ, để phát hiện sớm và điều trị bệnh sỏi thận khi sỏi còn nhỏ để bảo vệ thận.

Thận tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất đó, để giữ chúng ở một tỷ lệ nhất định ở trong máu. Khi thải các chất điện giải bị rối loạn như natri ít đi sẽ gây ứ đọng trong máu và gây phù, kali đào thải tăng lên sẽ gây hội chứng giảm kali trong máu ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa của tế bào.

Thận tham gia vào vai trò điều hòa áp lực thẩm thấu thành mạch, áp lực thẩm thấu tăng sẽ gây phù.

3.Giữ thăng bằng axit kiềm trong máu.

Thực hiện nhiệm vụ trên là nhờ hai quá trình: quá trình lọc cầu thận và quá trình tái hấp thu của các ống thận. Quá trình lọc cầu thạn và quá trình tái hấp thu của ống thận là quá trình có chọn lọc, cho nên bình thường trong nước tiểu không có albumin, đường...trái lại một số chất khác lại có nhiều ure, axit uric...
Khi cầu thận và ống thận bị tổn thương, các nhiệm vụ trên bị rối loạn.

4.Sản xuất ra các yếu tố sinh hồng cầu:

Thận có tác dụng làm tủy xương hoạt động bình thường để sản xuất ra các yếu tố sinh hồng cầu. Khi suy thận yếu tố này giảm đi và gây hiện tượng thiếu máu. Công tác tri benh than do suy thận là rất khó khăn và tốn kém, vì thế đặc biết quan tâm tới thận để ngăn ngừa suy thận.

5.Tàng chứa tinh:

Thận có tác dụng tàng chứa đối với tinh khí. Sự tàng chứa tinh khí của thận nhằm tạo điều kiện tốt để tinh khí có thể phát huy đầy đủ tác dụng trong cơ thể, không để cho tinh khí mất đi vô cớ, đảm bảo sự sung túc của tinh khí, nhằm thúc đẩy và bảo vệ năng lực sinh trưởng, phát dục và sinh nở của cơ thể con người.

Tinh khí mà thạn tàng chứa là cơ sở vật chất chủ yếu cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh nở của cơ thể con người, do đó công năng tàng chứa tinh khí của thận suy giảm, không chỉ có thể xuất hiện các chứng bệnh di tinh, hoạt tiết của tinh không chắc, mà còn vì tinh khí không đầy đủ mà ảnh hưởng đến các cơ năng sinh trưởng, phát dục và sinh nở của cơ thể con người.

Nguồn: Bài viết do trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc cung cấp.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9