Phẫu thuật chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
river109 17.10.2014 09:43:17 (permalink)
Phẫu thuật chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Nếu được phát hiện và dieu tri benh thoat vi dia dem sớm thì bệnh có khả năng chữa khỏi, nhưng khi bệnh đã chuyển qua mãn tính thì không có bài thuốc nào có thể chữa khỏi được, chỉ có thể áp dụng các biện pháp nội, ngoại khoa để bệnh không tiến triển nặng thêm, đồng thời tập luyện thể dục hoặc vật lý trị liệu giúp các khớp thoát vị được vận động một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu bệnh quá nặng, người bệnh đau buốt quá mức, không thể cử động cột sống được nữa thì phải áp dụng các biện pháp phẫu thuật để chữa trị.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường được điều trị bằng các thuốc đơn giản và tập vật lý trị liệu. Chỉ định can thiệp phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu (đau thần kinh tọa gây liệt, các rối loạn cơ tròn, hoặc đau dữ dội dọc lộ trình thần kinh tọa) hoặc điều trị nội khoa không có kết quả.

Mục đích của phẫu thuật là lấy bỏ thoát vị và toàn bộ phần đĩa đệm có nguy cơ gây chèn ép. Bên cạnh đó phải kiểm soát sự giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.

Điều đầu tiên để áp dụng kỹ thuật này là cần tìm tới một dia chi chua benh thoat vi dia demchất lượng và uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa, với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và áp dụng các phương pháp chữa trị. Với phẫu thuật phần đĩa đệm thoát vị, phẫu thuật viên rạch một đường nhỏ khoảng 3cm, thậm chí có thể nhỏ hơn nếu thực hiện qua nội soi. Các hình ảnh phim trước phẫu thuật sẽ là thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình thực hiện phẫu thuật. Việc theo dõi hậu phẫu tương đối đơn giản: bệnh nhân có thể ngồi dậy ngay sau ngày phẫu thuật, thời gian lưu viện ngắn từ 01 đến 03 ngày (tùy theo mức độ đau và khả năng tự phục vụ bản thân), thời gian dưỡng bệnh tại nhà khoảng 03 đến 04 tuần.

Tuy nhiên cần phân biệt các bệnh cảnh của đau thần kinh tọa lưng, thường do thoát vị đĩa đệm gây nên, với chứng đau lưng riêng biệt không lan xuống hai chân. Chỉ định can thiệp phẫu thuật được áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại và nguyên nhân gây đau được xác định chính xác là do bất thường giải phẫu và có thể giải quyết bằng phẫu thuật. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sỹ sẽ đánh giá thêm tình trạng tổn thương dựa trên chụp X quang và cộng hưởng từ. Đây thường là một bệnh lý hỗn hợp phối hợp giữa tổn thương đĩa đệm (bệnh lý đĩa đệm) với hẹp ống sống có thể do nguyên nhân bẩm sinh (từ khi sinh ra) hoặc do mắc phải (thoái hóa).

Tuy nhiên tất cả các phẫu thuật đều có thể có biến chứng, mặc dù hiếm. Bệnh nhân phải được biết điều này cũng như hiểu được rằng ca mổ không thể đảm bảo thành công 100%.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhằm làm giảm bớt cơn đau thần kinh bằng việc loại bỏ chèn ép dây thần kinh do thoát vị. Đĩa đệm sẽ được nạo vét tối đa. Phẫu thuật có khả năng làm giảm đi rất nhiều mức độ đau trong 80 đến 85% các trường hợp mà không cần sử dụng thuoc chua benh thoat vi dia dẹm với các loại thuốc giảm đau kháng viêm nữa.

Một bệnh cảnh lâm sàng khác cũng cần can thiệp phẫu thuật bằng cách làm cứng hai hoặc nhiều đốt sống, được áp dụng trong trường hợp có bệnh lý đĩa đệm, cột sống không vững hoặc biến dạng cột sống (dạng cong vẹo cột sống thoái hóa). Phẫu thuật làm cứng khớp (cố định 2 hoặc nhiều đốt sống) cho phép giảm đau trong 70% các trường hợp. Còn lại 30% các ca có kết quả không như mong muốn thường do sử dụng phương pháp mổ kết hợp xương có cố định bằng kim loại- một phương pháp có thể gây ra tình trạng đau không khắc phục được. Chính vì vậy mà các phẫu thuật viên thần kinh thường rất thận trọng khi đưa ra chỉ định mổ kết hợp xương và có xu hướng lựa chọn tiến hành lấy bỏ các xung đột đĩa đệm – thần kinh và nếu cần thiết tạo lại kích thước ống sống bằng thủ thuật cắt cung sau đốt sống, lấy bỏ gai xương).

Phẫu trường của ca mổ sẽ được chiếu sáng và phóng đại dưới kính vi phẫu: đó là kỹ thuật mổ vi phẫu, vết rạch khoảng 2cm.

Hiện tại, sử dụng ống cho phẫu thuật nội soi đang trong quá trình nghiên cứu. Trong trường hợp này, vết rạch sẽ nhỏ hơn 2cm. Nhưng cho đến nay, chúng ta cũng chưa thể khẳng định rằng phẫu thuật mổ nội soi này có thể đem lại những lợi ích thực sự lâu dài so với phẫu thuật kinh điển.
Bên cạnh đó còn có kỹ thuật tạo hình đốt sống để điều trị chứng xẹp đốt sống bằng cách tiêm polymere vào đốt sống để củng cố đốt sống hoặc thay bằng đĩa đệm nhân tạo. Tuy nhiên phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm trên thế giới và kết quả đem lại dường như không cao hơn so với kỹ thuật mổ vi phẫu đĩa đệm.

Những kỹ thuật này cũng được nghiên cứu áp dụng chữa trị các bệnh cột sống khác như đểchua benh voi hoa cot song, gai cột sống, viêm đa khớp... hi vọng những nghiên cứu trong y khoa sẽ ngày càng phát triển để người bệnh có thể được cứu chữa một cách tốt hơn.

Tóm lại, nếu đã điều trị nội khoa và tập vật lý trị liệu một cách bài bản mà không có hiệu quả, bệnh nhân cần quyết định khám ngay với chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để lựa chọn phương pháp phẫu thuật hợp lý.

Nguồn: Thông tin do trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thu thập, tổng hợp và cung cấp.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9