Y học cổ truyền chữa trị bệnh thận
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nền y học cổ truyền đã có rất nhiều đòng góp cho y khoa, cho công cuộc chữa bệnh cứu người. Đối với bệnh thận, y học cổ truyền cũng có rất nhiều những nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm tìm ra những nguyên nhân và phương thuốc
chua benh than hiệu quả. Dưới đây là cái nhìn tổng quan nhất của y học cổ truyền và bệnh thận, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Vai trò của thận và các bệnh lý thận theo quan điểm Đông y Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan có nhiều vai trò rất quan trọng như: thận vi tiên chi bản mệnh chi căn, thận chủ thủy dịch, thận tư phong tàng, thận chủ nạp khí, thận chủ cốt sinh tủy, thận khai khiếu vô nhĩ, cập nhĩ âm, thận kỳ hoa tại phát, thận tàng chí... Vì vậy khi thận bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và sức khỏe.
Bệnh thận trong Đông y được gọi là thủy lũng. Thủy lũng nằm trong bệnh chứng “cổ”, là một trong tứ chứng nan y: “phong, lao, cổ, lại”. Đây là bệnh có biểu hiện rất phức tạp, hư thực thác tạp, trên lâm sàng rất khó xác chẩn.
Khi thận bị bệnh, có thể sẽ biểu hiện rất nhiều triệu chứng ở các cơ quan: sinh dục, hô hấp (nạp khí), tiêu hóa (mệnh môn hỏa gây tiết tả), rối loạn nội tiết, biến loạn xương khớp. Trong thực tế, các thầy thuốc thường chia làm ba loại chính:
- Loại bệnh về chức năng bế tàng: Vô sinh, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, tảo tiết, ù tai, kiện vong, đau lưng, rụng tóc...
- Loại bệnh về thủy: phù thũng, lâm chứng, di niệu...
- Những bệnh khác của các tạng phủ liên quan trực tiếp đến thận như: hen suyễn, ngũ canh tả...
Điều trị bệnh thận thế nào? Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của những tổn thương thận, nhờ đó giúp các thầy thuốc có thể
tri benh than một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vì đây là căn bệnh phức tạp và gây hậu quả nặng nề nên bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và có chế độ chăm sóc đặc biệt.
Viêm cầu thận mạn tính thường được phân loại điều trị theo Bản hư và Tiêu thực. Bản hư bao gồm phế tỳ thận hư, khí âm lưỡng hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư. Tiêu thực bao gồm ngoại cảm, thủy thấp, thấp nhiệt, ứ huyết... Trên cơ sở đó, thầy thuốc có thể thay đổi bài thuốc mà cơ bản là bổ bản hư kết hợp với tả tiêu thực.
Suy thận mạn tính có thể chia làm chính hư và tà thực. Trong đó chính hư bao gồm tỳ thận khí hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư, khí âm lưỡng hư, âm dương suy kiệt. Tà thực bao gồm thấp trọc, thủy khí, ứ huyết, thấp nhiệt, phong động... Tại viện Y học cổ truyền Quân đội, các bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu điều trị cho 117 bệnh nhân và đạt kết quả nhất định, các triệu chứng đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ngứa... được cải thiện.
Một số chú ý khi điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền Ngày nay, các thuốc Đông y đã được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Tuy nhiên việc dùng thuốc không đúng cách và không theo dõi sát sẽ gây những hậu quả có hại cho người bệnh thận.
- Ngộ bổ: thận đa hư chứng nên thường dùng thuốc bổ, nhưng nếu thận quá hư nhược ở các thể khó chữa trị như
chữa bệnh viêm cầu thận, suy thận, kèm theo tà khí (thấp nhiệt, thủy thấp, ứ huyết), dùng thuốc bổ sẽ làm cơ thể không dung nạp được, tà khí bị lưu giữ (bổ năng lưu tà) làm bệnh nặng thêm.
- Ngộ trị: bệnh thận hay có phù, vì vậy việc dùng các thuốc lợi tiểu không đúng sẽ làm rối loạn nặng thêm.
Hiện trên thị trường có hơn 60 loại thuốc Đông y có thể gây suy thận nặng nề không hồi phục. Do đó thầy thuốc cần hết sức thận trọng khi chọn lựa và sử dụng cho bệnh nhân.
Một số thuốc Đông y có tác dụng trên bệnh thận - Hoàng kỳ làm giảm đạm niệu, tăng khả năng miễn dịch, giúp
dieu tri benh soi than và một số bệnh viêm nhiễm.
- Lôi công đằng làm giảm đạm niệu, tăng protein trong máu.
- Thủy diệt làm giãn mạch máu, tăng nồng độ prostaglandin, tăng lưu lượng máu, tăng tuần hoàn ngoại vi.
- Xuyên khung ức chế tập trung tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống oxy hóa, bảo vệ thận.
- Đông trùng hạ thảo làm tăng interleukin, tăng tế bào lympho.
- Đan sâm giúp tăng sự thanh thải của thận, tăng lưu lượng máu qua thận, chống xơ hóa thận.
Nguồn:
trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc tổng hợp, biên soạn.