Hỏi: Tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi, đã có hai con. Từ khi sinh con xong, chu kỳ kinh nguyệt của tôi có sự thay đổi. Không phải chỉ 3-4 ngày như trước nữa mà kéo dại tận trên 10 ngày, thậm chí có tháng kỳ nguyệt san còn ghé thăm tôi đến 2 lần kèm theo những cơn đau bụng dữ dội. Tôi thật sự rất mệt mỏi, luôn thở dốc, không muốn làm gì. Xin bác sỹ cho tôi biết, tôi đang bị bệnh gì? Và có cách nào để chữa trị không ạ?
Tôi xin cảm ơn (Hải My - Hà Nội)
Xem thêm: Chu ky kinh nguyet cua phu nu Bạn Hải My thân mến! Như những gì bạn đã kể thì bạn đã
bi rong kinh. Rong kinh là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, khi hiện tượng kinh nguyệt mỗi tháng của phụ nữ kéo dài trên 10 ngày và lượng máu vượt qua 80ml (bình thường là 40-60ml) trong mỗi chu kỳ. Rong kinh gây nên những triệu chứng là những cục máu đông và cơn đau bụng kéo đến, khiến cơ thể mệt mỏi, thở dốc, không muốn làm việc như bạn đã nêu.
Rong kinh thường xảy ra khi cơ thể phái yếu chưa phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi bạn đã 30 tuổi mà vẫn còn xảy ra hiện tượng này thì có thể đó là do rối loạn nội tiết nữ (rối loạn hormone khi estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, progesterone không được tiết ra cân đối với estrogen gây nên nội mạc tử cung dày lên, mạch máu không tăng trưởng kịp, bong từng mảng nhỏ, gây chảy máu trong thời gian dài); hoặc cũng có thể do bạn mắc một số bệnh như u xơ tử cung, bướu nước buồng trứng, viêm xương chậu, rối loạn hệ thống tuyến giáp và rối loạn đông máu...; hay đôi khi đó là do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Rong kinh kéo dài gây tình trạng mất máu ảnh hưởng đế sức khỏe vì thiếu máu. Thêm nữa, việc rong kinh kéo dài sẽ có nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm. Bởi trong những ngày có kinh là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể, vi khuẩn hoạt động mạnh, dễ dàng tấn công gây nên những bệnh vùng kín như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...
Thêm nữa, việc rong kinh sẽ ảnh hưởng tới việc sinh con vì nó ảnh hưởng tới hormonr trong quá trình tụng trứng và thụ thai.
Nếu bị
rong kinh nhẹ, có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ và điều trị bằng thuốc cùng với việc áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng và đủ chất, hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều chất béo và thức uống có kích thích như bia rượu, cafe. Ở một số bài thuốc dân gian, cây nhọ nồi được sử dụng để chống rong kinh hữu hiệu. Cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, lành tính có tác dụng điều trị bệnh rong kinh hiệu quả. Tuy nhiên, với những người đầy bụng khó tiêu, cây nhọ nồi không phải là một giải pháp hay.
Nếu trong tình trạng của bạn, tình trạng rong kinh đã kéo dài rất lâu, thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị một cách triệt để không tái phát. Các bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra tử cung và buồng trứng. Sau đó, xét nghiệm máu để xác định thiếu máu, siêu âm để thăm dò phát hiện các khối u...
Sau khi khám xong, bác sỹ sẽ đưa ra cách điều trị. Có thể chỉ cần sử dụng thuốc làm giảm sự đông máu và chảy máu. Tuy chúng có thể gây ra tác dụng phụ như chuột rút chân, buồn nôn, thậm chí có thể gây ra sự nghẽn tĩnh mạch sâu.
Bạn cũng có thể được điều trị bằng que cấy ghép dưới da ở bên trên cánh tay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có thai lại, thì bạn phải gỡ bỏ que cấy ghép này.
Một biện pháp cũng được sử dụng nữa là tiêm hormone nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp 3 tháng 1 lần.
Trong một số trường hợp, việc cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung để dừng hiện tượng kinh nguyệt vĩnh viễn khi bệnh nhân đã qua thời sinh đẻ.
Bạn cần nhớ, việc điều trị rong kinh càng sớm càng tốt. Nếu càng để lâu, sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, vùng dưới đồi sẽ bị tổn thương khó hồi phục dễ bị rong kinh tái phát nhiều lần trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám đa khoa Thiên Tâm 212 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 01666 06 55 66 hoặc chat yahoo để được các chuyên gia phụ khoa của phòng khám đa khoa Thiên Tâm tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sớm khỏe!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.10.2014 10:24:35 bởi sakaratt >