Cách chữa đau dạ dày ngay tại nhà

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Cách chữa đau dạ dày ngay tại nhà - 31.10.2014 13:40:20
Cách chữa đau dạ dày ngay tại nhà

Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng người mắc bệnh dạ dày ở nước ta là rất cao và đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Vậy tại sao căn bệnh này lại có sự gia tăng trong cộng đồng nhiều như thế? Có cách chữa bệnh đau dạ dày nào hiệu quả không? Vì dạ dày là nơi tiểu hóa, tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi sống toàn bộ cơ thể, do đó vài trò và chức năng của nó là hết sức quan trọng, nếu nó bị đau thì sức khỏe người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Với những câu hỏi trên có thể tìm thấy câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý liên quan đến dạ dày chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ ăn cay – nóng, ăn không đúng bữa, thức ăn khó tiêu…Đau dạ dày thường gặp cả ở phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do môi trường làm việc căng thẳng, thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá…

Một số bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà

1. Nghệ đen và mật ong

Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy, nghệ đen có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng vì các chất hóa học có trong nghệ đen có thể kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Theo y học cổ truyển, nghệ đen có vị đắng, tính cay, tác dụng thông huyết, kích thích tiêu hóa…

Mật ong cũng là một trong những vị thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Mật ong có tính sát khuẩn cao, đồng thời có các chất: đường glucoza, đường hoa quả…các vitamin B, E, C…tăng cường trao đổi chất. Chính vì thế, nghệ đen – mật ong là cách chữa đau dạ dày hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày được bào chế từ mật ong và nghệ đen: Nghệ đen đem rửa sạch, phơi khô và nghiền nhỏ. Sau đó, dùng khoảng 12g nghệ đen nghiền nhỏ trộn với khoảng 6g mật ong, dùng hàng ngày. Ngoài ra, trước bữa ăn, bạn có thể dùng bột nghệ pha với nước mật ong (mật ong loãng khi đã pha với nước ấm).

2. Cây nha đam

Theo nhiều nghiên cứu, cây nha đam (lô hội) là cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày an toàn. Trong nhựa của cây nha đam có chứa các chất hóa học có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuân tràng, làm ức chế men pepmin và acid hydrochloric, không cho tiết ra dịch gây viêm loét dạ dà. Cách chữa đau dạ dày hiệu quả từ nha đam cũng khá đơn giản, ban có thể làm tại nhà: Dùng khoảng 10g nha đam, gọt sạch vỏ đem luộc lấy nước uống.

3. Bắp cải

Không chỉ là loại thực phẩm nhiều chất xơ mà bắp cải còn là bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Trong rau bắp cải có nhiều vitamin U, có tác dụng chống loét dạ dày. Vì thế đặc biệt hữu ích trong chữa bệnh viêm loét dạ dày, thường được mọi người xay lấy nước để uống chữa bệnh.

4. Chuối hột

Ít ai biết công dụng của chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn, không có tác dụng phụ. Bài thuốc: Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bong râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Khi uống thì pha cùng nước ấm. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.
5. Lá mơ

Từ lâu, Đông y sử dụng lá mơ để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có đau dạ dày. Cách làm: Lấy một nắm lá mơ, rửa sạch, nhã nhuyễn lấy nước uống.

Bên cạnh các liệu pháp trên, để chữa bệnh dạ dày bạn cần có chế độ ăn uống hợp lí, không nên ăn nhanh, cần ăn đúng bữa…không uống rượu bia, và thường xuyên vận động, tập thể dục hàng ngày…

Nguồn: Do trung tâm da liễu Đông y Việt Nam cung cấp.

river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Những thực phẩm cần hạn chế khi đau dạ dày - 04.11.2014 08:46:47
Những thực phẩm cần hạn chế khi đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày tưởng là đơn giản, nhưng nếu không có sự quan tâm, chữa trị kịp thời cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Ăn uống không khoa học là con đường chính dẫn tới bệnh dạ dày, vì vậy, khi đã mắc căn bệnh này, việc kiêng khem trong ăn uống là không thể tránh khỏi được. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà mọi người nên tránh sử dụng để đảm bảo bệnh được điều trị một cách tốt nhất, không gây thêm những tổn thương cho dạ dày.

Đau dạ dày không nên ăn gì?


- Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.

- Chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid, rất không tốt cho người đang chữa bệnh đau dạ dày.

- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.

- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt... Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho...) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe, đặc biệt nguy hiểm với người bị viêm loét dạ dày vì có thể gây nên những cơn đau rất dữ dội.

- Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

- Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn... Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

- Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

Chú ý: Khi có các biểu hiện của bệnh, không tùy tiện sử dụng các loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày, cần đi khám tại các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh nhằm áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Điều quan trọng cần có sự điều chỉnh trong lối sống, ăn đúng bữa, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, hạn chế tối đa các loại thực phẩm ở trên.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Nguồn: Do trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc chia sẻ.

thaiha561
  • Số bài : 672
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.02.2014
  • Nơi: HCM
Những cách giảm đau dạ dày hiệu quả - 05.11.2014 08:33:23
Những cách giảm đau dạ dày hiệu quả

Song song với cách biện pháp chữa bệnh đau dạ dày, chúng ta luôn phải chuẩn bị cho mình những liệu pháp thật tốt để giảm bớt các cơn đau lúc dạ dày có vấn đề. Từ những cách đơn giản nhất trong cuộc sống hàng ngày như chế độ ăn, chườm nóng... đều có những tác dụng rất hiệu quả trong việc này, hãy cùng tìm hiểu qua những liệu pháp tự nhiên dưới đây để bổ sung cho mình những kiến thức, kỹ thuật cần thiết trong việc chăm sóc cho chính mình và cho người bị bệnh đau dạ dày. Và nên nhớ rằng, đay là các biện pháp giúp giảm đau, tác dụng chữa bệnh không nhiều, muốn chữa trị triệt để, khi mắc bệnh cần đi thăm khám bác sĩ ngay.

Xem lại chế độ ăn
Đó là việc đầu tiên giúp một người xác định được chính xác món thực phẩm nào gây đau dạ dày. Nếu chú ý đến từng loại thực phẩm, thời gian bao lâu thì cảm thấy khó chịu thì sẽ có thể nhanh chóng xác định được “thủ phạm” gây đau dạ dày và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống nếu cần thiết. Người bị đau dạ dày nên tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm thành phần chính là sữa, tránh trái cây họ cam quýt và cảnh giác với thức uống chứa caffeine – rượu và tránh xa thuốc là, những thứ này có thể khiến cho bệnh nặng thêm, gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày.

Ăn các thực phẩm nhạt

Khi bị rối loạn dạ dày, tốt nhất là có chế độ ăn nhẹ và nhạt. Thường là khi bị đau dạ dày, người ta có thể tránh mọi thức ăn. Vấn đề là nếu dạ dày của bạn trống rỗng, axit dạ dày có thể trào lên. Khi đó, tốt nhất là ăn chút gì đó, ăn những thức ăn nhạt và đơn giản như cơm, bánh mì nướng, táo hoặc bánh quy giòn. Nếu không ăn được nhiều, thỉnh thoảng lại nhấm nháp, suốt cả ngày như vậy. Điều đó sẽ đảm bảo dạ dày không bị rỗng, axit dạ dày sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu.

Tránh mất nước

Mất nước là một yếu tố góp phần làm cho dạ dày khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến nôn mửa nhiều. Để tránh mất nước, tốt nhất là nhâm nhi chất lỏng khoảng 15 phút một lần. Uống ít nước có thể không làm dịu được cơn khát nhưng nó sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn dạ dày. Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố và virus độc hại.

Dự trữ gừng

Từ lâu gừng được cho là giúp giảm đau và rối loạn dạ dày. Vì gừng có tác dụng chống viêm nên có thể giúp giảm viêm trong dạ dày và ruột, được sử dụng nhiều trong điều trị viêm loét dạ dày. Gừng trợ giúp tiêu hóa thông qua hỗ trợ vận chuyển thức ăn hiệu quả. Gừng tươi giảm đau dạ dày hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng nếu khó chịu.

Trà thảo dược

Trà thảo dược tự chế biến tại nhà có thể điều trị các vấn đề dạ dày. Các loại trà thảo dược phổ biến có các thành phần hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu dạ dày bao gồm: Trà bạc hà (cho một số nhánh của bạc hà tươi vào tách nước sôi); Trà cỏ xạ hương (ngâm cỏ xạ hương khô trong nước sôi khoảng 10 phút); Trà hoa cúc có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và có tác dụng làm dịu lợi.

Chườm nóng
Đây không phải là phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày, nhưng có tác dụng giảm đau cực kỳ hiệu quả. Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng bằng chườm nóng. Có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng. Không có nước nóng, dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm. Thay vào gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

Uống thuốc kháng axit

Khi dùng thuốc, nó bắt đầu làm việc ngay lập tức để trung hòa các axit được dạ dày tiết ra, kết quả là giảm đau bụng và ợ nóng. Tuy nhiên, rắc rối là dùng thuốc quá liều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. Trong khi đó, cách điều chế chất kháng axit tự nhiên là trộn nửa thìa baking soda với nửa thìa nước sẽ tạo thành hợp chất trung hòa axit nhanh chóng và hiệu quả.

Nguồn: Do trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc cung cấp.

river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - 06.11.2014 08:39:23
Thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Là một bệnh lý nguy hiểm của hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày hiện nay đang là vấn đề đáng báo động của xã hội, nhất là ở lứa tuổi từ 20-35, khi mọi người đang lao vào làm việc, mà quên đi các vấn đề sức khỏe của bản thân, thường xuyên nhậu nhẹt rượu chè, cà phê, thuốc lá, khiến bùng phát bệnh viêm loét dạ dày trong cơ thể. Bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị, do đó mọi người cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả, xin chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.
Các trường hợp viêm, loét dạ dày – tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến những biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu do ổ loét ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc, gây thủng các mạch máu. Chảy máu rả rích hoặc ồ ạt gây mất máu nặng, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Những người đang chữa bệnh đau dạ dày hiện nay, nguyên nhân gây bệnh hầu hết là do thói quen ăn uống không đúng bữa, và không đúng giờ, để quá no hoặc quá đói hoặc ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng. Đặc biệt đối với những đối tượng lao động trí óc, khả năng mắc bệnh dạ dày cũng cao hơn do áp lực công việc, thời gian, hoặc căng thẳng trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, môi trường không trong sạch, vệ sinh kém chính là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) phát triển. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày được lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như rượu bia, thuốc lá, các thuốc kháng viêm, thuốc chống đau nhức…

Người việc uống thuốc chữa bệnh đau dạ dày đầy đủ, đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ý thức người bệnh rất quan trọng. Để thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày không phải dễ dàng do đó nhiều bệnh nhân thường hay cảm thấy chán nản khi bệnh bị kéo dài quá lâu. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan thoải mái không căng thẳng quá mức cũng là điều kiện để bệnh mau thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nóng vội, muốn thấy kết quả sớm hoặc thói quen sinh hoạt chưa hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.

Thuốc điều trị đau dạ dày trên thị trường có rất nhiều loại, trong bài viết này xin giới thiệu cùng độc giả bài thuốc chữa bệnh bằng thuốc nam, hiệu quả cao, không có tác dụng phụ, cách thức thực hiện đơn giản.

Uống nước ép cải bắp thường xuyên:

Nước ép rau cải bắp tươi có tác dụng giúp đỡ kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét và do đó làm lành được các vết loét.

Cách dùng: Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần nước cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép, máy ép lấy nước. Bã bỏ đi. 1 Kg bắp cải tươi ép như vậy cho từ 500-700m nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, hơi hăng hắc. Nước ép như vậy nếu không có điều kiện bảo quản ( như tủ lạnh) rất nhanh thiu, vì trong cải bắp có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000ml chia làm nhiều lần, uống mỗi lần 200-500ml, uống thay nước. Có thể pha thêm đường hoặc muối, uống nóng hay uống lạnh tùy theo khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng tùy theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Có những trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng 14-20 năm cũng chữa được lành. Nhưng đối với ổ loét quá sâu thì tác dụng ít.

Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì và có thể kếp hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác. Không có phản chi định.

Uống nước lá Chè dây:

Có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh, làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.
Cách dùng: Đun 100gram chè dây khô với 1,5L nước, đun sôi khoảng 5 phút, để nguội uống thay nước hàng ngày. Mỗi đợt điều trị khoảng 2 tháng, tùy cơ địa từng người mà bệnh thuyên giảm hoặc khỏi. Chè dây có thể uống cùng với các vị thuốc khác để tăng tính hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Uống nước sắc Cây Dạ Cẩm:

Cây dạ cầm thường mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang,…Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đưa cây Dạ cầm vào điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962.

Cách dùng: Ngày uống từ 10 đến 25g lá và ngọn khô, thêm 500ml nước vào sắc thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Bài viết được trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc chia sẻ với bạn đọc.