Nhận biết triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày
thaiha561 03.11.2014 08:51:04 (permalink)
Nhận biết triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

Với những biến chứng nguy hiểm như dẫn tới thủng dạ dày, ung thư dạ dày... bệnh viêm loét dạ dày đang trở thành một mối lo với toàn xã hội khi mà số lượng người mắc căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng lên. Căn bệnh này, nếu được phát hiện sớm, kiên trì chữa trị và thực hiện một lối sống kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt thì không khó để chữa trị. Song người ta hay nhầm nó với bệnh đau dạ dày, chủ quan không thăm khám chữa trị, dẫn đến khi bệnh trở nặng mới phát hiện thì ổ loét dã lớn và tạo biến chứng. Vậy những nguyên nhân gây ta căn bệnh này là gì? các triệu chứng cơ bản của nó là như thế nào? để giúp mọi người có cái nhìn tốt hơn về căn bệnh này, bài viết sau sẽ là câu trả lời cho những câu hỏi trên.

1. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Do vi khuẩn H. polylori: đây là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

Chế độ ăn uống vô độ: ăn không đúng bữa, thích lúc nào ăn lúc đó, … hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau có tên như ibuprofen và aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.

Tâm lý: stress, trầm cảm, suy nghĩ nhiều… gay ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở vùng bụng ( dạ dày).

Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc; do uống nhầm phải các chất ăn mòn: axit, kiềm, sút, một số hóa chất có chì, thủy ngân… có thể gây bỏng niêm mạc thực quản và dạ dày.

2. Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày

Các triệu chứng của căn bệnh này dễ chẩn đoán sai, dẫn đến chữa bệnh đau dạ dày thông thường. Đau bụng do bệnh lý ở dạ dày có trường hợp biểu hiện rõ, chẩn đoán tương đối dễ dàng, thường bệnh nhân có những triệu chứng như: đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì tới bữa ăn, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần đến vài tuần trở nên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét.

Kèm theo đau là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân thường hay có cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát, trướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy thoải mái.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra những biến chứng như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày…

3. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Căn cứ vào từng nguyên nhân của viêm loét dạ dày để phòng bệnh được tốt. Một chế độ ăn uống hợp vệ sinh là vô cùng cần thiết cho người mắc bệnh về dạ dày. Cần ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ đúng bữa. Không nên ăn quá nhiều chất có chứa kích thích, không ăn quá cay, quá nóng, không nên ăn quá nhiều chất béo:
Người mắc bệnh dạ dày tuyệt đối không được uống rượu, bia hay hút thuốc lá.

Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, nhất là với các thuốc giảm đau, chống viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài.

Nguồn: Do trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc cung cấp.
#1
    thaiha561 10.11.2014 16:26:40 (permalink)
    Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày tá tràng

    Khi mắc một bệnh dạ dày nào đó, như đau dạ dày, viêm loét dạ dày... với những biểu hiện ban đầu chỉ là những cơn đau nhỏ, đa số người bệnh đều chủ quan với điều đó, cho tới khi bệnh trở nặng, tạo ra những cơn đau quằn quại không chịu được mới tới thăm khám tại các bệnh viện, kết quả đã tạo ra những hậu quả nghiêm trọng như thủng dạ dày, thậm chí gây ung thư dạ dày. Vì thế hãy cùng nhau tìm hiểu để có các biện pháp phòng ngừa cũng như chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng một cách tốt nhất nhé.


    Bệnh dạ dày hành tá tràng hiện tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 5- 10% dân số. Trong các khoa tiêu hoá, số bệnh nhân phải nằm viện điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng chiếm tới khoảng 30%. Trong những thập kỷ qua, việc chuẩn đoán bệnh chính xác hơn nhờ áp dụng kỹ thuật nội soi. Hơn nữa, nhờ việc phát hiện và chứng minh vai trò gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter Pylori(HP) đã làm thay đổi hẳn quan điểm điều trị.

    Nếu như trước đây, việc điều trị bệnh lý đau dạ dày, viêm loét dạ dày chủ yếu là điều trị ngoại khoa tức là đồng nghĩa với việc phải cắt đoạn dạ dày thì ngày nay xu hướng điều trị nội khoa (dùng thuốc) là chính. Bệnh nhân cần được khám lâm sàng cũng như các xét nghiêm cận lâm sàng để lựa chọn phác đồ điều trị cụ thể dựa theo vị trí tổn thương là viêm hay loét, nằm ở vị trí của dạ dày hay hành tá tràng:

    Nếu tổn thương loét ở vị trí hành tá tràng: bệnh thường lành tính

    - Thời gian đầu điều trị trong vòng 4 đến 6 tuần.

    - Sau đó kiểm tra nếu thấy tổn thương đã liền sẹo thì theo dõi, nếu tái phát thì điều trị lại.

    - Nếu sau điều trị bệnh không đỡ, tổn thương chưa liền sẹo, các vết viêm loét dạ dày, loét tá tràng không khỏi thì phải điều trị đợt 2, phải thay đổi phác đồ, cấy bệnh phẩm làm kháng sinh đồ nếu test H.P (+) tính. Nếu vẫn không liền sẹo sau phác đồ thứ 2 thì lại tiếp tục điều trị thêm một lần nữa với phác đồ khác, nếu vẫn không liền sẹo, bệnh nhân vẫn đau thì có thể xem xét phải phẫu thuật.

    - Riêng đối với các trường hợp như: Bệnh nhân có bệnh sử chảy máu, đã khâu thủng dạ dày, bệnh nhân lớn tuổi, đau nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt, loét xơ chai, loét mặt sau, thì chỉ cần điều trị không đỡ ở phác đồ thứ 2 là đã có thể xem xét phẫu thuật.

    Nếu tổn thương loét ở Dạ dày: có thể gặp tỉ lệ ác tính, nhất là loét bờ cong nhỏ.

    Bệnh nhân cần sinh thiết mô bệnh học ít nhất 4 đến 5 mẫu để có thể loại trừ ác tính

    - Nếu không có loạn sản trên sinh thiết, bênh có thể điều trị trong vòng 6 tuần sau đó sẽ được kiểm tra bằng soi và sinh thiết lại:

    + Nếu liền sẹo: 1 năm theo dõi một lần

    + Nếu không liền sẹo thì điều trị tiếp tục thêm 4 tuần hay đổi thuốc chữa bệnh đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng đang sử dụng sau đó kiểm tra lại nếu vẫn không liền sẹo có thể xem xét tới phẫu thuật

    - Nếu kết quả sinh thiết mô bệnh hoạ có loạn sản của tế bào thì bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ trong 8 tuần, sau đó được kiểm tra bằng nội soi và sinh thiết:

    + Nếu liền sẹo: Theo dõi bằng nội soi trong thời gian 3 – 6 tháng một lần

    + Nếu không liền sẹo kèm thêm bệnh nhân lớn tuổi, tiền sử chảy máu nhiều lần hoặc có tiền sử khâu thủng dạ dày… thì nên phẫu thuật.

    Vì thế nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để lựa chọn phác đồ điều trị cụ thể.

    Nguồn: Do trung tâm da liễu Đông y Việt Nam cung cấp.
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9