Bai Viet
ĐI CHÙA HƯƠNG, ĐÁO TRƯỜNG THÀNH, ĐẠI NÁO THIẾU LÂM TỰ Văn An ĐI CHÙA HƯƠNG Trong khi những ngôi cổ tự nổi tiếng nhu chuà Dầu, chùa Trấn Quốc, chùa Láng đuợc nhiều nguời nghe danh, thì hầu nhu không một nguời Việt Nam nào bất kể họ sống trong nuớc hay ngoài nuớc lại không biết, lại chẳng muốn đến, hay tuy đến rồi mà lại không uớc ao đuợc ghé thăm chùa Huong thêm vài lần nữa.
Di nhiên chẳng phải tự nhiên ngôi chùa lại danh trấn thiên hạ như thế đâu. Đã đành là chùa Hương đẹp như tranh vẽ thực đấy, cũng đã đành quần thể chùa đền cùng núi sông cây cỏ chung quanh chùa khơi gợi cõi non tiên thực đấy, nhung nếu thiếu bài thơ Đi Chùa Hương của thi si Nguyễn Nhuợc Pháp do Hoàng Qúy phổ nhạc, chuà Hương có lẽ vẫn, có lẽ mãi mãi vẫn chỉ là một thắng cảnh mang tầm vóc địa phương ở tỉnh Hà Tây.
Nhờ hình ảnh thơ Nguyễn Nhuợc Pháp bay múa chấm phá, nhờ ngôn ngữ Nguyễn Nhuợc Pháp phả tỏa sương ảo, mỗi viên ngói bậc thang, mỗi khe nước hang động, mỗi cọng cỏ ngọn cây trong toàn cảnh ngôi chùa ngàn năm câm lặng bỗng cựa mình sinh động. Để thực mộng, xưa nay, và đạo đời từ đấy thay vì muôn thuở phân cách bởi lớp rào cản mê chấp của kiếp nhân sinh, bỗng hối hả rủ nhau theo buớc chân chim sáo của cô bé đi chùa Hương về quần tụ duới chân Đức Thích Già Mâu Ni để nghe lời dạy vô ngôn, sâu thẳm của Ngài.
Năm 1936, năm bài thơ Đi Chùa Hương ra đời, cũng là năm mà nam thanh nữ tú Hà thành, và sau đấy khắp cả nuớc, biết đi và thích đi lễ chùa. Chùa đền từ đấy không còn là chốn dành riêng cho nguời già về soi đời mình trong ánh hào quang cứu chuộc linh độ của đấng Từ Phụ. Cũng từ đấy ngoài cuộc tranh sống khắc nghiệt, ngoài chuỗi cọ xát xót xa, và sau các cuộc vui vội vã giật chụp, các người tuổi trẻ đã biết để lòng lắng xuống, nghe hồn suối reo mà dang rộng hai tay chào đón cuộc đời bằng một vòng ôm pha lê, tuyệt không một mảy may hận thù, so đo, tính toán.
Nhờ thế đời bớt tục, đời bớt đục.
Nhờ thế tình nguời Việt nam, đạo nghĩa Việt nam, hay nói rộng hơn văn hoá văn minh Việt nam, cơ hồ phép lạ, vẫn tồn tại, bất chấp mọi phương tiện tàn độc, mọi toan tính ăn thịt nguời không phải lá mơ trong cuộc nội chiến buồn bã của dân tộc.
ĐÁO TRƯỜNG THÀNH
Nuớc Tàu đáng tiếc không có chuà Hương. Nên để bù đắp lại, Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng bèn xây tặng dân Tàu dãy thắng tích Vạn Lý Truờng Thành. Có bức tuờng lê thê quả muớp ấy án ngữ, dân tộc Trung Hoa kể như bình chân như vại bởi quân Hung nô sau đấy sức voi đâu dám vác cung tên dáo mác qua đại lục tham quan đều đều như truớc?
Nhưng giúp lê dân tiết kiệm xương máu máu vốn chỉ là thành qủa thứ nhất chứ chẳng phải duy nhất của Vạn Lý Truờng Thành. Vì mấy ngàn năm sau, dãy pháo đài, từng một thời đuợc mệnh danh là ngay đến con kiến chui qua cũng chẳng lọt kia, còn uỡn ngực nhận thêm danh hiệu kỳ quan thế giới, truớc khi hoá thân thành chiếc máy in bạc khổng lồ của nhà nuớc Tàu đỏ bây giờ.
Một năm tiếc quá chỉ có muời hai tháng. Chứ có nhiều hơn nữa, bảo đảm tháng nào Truờng Thành cung gạt đi không hết khách ghé thăm. Lại toàn những du khách thứ thật, du khách chuyên đi để ngắm và chuyên đi để xài, chứ không phải qúy vị du lịch viên trên răng duới lựu đạn chuyên ngủ ghế bố, đớp cơm tay cầm ở khu Phạm Ngu Lão của nuớc An nam trâu chậm uống nuớc đục. Vậy thì điều gì đã khiến Vạn Lý Truờng Thành hút khách như nam châm hút sắt thế nhỉ? Có phải tại cái kích cỡ nhân tạo có một không hai của nó? Có phải tại nhân loại cứ thắc mắc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi là vào mấy ngàn năm truớc khi con nguời còn chưa biết xi măng vôi vữa tròn méo ra làm sao, vậy bằng cách nào người Trung Hoa thời cổ có thể gắn dính những khối luợng đất đá khổng lồ với nhau để hình thành một chiến lũy thuộc loại vĩ đại có một không hai trên thế giới? Hay là tại mồ hôi, máu, nuớc mắt của hàng chục triệu nhân công ngã xuống duới chân Truờng Thành đã dựng lên một tuợng đài bi thống, dựng tóc gáy và không thể chuẩn xác hơn về chiến tranh, về hệ lụy của chiến tranh, mà nhân loại cần đến xem cho bằng đuợc để từ đấy biết nhìn nguời, xét đời bằng đôi mắt và tấm lòng thông cảm, tha thứ, độ luợng hơn? Mọi lý do vừa nói tuy không sai nhưng chưa đủ. Muốn đúng hẳn, có lẽ ta lại phải bảo chính cái câu vè “bất đáo Truờng thành phi hảo hán” cũng đóng một vai quan trọng, cũng sắm một vai không thể thiếu trong việc dụ khị du khách đến thăm viếng công trình lịch sử này đấy. Đơn giản là vì mọi nguời đều biết tuy nữ giới rất thích đi du lịch, nhưng thuờng là họ lại chỉ chịu đi du lịch nếu có chồng hay có bạn trai của họ đi cùng. Mà chuyện đời bao giờ chả thế? Dù bạn là nguời đông phương hay tây phương, dù bạn mũi lõ hay mũi tẹt, chẳng có ai trong hơn một tỉ gã đàn ông trên cõi đời này lại không sính làm hảo hán, lại không thích làm anh hùng, hay đúng nhất lại không thích những nguời khác - đặc biệt là nguời khác phái - ngộ nhận họ là yêng hùng ? Khổ nỗi, làm nguời hùng thứ thật vất vả lắm, chân lấm tay bùn lắm lắm! Nhẹ cũng phải đổ mồ hôi, sôi cơ bắp. Mà nặng tất hai mũi ăn trầu, mái đầu xỉa thuốc chứ chẳng đùa! Thế thì, nếu sống ỡ Mỹ, dại gì bạn lại không xỉa ra khoảng hơn ngàn đô mua chiếc vé tàu, bắt thêm cái vé vào cửa, rồi thừa thắng xông lên xung phong tiến chiếm, thống lĩnh và... giải phóng Vạn Lý Truờng Thành trong vài tiếng để mặc sức mà làm hảo hán tắt, mặc sức mà làm nguời hùng mì ăn liền trong mắt cô vợ hoặc cô bạn gái đi cùng. Nói nào ngay, thôn tính Truờng Thành theo kiểu... gà công nghiệp đẻ trứng hàng loạt vừa nói, khi chìa ngực lãnh tấm huân chuong hảo hán kể ra cũng nguợng, chưa nói còn mất thớ là khác! Thay vì hỏi tại sao, xin bạn chịu khó nhìn xung quanh chút đỉnh là biết. Đấy, bạn thấy chưa? Thấy qúy cụ ông, cụ bà mắt kẻm nhẻm, tai kèm nhèm vừa cùng với bạn tới tấp đáo Truờng Thành, nên cũng đang chen vai thích cánh làm hảo hán - hảo hán cụ - tuốt tuồn tuột thế kia, bạn sức dài vai rộng hỏi sao không chạnh lòng?
Đã thế một ông nhóc, con nhà ai chả biết, có lẽ trông bạn hơi giống vị thầy giáo nuôi dạy trẻ của nó, nên dù vừa mới tháp tùng hai bậc phụ mẫu lên giải phóng Truờng Thành chưa bao lâu, nó đã giở ngay cái giọng đặc sệt chất hảo hán mặc quần thủng đít ra để vừa dỗ vửa đe bạn rằng:
- Ê chú hảo hán ủn ỉn bảnh trai kia ơi! Con mót tè hãi hùng. Chú làm ơn cởi giùm con cái quần cho lẹ. Bằng không, con ôm dính chú, chú ráng chịu đó nghe.
Nhìn bản mặt láu cá cộng với lối ra lệnh hơi thiếu đạo lý luân thuờng của vị nhi đồng rõ ràng là không yêu nuớc này, sao nghe tái tê tệ! Nhưng tự nhiên, mắt sáng lòng trong hẳn lên. Thì ra, cái tuớc danh hảo hán nó cũng có dăm bẩy loại đấy bạn ạ.
Muốn khỏi phải làm hảo hán "cá đối bằng đầu" cùng chư vị nam phụ lão ấu khác, và muốn quát vào tai thằng nhóc chưa ráo máu đầu kia cái câu… này, đừng có mà gọi tao bằng chú, bạn chỉ còn mỗi một cách.
Cách chịu khó chi thêm ít tại nữa để mở cuộc tổng công kích Vạn Lý Truờng Thành sái nhì, bằng một con đuờng tiến công khác (do cư dân địa phương lén lút lập ra để kiếm thêm thu nhập) vốn dĩ hiểm trở gấp bội quãng đuờng 9 Nam Lào năm nào. Chả thế mà ở ngay cổng vào, đập chình ình truớc mắt bạn một tấm bảng đọc nghe toát mồ hôi hột : Chú ý, huyết lộ này chỉ dành riêng cho các bạn U 30, với đầu mình ngũ chi, không có tiền sử nhồi máu cơ tim, và nhớ mua loại vé vào cửa có bảo hiểm nhân thọ.
Làm hảo hán sái nhì đúng là không dễ chút nào! Bất kể bạn đã leo lên hay bò lên những bậc thang dựng đứng và tuởng chừng kéo dài bất tận của cái “huyết lộ” đã nhắc, thì khi may mắn chạm tới đỉnh Truờng Thành - thay vì buông tay ra cho ngã bong gân để lấy đấy làm cái cớ mà chém vè bỏ cuộc -, bạn vẫn phải hoá thành một thứ hảo hán phế thải khơi khơi như ai.
Mặt cắt không còn giọt máu, chuyện nhỏ. Hô hấp huyên náo cũng chuyện nhỏ. Tơi tả như chiếc chăn rách, ai mà lại không biết, nhắc làm cóc gì cơ chứ?
Cái đáng phàn nàn chính là chiếc đầu gối - rõ ràng ăn phải bả của những thế lực thù địch truờn lết leo bò hồi nãy - lúc này đang ậm oẹ giở trò đâm sau lưng chiến sĩ .
Hễ bạn nhấp nhổm định uỡn ngực đi tới cái khải hoàn môn để nhận vòng hoa chiến thắng do các mỹ nhân a muối trao cho, cặp bánh chè phản động lập tức bấm nút múa minh hoạ khiến cho đôi truờng túc hoặc đôi ngắn túc của bạn tự nhiên đi một đuờng chân nam đá chân xiêu nom rất ư khiếm nhã, bố láo.
Chung quy, củng chỉ tại cái hiệu năng quảng cáo ó ruợt của câu vè “bất đáo Truờng Thành phi hảo hán” mà ra cả.
ĐẠI NÁO THIẾU LÂM TỰ
Chúng ta vừa thảnh thơi Đi Chùa Hương bằng thơ Nguyễn Nhuợc Pháp xong, chúng ta đã chân lấm tay bùn tổng công kích Truờng Thành cũng xong, vậy còn đợi gì bạn chưa thẳng tiến tới Thiếu Lâm tự?
Nhung truớc hết, cần có vài lời mạ kền cái đã! Mạ kền rằng thì là Thiếu Lâm tự đuợc xây cách nay 15 thế kỷ. Theo dòng chảy năm tháng, đã vài lần, nhờ toạ lạc ở cánh cánh rừng đuợc nhiều thầy địa lý qủa quyết có rồng chầu hổ phục, chùa Thiếu Lâm từng là nơi mai danh ẩn tích của những kẻ nuôi mộng lớn nhung chưa gặp thời.
Không muốn bị Vua quan phong kiến thuở đó túm gáy, bọn hào si dọc ngang nào biết trên đầu có ai ấy bèn cạo đầu xuất gia năm mươi phần trăm. Một nửa còn lại, họ vẫn uống ruợu ăn thịt, vẫn gặp gái mắt liếc tanh tách. Chưa kễ vẫn ra công rèn luyện cơ bắp để chuẩn bị cho một ngày mai Trời lại sáng.
Ngày xưa súng đạn chả là chưa có mà lại! Cho nên muốn giữ chỗ đội nón, nghĩa là muốn cung tên dáo mác của quân triều đinh không có cơ hội tham quan đầu mình tứ chi của mình, các lãnh tụ loạn quân kiêm sư ông giả cầy nào cũng cố dắt túi vài bài Mai hoa quyền để truớc hộ thân, sau đem ra muá may phục chúng, hoặc nếu cần thì rèn cán chỉnh quân một luợt.
Văn si Kim Dung làm gì chả biết hai năm rõ muời là thế? Nhung văn sĩ đâu cần và đâu phải là sử gia?
Sử gia, tôi muốn nói sử gia đúng nghĩa, có sao chép vậy. Chép đúc khuôn mọi chuyện nguời việc đời, bất kể chúng thơm tho hay nhố nhăng. Họ là những chiếc máy photocopy không bao giờ hết mực. Tuyệt nhiên chẳng thèm thêm mắm dặm muối gì cả. Hoàn toàn miễn bình luận. Và không bao giờ, dù đao kề cổ đi chăng nũa, lại chịu bẻ cong ngòi bút đi mạ kền, hoặc thổi ống xì đồng lãnh tụ hầu kiếm chút cơm thừa canh cặn. Còn chuyện phê phán, quý vị sử gia dại dột ấy khoán trắng cho nguời đời sau đảm trách.
Kim Dung, như đã bảo, không có khiếu làm sử gia đâu. Phán phiệu vốn là nghề, thậm chí nghề độc quyền cầu chứng của nguời, cũng như của phần đông các danh sĩ thuộc mọi thời đại khác.
Phải nói, cái tài bốc phịa của quý ngài danh sĩ mả đến mức khiến cho độc giả nghe chuyện bịa mà lại thấy thú vị và tuởng thật hơn cả chuyện thật. Ngòi bút của họ rõ ràng chấm và chỉ chấm mỗi một loại mực mê hồn. Mỗi trang giấy họ phóng bút vào đấy, thành thử, miên viễn uớp ngậm mê hồn hương. Hễ đụng đến nó, độc giả lập tức lăn ra tơ lơ mơ ngay, hơn thế tiếp tục tự nguyện tơ lơ mơ đều đều trong cái ma trận mà những trang giấy qủy mị kia giăng mắc.
Có cần nhắc ở đây bộ truyện Tam Quốc của danh si La Quán Trung? Có cần nhắc ở đây chuyện các ông tuớng Tam Quốc, vốn khác với phần đông tuớng tá thời đại, nên luôn luôn chê ăn cỗ đi truớc, đánh giặc chạy nguợc? Lần nào dàn quân xong, họ cũng rong ngựa ra truớc trận để đánh võ miệng với viên tuớng đối phương đã đời rồi sau đấy cả hai mới lăn vào đục nhau nhừ tử như hai võ si đấu vật.
Cả trăm vạn quân hai bên sắm vai khán giả tha hồ theo dõi trận so tài. Cái sát khí hừng hực ở bãi chiến truờng nhuờng chỗ cho tiếng reo hò tở mở của cõi hý truờng.
Điều ấy tất nhiên vô lý chắc rồi. Đúng nhất ta phải bảo nó là một màn cù nách hơi quá tay. Nhưng mà lạ! Sao chúng ta, sao những nguời đọc truyện Tam quốc chẳng những đã không cuời thì chớ, mà lại còn để mặc cho tai mình nóng lên, cho tim đập mạnh, và tha hồ căng ngực hít hà những xen cảnh thuộc loại khó tin và hoàn toàn không có thật như thế này?
So với danh sĩ La Quán Trung, cái tài nói rắn trong lỗ bò ra của văn hào Kim Dung phải nói phì nhiêu và hoang đuờng hơn một bậc.
Chả thế mà ngôi chùa cổ kính, hiền lành Thiếu Lâm, trong truyện ông viết, lại biến thành chiếc nôi võ học của võ lâm Trung nguyên.
Chả thế mà sau khi nuốt chửng vài bộ truyện Kim Dung xong, độc giả nào cũng tin tuởng như đinh đóng cột rằng sở di phương truợng chùa Thiếu Lâm đuợc đồng đạo nhất trí suy cử lên ngôi vị số một, chủ yếu là nhờ cái khả năng ẩu đả có một không của phương truợng, chứ chẳng phải nhờ công phu tu duỡng xem đời như bóng mây của nguời đâu.
Chuyện ấy đã đành là nhảm nhí. Nhung có gì quan trọng cơ chứ? Miễn độc giả chấp nhận và hoan hỉ chấp nhận nó. Chỉ cần thế. Là một điều vô lý nhất thừa sức biến thành một chân lý khả tín nhất.
Bởi vậy hỏi sao một Thiếu Lâm tự tôn nghiêm, tĩnh mịch, bây giờ lại không biến thành cái chợ vỡ do chịu ảnh huởng của những tác phẩm thêu rồng vẽ phuợng mang nhãn mác Kim Dung?
Tờ Nhân Dân nhật báo dẫn lời Đại sư Lee, phương truợng Thiếu Lâm tự than phiền rằng : " Có quá nhiều thí chủ tới đây. Khắp chuà, chật kín khách du lịch với đủ mọi ngôn ngữ khác nhau. Bần đạo khó tìm đuợc nơi yên tinh để ngồi thiền".
Là một cao tăng dày công tu duỡng, chứ không phải tu võ, Hoà thuợng Lee không tiện nổi giận truớc những cảnh chuớng tai gai mắt. Ngài chỉ kín đáo bầy tỏ sự bất bình của ngài và của gần 180 đồng đạo khác khi phát biểu : "Bần đạo quản ngại vể ảnh huởng của công tác du lịch nơi Thiền môn nhưng chẳng biết làm gì. Chỉ xin nói rằng cửa chùa tuy mở rộng, nhung Thiếu Lâm tự thực sự không hoan hỉ đón khách".
Không hoan hỉ đón khách. Điều ấy thì đã hẳn. Bởi khách thời đại đến đấy đâu phải để lắng nghe kinh kệ, hít hà huong trầm và thả phiền não đời tàn theo nắng quái chiều hôm?
Khách thời đại ghé Thiếu lâm tự thuộc đủ mọi sắc dân vàng đỏ đen trắng. Họ diện lễ phục quần đùi may ô. Họ ăn nói nham nhở, bạc nhạc, sống suợng. Họ đấm đá nhảy nhót hùynh huỵch giữa chốn tôn nghiêm để pha trò nhảm nhạt cho nhau xem.
Đã có lần, một thí chủ xuồng xã vỗ vai đại sư Lee pha trò : - Uả, phương truợng Thiếu Lâm tự gì mà lại không biết võ công, vậy cha nội?
Thí chủ đứng cạnh bên, bởi ngày nào cũng theo dõi bài bình luận bóng đá của đài truyền hình, chõ miệng vào bàn leo, nói leo:
- Rõ khỉ cái nhà anh này! Chỉ đuợc cái hỏi vớ hỏi vẩn là giỏi! Thế chả nhẽ anh lại muốn phương truợng đây đấm ngực tự nhận ngài là nguời do bọn ma giáo cấy sinh tử phù lên Thiếu Lâm tự hay sao đây?
Đại sư Lee có thể thản nhiên lần chuỗi hạt truớc câu nói xỏ. Ngài là cây ngay đâu sợ chết đứng? Nhưng vị tăng sĩ quốc doanh được cơ cấu làm phụ tá cho phương truợng đứng bên cạnh thì lại hơi chạnh lòng. Nhìn chằm chặp vào mắt vị thí chủ bình luận viên bóng đá, ông ta ... ôn tồn răn dạy:
- Này, thằng kia, đừng láo! Mày vừa mới ám chỉ ai là bọn ma giáo cấy nguời lên chùa Thiếu Lâm đấy hả?
Rồi như chợt nhớ tới khẩu nghiệp của sư quốc doanh, phụ tá phương truợng bèn hạ giọng cảm thán lẹ:
- Mê chấp. Tội nghiệp cho kiếp chúng sinh mê chấp. Giờ này mà còn võ với lại nghệ! Võ nghệ gì có thể sánh đuợc với võ nghệ B 40 vô địch của thời đại chúng ta?
Dĩ nhiên, một Thiếu lâm tự lụ khụ vì gánh nặng cả ngàn năm tuổi khó chịu nổi những trò tiêu khiển khiếm nhã và nặng tính bầy đàn của qúy vị du khách vô tâm, thiếu ý thức. Nhung khách du lịch chẳng quan tâm đâu. Khách chỉ muốn công bằng. Đã móc túi chi đẹp 40 nhân dân tệ để mua vé tham quan chuà thì mọi thứ trong chuà đều phải là… của chùa tất thảy, và khách phải giải trí xả láng cho xứng tầm với đồng tiền bỏ ra.
Khách quên rằng chính quyền điạ phương đã nuốt nhẹ 30 trong số 40 nhân dân tệ tiền bán vé vào cửa. Muời tệ còn lại tiếng thì đế trùng tu chùa, nhung bởi kinh sách đã dạy "không tức có, có tức không", thành thử không trùng tu chùa chính là đã trùng tu chùa rồi vậy. Cũng thành thử, nếu bần đạo có lỡ cầm nhầm tiền bá tánh đi mua iphone để thỉnh thoảng móc nó ra loè đám Thị Mầu thời đại cái chơi, thì mua iphone tức là không mua iphone đấy, hiểu chưa hỡi cái lũ thí chủ vốn đã cực kỳ thiếu giác ngộ, mà lại rất hay thắc mắc khiếu nại?
Đấy là chưa nhắc tới nhóm võ si đầu trâu mặt ngựa chuyên ăn nên làm ra nhờ biết núp bóng Thiếu Lâm với thập vật cắn cố những sáng kiến thuộc loại dám nghĩ dám làm .
Chẳng hạn chúng dựng đền miếu am động quanh khu vực lu bù. Chúng mua rêu mốc , màng nhện gắn dán loạn châu chấu trên sân gạch, tuờng vôi để lên gân rêu phong cổ kính. Chúng trịnh trọng giới thiệu chỗ này Phương Tính Đại Su từng ngồi ẩm trà, nơi kia Phương Cát Đại Su vừa ngắm trăng, vừa đong đua võng… Còn đệ tử một trăm đời chân truyền của những cao tăng mà mỗi lần búng tay là lập tức cát bay đá chạy, tất nhiên là chúng, phải là chúng, chứ cóc ai vào đấy?
Rồi chủ nhân của 83 cái võ đuờng nằm lền khên trên con đuờng dẫn tới Thiếu Lâm tự cũng đều đều mài truyện Kim Dung ra thành con gà đẻ trứng vàng dài dài.
Kể từ ngày Hoa lục mở cửa tới giờ, họ đã thu thập, di nhiên tuyệt đối không miễn phí, mấy chục ngàn môn đệ mũi lõ. Chua kể gần trăm ngàn võ sinh nhi đồng lục địa đang đuợc cha mẹ gởi tới đấy để học, để chỉ học muá võ Tàu hầu mong khi lớn lên khỏi cần chữ nghiã, khỏi cần lao động vinh quang, nhung vẫn tiền thừa danh dư nhờ đi theo con đuờng làm xiếc Hollywood của hai tiền bối Thành Long, Lý Liên Kiệt.
Bởi thế ta có thể nói mà không sợ ngoa ngôn rằng dù võ công vào hàng tuyệt thế, và dù công lực cao thâm đến độ thủy tận sơn cùng, hai nhân vật Đông Phương Bất Bại và Tả Lãnh Thiền cũng không dám, cũng không thể đụng đến một ngọn cây, cọng cỏ trên chuà Thiếu lâm.
Vậy mà chỉ với một cây bút, vài hơi thuốc lá, thêm mấy hớp Hoàng Hoa tửu đẫy đà nữa, văn si Kim Dung đa khơi khơi "triệt tiêu" Thiếu Lâm tự khi gián tiếp và vô tình quảng bá đắc địa cho cái quốc sách du lịch vô chính sách, cũng như cái quốc sách dạy võ loạn châu chấu đang ồ ạt diễn ra ở khu vực chung quanh ngôi cổ tự nổi tiếng này đấy.
Thế mới biết văn thơ của văn thi si, một khi đuợc dùng đúng chỗ, cái hiệu quả muôn mặt của nó, trong đó có hiệu quả quảng cáo siêu đẳng, thật không biết đến đâu là vừa.
Văn An
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.11.2014 12:26:08 bởi Văn An >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: