Dinh dưỡng và thói quen tốt cho thoát vị đĩa đệm

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Dinh dưỡng và thói quen tốt cho thoát vị đĩa đệm - 11.11.2014 10:24:57
Dinh dưỡng và thói quen tốt cho thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đau lưng, gây khó khăn trong đi lại, vận động và làm việc đối với người bệnh. Các phương pháp dieu tri benh thoat vi dia dem hiện nay chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, nếu sử dụng nhiều rất có hại cho dạ dày, vì thế chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Khi bệnh nặng cần sự can thiệp của các biện pháp hiện đại như mổ, thay đĩa đệm...Nếu bệnh đang ở giai đoạn khởi phát, còn nhẹ thì việc tập luyện hàng ngày và bổ sung các dưỡng chất tốt cho đĩa đệm là hết sức cần thiết. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng và những thói quen tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, mời các bạn cùng tham khảo.

Chế độ ăn và luyện tập bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

1. Chế độ dinh dưỡng


- Bổ sung cá hồi, cá ngừ. Đây là những loại cá tốt cho xương khớp vì chứa acid béo omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Đây là một loại thuoc chua benh thoat vi dia dem tự nhiên vô cùng tốt, có thể thay thế cho các loại thuốc tây y có hại cho sức khỏe và dạ dày.
- Gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua đồng… vì chúng chứa nhiều calci giúp hệ xương khớp trong cơ thể bạn thêm dẻo dai và chắc khỏe.
- Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo. Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng sự đào thải calci qua thận, tăng nguy cơ gãy xương.
- Gia tăng dùng nước hầm từ xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.
- Tăng cường ăn rau củ tốt cho xương, khớp như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ… thường giàu vitamin A, E là những nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống lão hóa…
- Nên bổ sung thêm sữa đậu này, ngũ cốc vốn có nhiều vitamin, khoáng chất và calci vào bữa ăn để hệ xương khớp lâu bị lão hóa.

2. Tạo thói quen tốt

- Nên tạo thói quen tập các môn thể dục phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi để hệ xương thêm mềm dẻo, các khớp cũng linh hoạt hơn.
- Làm việc trong tư thế lưng thẳng, vai đều cân đối, mắt nhìn thẳng.
- Để nâng một vật nặng, không nên nghiêng thân về phía trước và tránh cử động xoắn lệch người làm mất thăng bằng gây tác dụng không tốt với khung xương.
-
Thoát vị đĩa đệm - Nên và không nên?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nên khi bệnh nhân đau mà chưa có chỉ định mổ, chủ yếu dùng thuoc chua benh thoat vi dia dem với tác dụng giảm đau, kháng viêm. Nhưng mặt trái của thuốc này dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tạo đà cho bệnh dạ dày xuất hiện. Vậy nên, để điều trị, thông thường có 3 cách:

- Điều trị bằng sóng rađio - đây là cách mới nhất.

- Đốt đĩa đệm bằng laze: Theo báo cáo Hội nghị cơ xương khớp lần thứ 8 ở Hà Nội mới chỉ điều trị trên 2000 trường hợp. Khó khăn của phương pháp này là phải có bác sĩ chuyên khoa thành thạo và dụng cụ kim đặc chủng để đi vào đĩa đệm.

- Vật lý trị liệu: Là phương pháp tốt nhất cho người bệnh vì nó là phương pháp điều trị không can thiệp, an toàn và không gây biến chứng. Nhưng thời gian điều trị bệnh lâu và phải đúng quy trình đồng thời cần tìm tới các dia chi chua benh thoat vi dia dem, phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu uy tín, chất lượng để được điều trị một cách tốt nhất.

Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng vật lý trị liệu là 12 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ nghỉ điều trị khoảng 1 tháng, rồi tiếp tục điều trị tiếp 12 ngày. Tiếp đó, cứ mỗi quý, dù đau hay không đau, bệnh nhân cần đến điều trị lại một quy trình.

Bác sĩ Lê Vinh cho biết, ở Khoa Vật lý phục hồi chức năng , khoảng 89 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định mổ đến điều trị vật lý trị liệu thì có đến 70% bệnh nhân khỏi được. Bác sĩ Vinh cũng lưu ý, khi điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, bệnh nhân không được sốt ruột và đòi hỏi phải có kết quả ngay sau vài ba ngày điều trị. Nó là cả một quá trình và phải hoàn toàn gắn bó với phương pháp này. Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ theo dõi nếu thấy bệnh nhân nặng lên, bệnh nhân đau liệt khu trú thì sẽ chuyển bệnh nhân lên khoa phẫu thuật thần kinh. Ngoài ra, những người bị thoát vị đĩa đệm sau mổ nhưng vẫn còn đau cũng có thể điều trị bằng quy trình này.

Những người bị thoát vị đĩa đệm chưa phải chỉ định mổ, để không bị nặng thêm cần tuân thủ theo một số điều sau:

- Không được lao động nặng hoặc chơi thể thao sai tư thế, nếu chơi thể thao phải có sự khởi động kỹ và đúng kỹ thuật trước khi chơi.
- Không được bê, mang vác nặng, ví dụ, đang bị thoát vị đĩa đệm nếu bắt buộc phải bê vật gì đó mà không tránh được, thì khi bê phải khuỵu hai chân xuống rồi bê từ từ vật nặng lên chứ không được cúi người xuống bê vật đứng thẳng lên.
- Cần phải luyện tập để tăng cơ lực cho khối cơ lưng là khối cơ chính để bảo vệ nâng đỡ cột sống.
- Môn thể thao tốt nhất đối với người bị thoát vị đĩa đệm là bơi ếch, vì khi bơi, hai chân đạp sải ra giúp cơ lưng hoạt động mạnh.
- Nên bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì.
- Khi ngồi, nên có chiếc gối sau lưng để dựa
- Người lái ô tô nên tìm tư thế thích hợp và thoải mái nhất không làm đau, mỏi lưng
- Khi làm việc ở công sở, cứ mỗi tiếng nên đứng dậy đi lại giải lao
- Ngoài ra chườm nóng tại nhà và nẹp hỗ trợ cột sống rất cần thiết.

Nguồn: Bài viết do trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc chia sẻ với bạn đọc.