Sự tác động của thuốc giảm đau tới dạ dày

Tác giả Bài
river109
  • Số bài : 307
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.02.2014
Sự tác động của thuốc giảm đau tới dạ dày - 13.11.2014 16:10:03
Sự tác động của thuốc giảm đau tới dạ dày

Với những ai bị một loại bệnh nào đó như xương khớp, hoặc bị vết thương... trước khi kê thuốc bác sĩ luôn hỏi bệnh nhân xem có bị bệnh dạ dày hay không, để còn sử dụng thuốc hợp lý, vì nếu kê thuốc giảm đau vào mà bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có thể gây đau, thậm chí là thủng dạ dày. Vói những bệnh nhân không có các tiền sử bệnh dạ dày, nếu sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau này cũng gây ra hậu quả như trên. Vì thế cần tìm hiểu rõ những tác hại của thuốc này tới dạ dày đề có cách hạn chế và phòng tránh phù hợp, đặc biết với những ai bị viêm loét dạ dày cần tránh tuyệt đối.


Thuốc giảm đau không qua kê đơn là những thuốc không có dẫn chất thuốc phiện, không gây nghiện, không gây ngủ. Các thuốc này được dùng phổ biến trong các chứng đau nhẹ và đau vừa. Thuốc giảm đau thông dụng gồm: Các thuốc chống viêm không steroid (các thuốc NSAID) như: aspirin, indomethacin, diclofenac, ibuprofen, nimesulid, naproxen, piroxicam, meloxicam, ketoprofen... Nhóm thuốc này thường dùng để điều trị các bệnh đau do sưng viêm các khớp. Thuốc giảm đau hay dùng nhất hiện nay là paracetamol (hay còn được gọi là acetaminophen). Ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng hạ nhiệt.

* Tác hại của thuốc giảm đau với bệnh đau dạ dày:
Rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Vì vậy việc quá lạm dụng thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày, nếu thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mỏng đi và khả năng bảo vệ dạ dày, lâu ngày có thể dẫn tới nhiễm trùng gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày...

* Lưu ý khi chọn thuốc giảm đau

- Cả paracetamol và các thuốc NSAID đều hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau ở mức độ nhẹ đến vừa cũng như hạ sốt. Vì vậy, chỉ dùng một trong các loại thuốc này, không dùng đồng thời nhiều loại thuốc cùng lúc.

- Tất cả các thuốc giảm đau không kê đơn nhìn chung đều an toàn, nhưng không phải tất cả các thuốc giảm đau đều thích hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang chữa bệnh đau dạ dày, việc cân nhắc trong lựa chọn thuốc sử dụng là rất cần thiết, không thể bỏ qua. Một điều quan trọng là cần phải xem xét các vấn đề sức khỏe của từng trường hợp khi lựa chọn một loại thuốc giảm đau không qua kê đơn.

Vấn đề tuổi tác: Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ em thì cần phải cân nhắc kỹ, bởi khả năng đáp ứng với thuốc của trẻ em khác người lớn. Ví dụ như người lớn có thể dùng aspirin, nhưng trẻ dưới 16 tuổi thì không nên sử dụng aspirin bởi vì có nguy cơ cao bị hội chứng Reye có thể ảnh hưởng lên não và gan.

Loại thuốc giảm đau có thể sử dụng ở trẻ em dưới 12 tuổi là paracetamol và ibuprofen. Cả 2 loại thuốc này đều hiệu quả như nhau làm giảm đau và hạ sốt. Paracetamol có thể được chỉ định ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Ibuproten có thể được chỉ định ở trẻ từ 3 tháng tuổi. Chọn thuốc giảm đau cho người cao tuổi thì càng phải thận trọng. Họ thường mắc đồng thời nhiều bệnh như đau khớp hoặc bệnh lý tim mạch... Hơn nữa, cơ thể người cao tuổi cũng dễ bị các tác dụng phụ khi dùng thêm một loại thuốc khác. Vì vậy, nên lựa chọn thuốc giảm đau không có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ và có thể uống cùng những thuốc điều trị khác (ưu tiên lựa chọn paracetamol).

* Tác dụng phụ của thuốc giảm đau không kê đơn

- Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: khi sử dụng liều cao aspirin và các thuốc NSAID có thể gây tổn hại màng nhầy ở dạ dày và đường tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Sử dụng liều cao ibuprofen trong vòng 3 ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, gây đau dạ dày... Vì vậy, với trường hợp đã bị loét dạ dày hoặc trước đây từng bị loét dạ dày và đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày thì nên tránh sử dụng các thuốc NSAID.

- Các vấn đề về tim mạch và tăng huyết áp: Tất cả những trường hợp có tiền sử suy tim nặng nên tránh sử dụng các thuốc NSAID vì có thể gây ra những vấn đề khác trên cơ thể. Một ngoại lệ duy nhất là aspirin liều thấp, giúp dự phòng cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai ở những người từng bị nhồi máu cơ tim trước đó. Với trường hợp bị tăng huyết áp, khi muốn dùng thuốc, phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc vì các thuốc NSAID có thể gây ra một số tác dụng phụ. Thay vào đó, paracetamol có thể là sự lựa chọn phù hợp cho người bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch.

- Tổn thương thận: paracetamol và ibuprofen có thể gây tổn thương thận nếu dùng trong thời gian dài hoặc ở trường hợp đã có tiền sử bệnh lý về thận. Vì vậy, khi cần dùng thuốc phải tuyệt đối theo chỉ định của thầy thuốc.

- Tổn thương gan: paracetamol có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng nếu dùng sai cách, quá liều trong thời gian dài. Triệu chứng của một lá gan bị tổn thương bao gồm chán ăn, buồn nôn, nếu không được điều trị triệt để có thể làm suy gan hoặc thậm chí tử vong.

Nguồn: Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam xin giới thiệu tới bạn đọc.