Áp Dụng Thuận Lý Trong Cách Bỏ Dấu Tiếng Việt
Xin Bạn thử tự hỏi : Quy Tắc ta áp dụng có thuận lý hay không ?
Như đại đa số người Việt Hải Ngoại của thế hệ 1 , tôi đã lớn lên trong trường phái Pháp , với những dấu hiệu «
? » , «
; » , «
: » và «
! »
phải có space
trước và
sau , và với tất cả dấu hiệu khác chỉ có space phía
sau , kể cả dấu «
... » mặc dù cùng cấu trúc với 4 dấu hiệu nêu trên .
Người Anh Mỹ
không để space trước bất cứ dấu nào . Quy tắc đơn giản thật .
Không lẽ người Việt sống với văn hoá Pháp viết theo lối Pháp , và người Việt sống với văn hoá Anh Mỹ viết theo lối Anh Mỹ !
Có nên phân tích xem lối nào đúng và đúng đến mức độ nào ? Ngoài ra , ta có nên tự đặt câu hỏi : Tại sao
có space
sau dấu hiệu mà lại
không có space
trước dấu hiệu ?
Ta thử xem định nghĩa của « từ/word/mot » nói gì ?
* * *
2 – Định nghĩa của « từ/mot/word »
& những dấu-hiệu ( signes typographiques ) thông dụng
A – Định nghĩa của « từ/mot/word »
Theo
Dictionnaire de la langue française , « mot » ( từ , word ) được định nghĩa là «
son ou groupe de sons ou de lettres formant une unité de sens » .
Gõ tìm trong Google ta thấy «
http://www.thefreedictionary.com/word » ta thấy « word » được định nghĩa là «
A sound or a combination of sounds, or its representation in writing or printing, that symbolizes and communicates a meaning and may consist of a single morpheme or of a combination of morphemes » . Morpheme là đơn vị nhỏ nhứt trong « word » .
Do đó ta có thể viết : «
từ » là
1
« nhóm nguyên âm ( vowel/voyelle )
với dấu-giọng và phụ âm ( consonant/consonne )
họp lại thành 1 thực thể có ý nghĩa » .
Đã gọi là
nhóm ( group ) hay
thực thể ( entity ) tức là nhóm hay thực thể nầy
riêng biệt với nhóm hay thực thể khác , nghĩa là « từ » nầy
cách « từ » khác bởi « khoảng trống » ( space , espace ) .
Nói cách khác ,
tất cả dấu-hiệu và « từ » đều phải có khoảng trống trước và sau ( ngoại trừ 2 dấu «
Gạch-Nối » và dấu
Gạch-Chéo , sẽ bàn ở
B1 ) .
Kể cả những dấu-hiệu « Chấm & Phết » ( ngoại trừ những
thực thể tin học hoăc khoa học )
mà tất cả chúng ta , Đông cũng như Tây , vẫn quen đặt cạnh « từ » .
Rõ ràng là theo định nghĩa của « từ/word/mot » , trong cấu tạo của « từ » không thể có dấu hiệu nào cả .
Làm gì có những «
từ. » hoặc «
word, » hoặc «
mot; » trong bất cứ tử điển nào ?
Tôi đoán là ngày xưa , vì nhu cầu tránh trường hợp những dấu chấm phết hoặc dấu ngoặc đóng nằm đầu câu , người ta đã đặt những quy định không thuần lý . Rồi theo thời gian quen mắt ...
Nhưng với sự ra đời của « unbreakable space / espace insécable » , ta tránh dễ dàng những trường hợp dị hợm nêu trên . Tại sao không không bỏ dấu một cách thuần lý , tránh mâu thuẫn với định nghĩa ?
Với bàn phiếm , ta gõ «
ctrl + shift + space »
để « viết » « khoảng trống bất khả phân » .
Trong tin học , « khoảng trống bất khả phân »
được thực hiện bằng nhóm ký-tự
.
* * * B – Những Dấu-Hiệu Thông Dụng ( Đơn & Ghép )
Lạ lùng là hầu hết tài liệu Pháp , như «
Règles de ponctuation et de typographie » , «
Règles De Typographie Française » , «
Conseils Pratiques Aux Auteurs » của Nhà Xuất Bản L'Harmattan ... đều xếp dấu Ba-Chấm ( point
s de suspension ) vào loại những Dấu-Hiệu-Đơn và áp dụng quy tắc đối với những Dấu-Hiệu-Đơn . Nghĩa là không có « khoảng trống bất khả phân » trước dấu-hiệu ba-chấm , khác với trường hợp 4 dấu-hiệu-ghép đầu của hình trên .
Ghi chú : Vẫn theo những tài liệu nêu trên , với người Anglo-Saxons ,
không có space trước bất cứ dấu nào .
Nhưng dù sao đi nữa , những quy tắc liên quan đến những dấu-hiệu nêu trong những tài liệu trên đều
mâu thuẩn với định nghĩa của « từ/word/mot » .
Do đó , theo tôi , phải có
khoảng-trống bất-khả-phân ( espace insécable )
trước tất cả dấu-hiệu và 1
khoảng-trống-thường sau tất cả dấu-hiệu , ngoại trừ những biệt lệ sau đây :
- khoảng-trống bất-khả-phân
sau những dấu-ngoặc-mở ;
- áp dụng định nghĩa với hai dấu gạch-nối và gạch-chéo .
* * * B1 – Bàn thêm về 2 dấu « gạch-nối » & « gạch-chéo »
Dấu « gạch-nối » ( - ) dùng để tạo thành những « từ-ghép » như Hoàng-Sa , Trường-Sa ...
Khi nối 2 từ ( Trường-Sa ) hoặc 3 từ ( Liên-Hiệp-Quốc ) hoặc 4 từ (Hàng-Không-Mẫu-Hạm ) để tạo thành 1 từ ghép ► không có khoảng trống trước và sau . Dấu gạch-nối thường là
không cần thiết , ta nên bỏ đi , ngoại trừ những lúc muốn nhấn mạnh về chi tiết đó . Như trường hợp ông Nguyễn Duy-An muốn nhấn mạnh tên riêng ( prénom / first name ) là
Duy-An , hoặc ông Nguyễn-Xuân Nghĩa muốn nhấn mạnh tên gia đình là
Nguyễn-Xuân …
Khi nối 2 từ-ghép ( Hoàng Sa - Trường Sa ) hoặc 2 đoạn văn ► phải có khoảng trống , trước và sau . Khi khoảng trống nằm ở đầu hàng , ta nên bỏ đi .
Có 2 loại gạch-chéo , xuôi và ngược , nhưng trong câu văn ta chỉ dùng gạch-chéo xuôi mà thôi . Dấu gạch-chéo thường được dùng để viết về ngày tháng ( 1974/01/19 ) ► không có khoảng trống , trước và sau . Hoặc đề cập đến một chọn lựa như « Có/Không » , « Yes/No » ...
* * *
B2 – Bàn thêm về dấu-hiệu « ... »
Dấu-hiệu « ... » thường được dùng khi muốn bỏ lững 1 câu văn nào đó ... hoặc khi muốn thay thế «
vân-vân , so on , etc » .
Bạn có biết là có 2 loại dấu « ba-chấm » ? Đây ( ... ) là dấu Ba-Chấm bình thường . Và đây (
… )
là dấu Ba-Chấm « lạ lùng » mà tôi đã cố tìm hiểu dấu nầy từ đâu ra . Hỏi bạn bè cũng chẳng ai biết dấu đó phát xuất từ đâu , làm cách nào viết được dấu đó ? Đọc đến đây , chắc là bạn chưa nhìn thấy điểm đặc biệt ? Sau khi đã copy
3 hàng nhỏ trên đây ra 1 trang Word , bạn thử bôi bỏ 1 dấu chấm trong 2 dấu Ba-Chấm trên . Với dấu Ba-Chấm đặc biệt kia ( dấu thứ 2 màu đỏ ) , bôi 1 dấu chấm là cả 3 dấu chấm đều biến mất .
Hoá ra , thỉnh thoảng Word tự động thay đổi dấu ba-chấm ta gõ , bằng dấu ba-chấm đặc biệt . Mãi về sau , tôi mới biết được cách viết dấu ba-chấm đặc biệt đó ►
alt0133 .
* * *
B3 – Bàn thêm về những dấu-hiệu « Dấu-Ngoặc / guillemets »
Những tài liệu nêu trên phân biệt « guillemets droits » , guillemets anglais » và « guillemets français » với quy tắc khác nhau . Với 2 loại đầu ,
không có « khoảng trống bất khả phân »
sau dấu-ngoặc-mở và
trước dấu-ngoặc-đóng . Riêng với loại guillemets français ( dùng cho toàn bài nầy )
thì có « khoảng trống bất khả phân »
sau dấu-ngoặc-mở và
trước dấu-ngoặc-đóng .
Rõ ràng là
rắc rối và nhứt là
có mâu thuẩn với định nghĩa của « chữ/word/mot » ( ngoại trừ dấu-ngoặc kiểu Pháp )
.
Viết dấu-ngoặc kiểu Pháp là thuận lý , nhưng Word có điểm bất ổn là khi thì gõ được , lúc khác lại không được , dù cách đó vài chữ đã gõ được . Tài liệu dưới đây giúp ta cách gõ : ví dụ
- dấu-ngoặc kiểu Pháp : « alt + 174 » ► dấu-ngoặc-mở và « alt + 175 » ► dấu-ngoặc-đóng ;
- dấu-ngoặc kiểu Anh & Mỹ (
“ ” ) : “ alt + 0147 ” ► dấu-ngoặc-mở và “ alt + 0148 ” ► dấu-ngoặc-đóng ...
Tài liệu «
Codes Numériques Pour Signes Typographiques » & link ( lien ) ► «
http://mus.ulaval.ca/roberge/gdrm/08-codes.htm » giúp ta gõ hầu hết tất cả ký tự .
* * *
C - Những lối đánh dấu « không thuận lý » thường thấy
1 - Cũng như với những dấu-hiệu , xin đừng bao giờ ghi « 15km » hoặc tệ hại hơn « 15kms » ,
mà phải ghi « 15 km » , hoặc hay hơn « 15 KM » với « espace insécable » trước « KM » mà ta có thể nhập loại với những dấu-hiệu . Khi ta nói « 15 phần trăm » , hoặc « 15 cây số » , rõ ràng « phần trăm » và « cây số » hoặc đơn vị « EUR, USD, AUD ... » , không thể dính liền với con số 15 . Không lý nào , khi viết tắt , ta lại viết dính liền nhau .
2 - Với lỗi lầm thứ nhì :
chấm dứt câu văn với dấu « ngoặc-đóng » . Chắc chắn đây là 1 lỗi lầm, cũng rất thường thấy trên sách báo Âu Mỹ , vì câu văn
phải được chấm dứt bằng 1 trong 4 dấu : « dấu-chấm » , « ba-chấm » , « dấu-hỏi » và « chấm-than » . Xin trích dẫn nguyên văn 2 đoạn trong bài « Ai Đứng Sau Vụ Cấm Báo TN Tổ Chức Tri Ân Chiến Sĩ ?
Định Nguyên , RFA 2012/03/20 » :
"Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!" Blogger Mai Thanh Hải cũng chán nản đặt câu hỏi “Tổ quốc có bao giờ Hèn như thế này không?” « ... Việc tổ chức anh em làm rất kỹ, rất tốt, chu đáo và rất hết sức kềm chế chứ không làm gì quá đáng nhưng cuối cùng cũng không được."
Sau chữ «
khóc! » và chữ «
không? » của đoạn đầu không có dấu chấm câu . Dấu « ngoặc-đóng » không thể chấm dứt câu văn được . Phải viết :
« Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức . Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc ! » . Blogger Mai Thanh Hải cũng chán nản đặt câu hỏi «Tổ quốc có bao giờ Hèn như thế này không ? » .
Đoạn 2 phải được viết như :
« ... Việc tổ chức anh em làm rất kỹ , rất tốt , chu đáo và rất hết sức kềm chế chứ không làm gì quá đáng nhưng cuối cùng cũng không được » . Ở đây , khác với trường hợp 2 dấu-hiệu trên , và dấu-hiệu « ... » , ta không nên giữ dấu-chấm trước dấu ngoặc-đóng , tránh lập lại .
3 - Ta thấy gì trong câu dưới đây, trích ở alinéa thứ 4 phần 1 của
bài « Đại Nạn Thời Hậu Chiến » :
« Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề : không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp. »[2] Các đảng phái theo chủ trương dân tộc và dân chúng rất chống đối hành động nầy của HCM. Nếu không có tiết mục ghi chú , dấu-chấm phải nằm ngoài ngoặc-kép-đóng
để chấm dứt câu đầu .
Nhưng với câu đầu trên đây , dấu-chấm dĩ nhiên phải nằm sau
ghi chú số 2 ; ghi chú đó liên quan đến toàn câu trong dấu-ngoặc-kép và trước dấu-ngoặc-đơn phải có space .
Ta phải viết :
« Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề : không đi lính cho Pháp , không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp » [ 2 ] . Các đảng phái theo chủ trương dân tộc và dân chúng rất chống đối hành động nầy của HCM .
Ghi chú : Nhân đọc bài ( version đầu ) « Xây Dựng Xã Hội Dân Sự Bằng Lý Trí Và Tâm Thức » thấy có câu «
Nhóm chữ “Xã Hội Dân Sự” (XHDS),[1]
là một thuật ngữ bao hàm nhiều nghĩa » , tôi có viết vài hàng gởi người bạn học cùng trường ngang lớp , như sau :
Bonjour , lưu ý toa là viết « Nhóm chữ “Xã Hội Dân Sự” (XHDS) [1], là một thuật ngữ bao hàm nhiều nghĩa » đúng hơn . Chú thích [1] liên quan đến phần đầu của câu văn . Have a nice day .
Anh « bạn » hằn học trả lời ngay cấp kỳ , với liên tiếp 4 , 5 emails , bảo tôi đọc «
kỹ » một số bài mà tôi xin trích 2 câu sau đây :
The dagger is also used to indicate death,[21][22] extinction,[23] or obsolescence.[20][24] The asterisk and the dagger, when placed beside years, are used to indicate year of birth and year of death respectively.[21]
Überschreitet das Eröffnungs-Zeitfahren die vom Weltradsportverband
UCI festgelegte Maximaldistanz von derzeit acht Kilometern,
[1] so wird es als erste Etappe bezeichnet.
Hoá ra những điều
vô cùng vô lý như vậy đã được
định chế hoá . Câu văn của bạn tôi được chia làm 2 phần bởi dấu-phết , ghi chú của phần đầu lại được đặt ở đầu phần 2 , sau dấu-phết . Và không có space
sau dấu-phết .
4 - Dấu Ba-Chấm được tượng trưng với « ... » có nghĩa là « vân vân » , nhưng có nhiều người vẫn ghi thêm những dấu linh tinh khác như « v.v.. » , « ,v.v.. » hoặc « ….. » ...
Muốn viết tắt « vân vân và vân vân » ta nên viết
« ... & ... » .
5 - Ta không nên viết «
Hoàng Sa-Trường Sa » mà
phải viết «
Hoàng Sa - Trường Sa » . Chữ Sa của chữ kép Hoàng Sa không thể kết nối với chữ Trường của chữ kép Trường Sa .
6 - Viết « bôxít » , « đôla » … là sai . Phải viết « bauxite » , « đô la » hoặc « dollar » … vì tiếng Việt thuộc loại độc âm .
... & ... & ...
* * *
D - Cách viết « Ngày Tháng Năm » Trên Internet , và trong sách báo , ta thấy có nhiều lối viết khác nhau . Đại đa số viết dài dòng như « ngày 19 tháng 1 năm 1974 » , có người thêm dấu phết giữa ngày tháng và năm, có người viết tháng 01 ... Một số lớn viết tắt , nhưng cách viết tắt cũng rất nhiều khác biệt . Ta có thể nhìn thấy ngày « 19-1-1974 » hoặc « 19-01-1974 » hoặc « 19 - 1 - 1974 » hoặc « 19 - 1, 1974 » hoặc « 19.1.1974 » hoặc « 19.01.1974 » hoặc « 01.19, 1974 » hoặc « 19/1/1974 » hoặc « 19/01/1974 » ...
[ Đặc biệt một số người Việt bên Mỹ có cách viết riêng biệt như ngày « 01/19, 1974 » . Với date nầy ta còn hiểu được nhưng nếu gặp những dates như « 01/03, 1974 » hoặc « 01.03, 1974 » thì chỉ còn nước đoán mò theo nội dung bài hoặc theo nơi cư ngụ của tác giả . Trong câu văn , người Mỹ ghi « January 1, 1974 » , không có gì để bàn cãi . Kẹt là một số người Mỹ gốc Việt lại áp dụng tập quán nầy để ghi date ] .
Nghĩa là để viết về ngày, ta thấy có rất nhiều hình thức .
Theo tôi, ngoài mục đích « câu » cho được nhiều chữ , cho bài dài ra , ta nên viết tắt , ngắn gọn và rõ ràng , chứ không lý do gì viết dài giòng , mỗi người mỗi cách hoặc mỗi nơi (trong bài) mỗi khác . Và
ta chỉ nên bắt chước những gì hay mà thôi , không nên bắt chước những điều dỡm .
Viết « date » với dấu « chấm » có bất lợi là nhiều dấu « chấm » trong 1 câu . Ngoài ra khi viết câu «
Ngày 29.11.1975 , xe công an đến ... » , dấu chấm nằm trước dấu phết . Trông không đẹp , không thuần lý ... Nếu tránh được , tại sao không viết cách khác ?
Theo tôi , viết « 19-1-1974 » hoặc « 19-01-1974 » hay hơn là viết với dấu chấm . Nhưng cách viết « date » nầy có một nhược điểm là cụm số « 19-1-1974 » hoặc « 19-01-1974 » không là 1 thực thể đơn thuần ( entity ) như là viết với gạch chéo « 19/1/1974 » hoặc « 19/01/1974 » . Với dấu gạch-nối , cụm số có thể tách ra và nhảy hàng , trái với lối viết với gạch chéo .
Giữa « 19/1/1974 » và « 19/01/1974 » ta nên chọn « 19/01/1974 » . Như vậy thực thể « date » luôn luôn được xác định với 1 « thực thể 8 số » , « tháng » được xác định với 1 « thực thể 6 số » và « năm » , với 1 « thực thể 4 số » . Ngày và tháng được xác định với 2 số một cách thuần nhứt . Những giấy tờ hành chánh thường theo khuôn khổ nầy JJ/MM/AAAA ( DD/MM/YYYY ) hoặc ( AAAA/MM/JJ ) hoặc ( YYYY/MM/DD ) .
Theo tôi , trong tương lai , cách viết « date » sẽ là « năm tháng ngày » như 2009/01/19 . Cái lợi của cách viết nầy là ta có thể sắp xếp thứ tự ( trier, sort ) dễ dàng . Nhìn link dưới đây , ta thấy rõ ràng cách sắp xếp là « ngày 2009/08/09 lúc 0829 ( giờ ) » ▼
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090829_viet_fishermen_held.shtml * * *
E - Cách Ghi Giờ Nhân dịp nhìn cái link trên đây , ta thử bàn về cách ghi giờ . Chẳng hạn , ta chỉ cần ghi « lúc 0829 » là quá rõ ràng . Cần gì phải ghi « AM » hoặc « sáng » . Nếu muốn rõ ràng hơn thì ghi thêm chữ « giờ » . Cũng như « lúc 1159 » , cần gì phải ghi « 1159 AM » hoặc « 1159 giờ sáng » ( 1 phút sau lại phải ghi « 12 PM » ) . Nếu là « lúc 1200 » thì ghi « lúc 12 giờ trưa » hay « lúc 12 giờ chiều » ? Ranh giới giữa « trưa » và « chiều » là lúc nào ? Thú thật, đến giờ nầy, tôi cũng không chắc chắn là ta phải viết 1200 AM hay 1200 PM .
Tóm lại , ghi giờ như trong ngành Hàng Không , Hàng Hải , với « thực thể 4 số » là chính xác và ngắn gọn nhứt .
Về cách ghi « ngày - giờ » , xin xem cách ghi tự động của FREE ( là 1 server về dịch vụ Internet bên Pháp ) :
Ta thấy gì :
- Nhóm 8 số , như 20100213 ... ghi Năm ( 4 số ) , Tháng ( 2 số ) và Ngày ( 2 số ) ; Giờ Phút Giây cũng được ghi gọn gàng , chính xác .
- Nhóm 6 số , như 214525 ... ghi Giờ , Phút và Giây ( từng cặp 2 số ) .
- Ngày tháng được sắp xếp theo thứ tự .
* * *
F - Vài Đề Nghị
F1 - Linh Tinh
- Nên viết hướng Bắc , hướng Nam , thay vì hướng bắc , hướng nam ; người Nam người Bắc thay vì người nam người bắc ... & ... vì lý do những chữ Bắc , Nam , Tây và Đông nầy được xác định rõ ràng , tựa như những danh xưng .
- Cùng lý do trên , ta nên viết Thứ Hai , Thứ Ba ... Chủ Nhựt ( Nhật ) và không nên viết Chúa Nhựt ( Nhật ) .
- Có lúc ta nên viết số , thay vì viết chữ dài dòng vô ích ( « Trong vòng 50 năm tới » , thay vì « Trong vòng năm mươi năm tới » ) …
- Ta không nên đảo lộn những dấu-hiệu dấu-phết dấu-chấm trong những con số như người Anh Mỹ thường làm . Ví dụ viết « 3,500 USD » thay vì « 3.500 USD » hoặc « 3.5 % » thay vì « 3,5 % » . Dù gì đi nữa , cũng có 1 tôn ti trật tư giữa dấu-chấm và dấu-phết ( còn được gọi là decimal ) . Ngoài ra ta nên viết « 3 500 » với khoảng-trống bất-khả-phân , như vậy con số không bị phân chia . Ta nên bắt chước những điều hay và hợp lý mà thôi , đừng bắt chước những điều dỡm . Như viết « $3,500 USD » … & 2 « dấu » cùng có nghĩa là dollar Mỹ …
- … & …
F2 - Viết Tắt
- Nên vứt bỏ dấu chấm với tất cả những từ viết tắt , như USA , HO , LHQ , Wash DC , JF Kennedy …
vì hoàn toàn không cần thiết và có hậu quả là đặt nhiều dấu chấm trong 1 câu hoặc dấu chấm trước dấu phết .
- Với những từ thông dụng , viết Asean , Nato , Otan ... cũng được mà viết ASEAN , NATO , OTAN ... cũng tốt thôi . Đặc biệt & những từ như Gulag ( gốc ngoại quốc , đã trở thành phổ thông ) ... ta không nên viết GULAG , mà phải viết GULag , nếu muốn viết tắt , vì là chữ viết tắt của «
Glavnoye Upravlyeniye ispravityel'no-trudovih Lagyeryey i koloniy » ( chữ Nga , nguồn Wikipedia ) ...
* * *
F3 - Lối viết chữ Hoa ( lettre capitale , block letter )
Cùng mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của tựa đề hay đoạn văn , có 2 lối viết chữ Hoa :
- Viết Hoa tất cả ký tự của từ như « NGƯỜI TÙ ĐẶC BIỆT » ;
- Viết Hoa ký tự đầu của mỗi từ như « Người Tù Đặc Biệt » .
Một thiểu số người lạm dụng « chữ hoa » . Nhứt là khi đề tựa . Trông không cân xứng . Chữ « block letter » quá to lớn , chỉ nên dùng để viết bích chương , bảng hiệu … Muốn nhấn mạnh phân đoạn nào , ta chỉ cần tô đậm , hoặc thay đổi kích thước … là quá đủ rồi .
Tin Học có dùng thủ thuật «
capitalize » để viết những « titles , titres » với chữ đầu viết Hoa (
Người Tù Đặc Biệt ) để nhấn mạnh đó là 1 thực thể ( mời xem «
Bên Đời Hiu Quạnh » ( alinéa 6 từ dưới lên trên ) , Tuỳ Bút của Khánh Ly ) và thủ thuật
« uppercase » với tất cả ký tự đều được viết Hoa (
NGƯỜI TÙ ĐẶC BIỆT ) , cũng cùng mục đích như trên .
* * *
F4 - Về những Từ Ghép
Người Việt hay dùng những từ ghép 2 , ghép 3 hoặc ghép 4 . Tên hoặc họ cũng thường là tên ghép .
Ta nên viết « hoa » những thực thể , những nhóm chữ như :
- Trần Văn Xoài , Nguyễn Văn Ổi , Đặng Vũ Mít , Tôn Thất Tình ... & ...
-
Tổng Thống Obama ,
Linh Mục Nguyễn Văn Lý ,
Hoà Thượng Thích Quảng Độ ,
Tổng Thư Ký Ban Ki Moon ,
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam ,
Trung Sĩ Nguyễn Văn Xoài ,
Binh Nhì Nguyễn Văn Mít ... & ...
-
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ , Việt Nam , Liên Hiệp Quốc , Ba Lan , Quốc Hội ... & ...
Không nên viết Việt nam , Cần giờ ... Hung gia lợi , Trần văn Xoài ... Tổng thống ... Thủ tướng , Liên hiệp quốc ... & ... & ...
Ta có thể viết Tổng-Thống , Linh-Mục , Thượng-Toạ , Liên-Hiệp-Quốc … nhưng chỉ rườm rà thêm , chẳng ích lợi gì . Nên bỏ dấu « gạch-nối » .
* * *
F5 - Về dấu « . » & dấu « , » trong những con số
Hiện tượng , dùng dấu «
. » ( dot/point ) với những số lẽ và dấu «
, » ( còn được gọi là decimal/décimal trong toán học và comma/virgule trong văn học ) với những con số lớn hơn số « ngàn » , càng ngày càng nhiều . Cũng như hiện tượng ghi date của 1 số người bắt chước dỡm kiểu Mỹ ( đoạn
D trên đây ) .
Đây là cách viết hoàn toàn « tréo cẳng ngỗng » . Đề nghị dùng dấu decimal để ghi những số lẽ , như ta vẫn thường dùng xưa nay . Đối với đơn vị lớn , nên dùng khoảng cách bất-khả-phân thay cho dấu dot/point , tránh nhiều dấu-chấm trong 1 câu .
Ví dụ 1 234 567 hoặc 89 000 ...
* * *
F6 - Nên tránh dùng từ ngữ VC
Dân Việt trong nước càng ngày càng dùng danh từ VC . Đó là điều khó tránh được . Nhưng ta là người Việt Hải Ngoại , hoàn toàn tự do . Ngoài ra , chúng ta là những người tranh đấu chống chế độ ngu dân của VC , không lý do gì chúng ta dễ dãi chấp nhận những từ ngữ chói tai , dị hợm . Xin đọc bài «
Có Nên Dùng Ngôn Ngữ Của VC »
?
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến 1 khía cạnh khác của vấn đề . Khi ta chấp nhận và dùng 1 danh xưng , là ta đã đồng ý một phần nào .
Có những từ ngữ mà Người Việt Hải Ngoại , nhứt là những người mang danh « đấu tranh » ,
không nên dùng .
Xin nêu vài thí dụ thông thường :
- « Chính Quyền » khi đề cập đến bè lũ Việt Gian Bán Nước . Ngày xưa , và ngày nay cũng vậy , chúng gọi ta là « nguỵ » . Xin đề nghị dùng chữ « nhà cầm quyền » hoặc « nhà nước » ;
- « Thành Phố Hồ Chí Minh » hoặc « TP/HCM » . Ta nên giữ nguyên tên Sài Gòn , hoặc khi cần , gọi là « thành Hồ » để bày tỏ sự khinh bỉ . Giống như St Petersbourg , Sài Gòn sẽ hồi sinh .
- « Trung Quốc » . Bọn CS bán nước chấp nhận vai trò chư hầu , mặc kệ chúng . Người trong nước không có quyền chọn lựa . Ta , người Việt Hải Ngoại , nên dùng chữ TC ( Trung Cộng / Tàu Cộng ) hoặc China , hoặc nước Tàu . Gần đây thấy có xuất hiện từ ghép Tàu Quốc .
- Tên Việt Gian Hồ Chí Minh và bè lũ chủ xướng đổi ngược cách dùng những nguyên âm « i » và « y » ... Người dân Quốc Nội viết « lí do » , « bác sỹ » , Hoa Kì ... Không lý do nào người dân Hải Ngoại phải viết dị hợm như vậy .
- ... & ...
* * *
Kết Luận Xin đề nghị :
1 - Áp dụng quy tắc « Âm đâu Dấu đó » ;
2 - Áp dụng định nghĩa của « từ/mot/word » :
Phải có khoảng-trống bất-khả-phân trước tất cả dấu-hiệu
và khoảng-trống-thường sau tất cả dấu-hiệu ;
Ngoại trừ 2 biệt lệ ▼
- với dấu-ngoặc-mở ►
khoảng-trống-thường trước và khoảng-trống bất-khả-phân sau ;
- với « gạch-nối » và « gạch-chéo » ► áp dụng thuận lý .
Webma TTVinh2 , C/N 2012/05/01