Xin Bạn thử tự hỏi : Quy Tắc ta áp dụng có thuận lý hay không ?
Hiện nay có khoảng
trên 3 triệu người Việt Hải Ngoại , sống rải rác trên toàn Thế Giới . Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn ,
ngày nay có lối 1 triệu 700 ngàn . Trước ngày
30/04/1975 , chắc là con số người Việt trên toàn TG không quá
200 ngàn người , với tuyệt đại đa số sống ở Pháp .
Thử tưởng tượng , một đứa trẻ Na Uy gốc Việt gặp cousin ( anh chị em họ ) người Đức gốc Việt , làm sao chúng trò chuyện với nhau dễ dàng nếu chúng không biết tiếng Việt ? Thử tưởng tượng Ông Bà từ VN qua thăm cháu sinh trưởng tại Hoa Kỳ , làm sao trò chuyện nếu cháu không hiểu hoặc nói được tiếng Việt , dù chỉ bập bẹ ?
Có thể nói , tiếng Việt là mẫu số chung quan trọng và hữu ích nhứt của tất cả người Việt trên Thế Giới . Người Việt chúng ta có bổn phận bảo tồn và phát huy gia tài vô cùng quý báu nầy .
Tiếng Việt ngày nay , từ ngày Quốc Hận 30/04/1975 , đã có nhiều thay đổi , nhưng than ôi , trong chiều hướng xấu .
* * *
1 - Dấu-Giọng ( Dấu-Thanh ) : Đặt Ở Đâu ?
Cùng 1
nguyên âm ( vowel/voyelle , theo
Google Traduction ) , nhưng giọng đọc khác . Do đó có người « gọi » những dấu « Sắc Huyền Hỏi Ngã Nặng » là « Dấu-Giọng » ( Accent Signs ? Pronunciation Signs ? Signes de Prononciation ) . Có người gọi là dấu-thanh .
Nguyên âm chính là nguyên âm có dấu-giọng .
Có thể nói có 2 trường phái lớn trong cách bỏ dấu :
phái đa số viết « h
òa » , theo « lối viết thẫm mỹ ( ? ) » hoặc « chính thống » hoặc «
cách cũ » .
Hình ▲ được lấy từ bài « Quy Tắc Đặt Dấu Thanh Trong Tiếng Việt » mà tác giả là một người chịu ảnh hưởng « văn hoá VC » ( viết thế kỉ , bác sỹ , hợp lí … ) và viết bài theo cách mà chính tác giả gọi là « cũ » .
Một số khác , ít hơn , viết « ho
à » theo lối « ngữ âm » ( âm đâu dấu đó ) hoặc «
cách mới » .
Và 1 số nhỏ có vẻ tuỳ hứng , khi nầy khi nọ . Có người viết « h
òan » … Thậm chí còn có khi thấy viết « ng
ừơi » , có lúc thấy dấu huyền nằm trên chữ «
i » như « ngươ
ì » . Hoặc những từ với dấu-giọng đặt sai vị trí như « q
úa suy th
óai cu
ả b
ứơc ng
ọăc lịch sử » ...
* * *
A - Trường Phái « Thiểu Số » & Lối Viết « Mới »
Lối viết nầy theo quy tắc
ngữ âm , nghĩa là
âm đâu dấu đó , viết o
à , ho
à ... & dấu-giọng trên nguyên âm chính ( ở đây là
a ). Quy tắc nầy bất di dịch và đưa đến kết quả là , với 2 nguyên âm dính nhau , vị trí của dấu
không thay đổi . Cách bỏ dấu nầy còn được gọi là «
cách mới » .
Quy tắc ngữ âm cũng là quy tắc được áp dụng trong quyển
Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của
Lê Ngọc Trụ và bộ
Việt Nam Tự Điển của
Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ .
Rất tiếc bộ Tự Điển nầy không được hưởng ứng đúng tầm mức , dù quy tắc rất đơn giản và chỉ có 1 quy tắc duy nhứt . Bạn thử gõ Google Search câu
Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ , bạn sẽ thấy chẳng có bao nhiêu kết quả liên quan thực sự đến mục tiêu tìm kiếm .
▲
Bên trái là Bộ Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ do Nhà Sách Khai Trí ( 62 Đại Lộ Lê Lợi Sài Gòn ) xuất bản năm 1970 . Bên phải là 1 bộ được in lại tại Cali , không thấy ghi ngày xuất bản . Ghi chú Apple đang áp dụng cách viết «
ngữ âm » nầy từ «
OS 4.2 » ( operating system - ra đời ngày 22/11/2010 ) với software Unikey Option 2 .
◄ Hình được chụp với iPhone 3GS & « OS 7.1 » . Tôi viết Hò rồi thêm chữ a , máy tự động sửa lại là Hoà .
Hình ► được chụp với iPhone 3GS & « OS 4.1 » . Tôi viết Ho rồi thêm chữ à , máy tự động sửa lại là Hòa . Hình nầy do 1 ngẫu nhiên vô cùng hiếm hoi : ngay lúc tôi « chụp hình » ( bấm cùng lúc 2 nút Contact & Home ) chữ à chưa kịp đổi màu đúng lúc từ Hòa vừa thành hình ) .
Trước «
OS 4.2 » , Apple áp dụng « lối cũ » & Unikey Option 1 ( option by default của Unikey ) .
Operating System mới nhứt hiện nay là « OS 8.1 » .
* * *
B - Trường Phái « Đa Số » & Lối Viết « chính thống » - « thẩm mỹ »
Phái nầy viết
òa khóc, h
òa bình ho
àn to
àn ho
ài mong … Nghĩa là với 2 nguyên âm loại 1 dính liền nhau , dấu-giọng được đặt ở nguyên âm đầu nhưng nếu có thêm 1 chữ nào phía sau , dấu đổi vị trí và nằm trên nguyên âm sau ( của 2 nguyên âm tiên khởi ) .
Thử gõ trong Google « Cách Bỏ Dấu Trong Tiếng Việt » , bạn sẽ gặp được rất nhiều bài , trong đó có 2 bài mà tôi nhận thấy rõ ràng và đầy đủ nhứt .
1 - Bài «
Hai Cách Đánh Dấu Trong Chính Tả Tiếng Việt » của
GS Trần Chấn Trí ( University Of California – Irvine – USA ) phân tích tỉ mỉ cả 2 phương cách « thẩm mỹ » & « ngữ âm » .
GS Trí đưa đến nhận xét chung là
- phương cách « ngữ âm » chỉ có duy nhất 1 định luật và không có ngoại lệ nào ;
- phương cách « thẩm mỹ » bao gồm 5 quy luật chính và 2 ngoại lệ .
Tuy trung lập đối với 2 phương cách , GS Trí đã viết bài theo lối ngữ âm .
2 - Bài kia tên «
Cách Bỏ Dấu Trong Tiếng Việt » do ông
Sỏi Đá (
Khách Qua Đường ) viết theo « lối
cũ » ( chính thống - thẫm mỹ ) vì thấy ông viết « bảo tồn văn h
óa » . Ông Sỏi Đá dựa theo bộ
Việt Nam Tự Điển của
Hội Khai Trí Tiến Đức .
Như vậy là ông Sỏi Đá nhấn mạnh đến tính cách « chính thống » của cách viết nầy : Các Cụ đã dạy như vậy . Sau khi phân loại nguyên âm ra làm 2 , Các Cụ đã đặt ra 5 quy tắc .
Đặc biệt là
quy tắc 2 (
nếu có 2 nguyên âm cùng loại 1 , dấu được bỏ trên/dưới nguyên âm thứ nhứt) . Quy tắc 2 nầy lại có thêm 2 biệt lệ .
Rồi thêm quy tắc 5 :
nếu có phụ âm theo sau nguyên âm cuối , dấu được bỏ vào nguyên âm ngay trước phụ âm , nghĩa là dấu thay đổi vị trí .
« Cách Bỏ Dấu Trong Tiếng Việt » ( http://urlz.fr/4Sw )
Sỏi Đá – Khách Qua Đường 2010/01/23 ▼
Ngoài ra còn 2 biệt lệ ▼
▲ Bài «
Cách Bỏ Dấu Trong Tiếng Việt » của
Sỏi Đá ▲
* * *
C - Nhận Xét
C1 - Phương cách ngữ âm của « lối mới » Chỉ có 1 quy tắc duy nhứt được tóm tắt với 4 từ
âm đâu dấu đó .
C2 – Về tính cách « thẩm mỹ »
của cách viết « chính thống » ( lối cũ ) Về tính cách thẩm mỹ , với từ h
òa thì đúng , có cân xứng . Với từ
òa thì sao ? Tạm đồng ý đi . Nhưng tại sao từ ho
àn lại không theo lô-gích của từ
òa ?
C3 – Về tính cách « chính thống »
của cách viết « thẩm mỹ » ( lối cũ ) Theo Wikipedia
( http://urlz.fr/vxu ) cập nhựt ngày 2014/01/07 :
« Tiểu ban phụ trách soạn thảo (
bộ VNTĐ ) gồm các ông Phạm Quỳnh ( Chủ Bút ) , Nguyễn Văn Vĩnh , Trần Trọng Kim , Bùi Kỷ , Nguyễn Văn Luận , Phạm Huy Lục , Dương Bá Trạc , Nguyễn Hữu Tiến , Nguyễn Đôn Phục và Đỗ Thận » .
Các Cụ đã dựa vào bộ
Từ Điển Pháp - An Nam ấn hành năm 1884 của đệ nhứt tiền bối Huỳnh Tỉnh Của .
Toàn là những bậc tiền bối có công lao lớn với chữ Quốc Ngữ .
Câu hỏi được đặt ra là ta có nên hoàn toàn noi theo Các Cụ , không thay đổi gì cả ? Dù cả trăm năm đã trôi qua …
Các Cụ và Quý Thầy Cô ta cũng đã dạy viết Hội-an , Quảng-nam , Trung-kỳ … Việt nam , Liên hiệp quốc … Nguyễn
văn Mít , Trần
thị Xoài … thay vì Hội An , Quảng Nam , Trung Kỳ , Việt Nam , Liên Hiệp Quốc … Nguyễn Văn Mít , Trần Thị Xoài …
Thử mở 1 trang của bộ VNTĐ của Hội Khai Trí , ta thấy chằng chịt những gạch-nối trong những từ ghép ( may mà phần lớn Quý Thầy Cô của ta đã bỏ bớt gạch-nối không cần thiết nầy ) ▼
Ngoài ra có điểm lạ là
Lời Tựa ký tên
Việt Nam Văn-Hoá Hiệp-Hội lại được viết theo cách
ngữ âm & đầy rẩy
dấu-giọng đặt không đúng vị trí .
C4 – Ảnh hưởng của những softwares viết tiếng Việt Tuyệt đại đa số người trong nước ( với dân số lối 90 triệu ) dùng những softwares như
Unikey mà sự chọn lựa mặc định ( by default ) là viết « h
òa ho
ãn » chứ không phải « ho
à ho
ãn » .
Trong khi tuyệt đại đa số ngoài Hải Ngoại ( với dân số lối 3 T ) dùng program VPSkey43 . Mời xem bài
«
Hai Programs Thông Dụng & Miễn Phí Để Viết Tiếng Việt » .
Bên phải là option 2 viết « ho
à ho
ãn »
Bên trái là option 1 « mặc định » viết « h
òa ho
ãn » ;
Ngoài ra còn viết « q
úa g
ìa » thay vì « qu
á gi
à » .
* * *
Kết Luận 1 Giữa phương cách
ngữ âm với quy tắc đơn giản «
âm đâu dấu đó » ( còn được gọi là
lối mới ) và phương cách
chính thống với nhiều quy tắc rắc rối chẳng dựa vào một căn bản lý luận thuận lý nào cả , ta không nên khư khư bảo thủ , cứ ôm theo
lối cũ chỉ vì … Các Cụ đã viết như vậy … cả trăm năm trước . Làm sao giải thích được một cách hợp lý cho con cháu tại sao dấu-giọng phải được đặt ở nguyên âm
đầu … rồi lại phải thay đổi vị trí ?
Nên áp dụng quy tắc « ngữ âm » nghĩa là « Âm Dâu Dấu Đó »
Webma TTVinh2 , C/N 2012/05/01