Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm
Bệnh
thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất lớn tới quá trình vận động và sinh hoạt của con người, bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi là rất cao, nhưng nếu để lâu ngày, đã chuyển qua mãn tình thì không thể nào chữa khỏi được, chỉ có thể giúp giảm đau, duy trì vận động bằng cách tập luyện chăm chỉ hàng ngày, để đĩa đệm cột sống được hoạt động trơn tru, bớt đau nhức mà thôi.
Bệnh thoát vị đĩa đệm gặp nhiều ở những người làm việc ngồi nhiều ít vận động, những người làm công việc khuân vác nặng ảnh hưởng tới cột sống lưng và cổ. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người ưa dùng hiện nay.
Vật lý trị liêu thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và
dieu tri benh thoat vi dia dem. Những phương pháp của nó không chỉ giúp giảm đau lập tức mà còn dạy bạn cách huấn luyện cơ thể và phòng ngừa tổn thương.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu Tùy theo mức độ, nguyên nhân bệnh lý cột sống và triệu chứng, người bệnh sẽ được trị liệu với các loại máy và những bài tập vận động thích hợp.
Điện trị liệu Sóng ngắn Giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, nhờ vậy gia tăng dinh dưỡng vùng tổn thương, đồng thời tăng đào thải các chất gây viêm, làm giảm đau. Áp dụng rất tốt cho các chứng đau cơ xương khớp (bệnh
thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm chu vi vai, viêm xoang…)
Siêu âm Nếu bệnh nhân có điểm đau, siêu âm cho hiệu quả rất cao nhờ tác dụng cơ học, các màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động màng, gia tăng tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, giảm đau, giảm viêm làm mềm mô sẹo, giảm kết dính.
Kích thích điện Các dòng điện giảm đau được áp dụng đặc biệt khi bệnh nhân đang đau cấp, cơ đang co thắt các dòng điện này sẽ làm giảm đau nhờ ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não và đồng thời làm giảm co thắt giúp người bệnh mau chóng hết đau.
Laser Giúp giảm đau, tê và kích thích tái tạo mô.
Vận động trị liệu Song song với các phương thức trên, vận động tập và giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày rất quan trọng trong quá trình điều trị.
Mục đích các bài tập là để hạn chế sự phụ thuộc vào các loại
thuoc chua benh thoat vi dia dem đồng thời lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp, điều mà thường xuyên bị phá vỡ mọi nơi mọi lúc trong quá trình sống và làm việc của con người. Do vậy phải tìm ra các cơ co rút để kéo giãn, đồng thời tìm ra các cơ yếu để tập mạnh. Tùy theo bệnh lý mà có các bài tập khác nhau.
Các bài tập kéo giãn cột sống, bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng: bao gồm các động tác sau: - Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối một chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại mỗi bên 15 lần.
- Động tác 2: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, nâng mông cao khỏi nệm, giữ 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy hơi khó chịu nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 6: Người bệnh nằm ngửa, hai chân đạp thành vòng tròn trên không như đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 7: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đặt trên hai đầu gối, hai chân cố gắng co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, gồng cơ giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 8: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), lưng cong lên như lưng con mèo, giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại 15 lần.
- Động tác 9: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), hạ từ từ hai mông chạm gót chân rồi giữ lại, hai tay cố gắng bò thẳng về phía trước, lúc nào mỏi thì nâng mông lên rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 10: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), tay bên phải giơ thẳng về trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra sau giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần.
Làm 10 động tác thì được tính một đợt, mỗi ngày người bệnh có thể làm từ 2-3 đợt tùy theo tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo cho chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống vững chắc hơn.
Nguồn:
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc .