Chữa trị bệnh viêm loét hệ thồng tiêu hóa

Tác giả Bài
thaiha561
  • Số bài : 672
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.02.2014
  • Nơi: HCM
Chữa trị bệnh viêm loét hệ thồng tiêu hóa - 25.11.2014 16:16:02
Chữa trị bệnh viêm loét hệ thồng tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của chúng ta bao gồm từ miệng qua cuống họng tới dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già và hậu môn. Quy trình tiêu hóa là một quá trình khép kín qua các khâu như thế, nếu có bất kỳ sự tổn thương của một bộ phận nào, sẽ ảnh hưởng, làm sự tiêu hóa bị gián đoạn, không được tốt. Viêm loét hệ thống tiêu hóa gồm viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng. Người ta hay gọi chung là viêm loét dạ dày tá tràng.
Thuật ngữ "viêm loét hệ thống tiêu hóa" (peptic ulcer) dùng để diễn tả một nhóm bệnh viêm nhiễm ở bộ máy tiêu hóa trên. Đây là sự viêm loét ở hệ tiêu hóa trên, nơi mà lớp màng và lớp mô ở đó bị "ăn mòn", tạo nên một vết thương.

Triệu chứng của ung loét là một cảm giác cháy bỏng, cồn cào, đau ở phần giữa xương ngực và rốn. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên kèm theo ợ nóng, buồn nôn, mất thèm ăn và khó tiêu. Cơn đau thường kéo dài khoảng 45-60 phút, từ nhẹ đến nặng, đôi khi quằn quại và thường làm cho bệnh nhân mất ngủ. Những triệu chứng khác bao gồm: đau lưng, nhức đầu, cảm giác ngộp thở, ói mửa, đôi khi phân có máu.

Những yếu tố sau đây thường làm tăng việc tiết axít dạ dày, làm thay đổi lớp màng này ở hệ tiêu hóa:

Sử dụng dược phẩm: Những thuốc thông thường nhất là aspirin và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Khi sử dụng lâu ngày, những dược phẩm này sẽ làm tăng sự tiết axít ở dạ dày. Ngoài ra, những loại thuốc steroid dùng để trị viêm khớp cũng gây nên hiện tượng này. Những loại thuốc kháng axít đôi khi lại gây tác dụng ngược. Thay vì trung hòa axít dạ dày, chúng lại gây phản ứng hồi ngược (rebound effects). Một thuốc kháng axít rất quen thuộc cần phải lưu ý là calcium carbonate. Sử dụng quá mức vitamin C cũng là một nguyên do lây viêm loét hệ thống tiêu hóa.

Nhiễm vi khuẩn: Thủ phạm khét tiếng nhất là Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này chịu trách nhiệm khoảng 90% trường hợp loét dạ dày và khoảng 70% trường hợp loét tá tràng.

Sự nhạy cảm với thực phẩm: Sẽ gây ra một đáp ứng viêm và làm xói mòn màng nhày dạ dày.

Khói thuốc: Làm hủy hoại màng nhày ruột, sự trào ngược muối mật do khói thuốc cũng sẽ làm kích ứng một cách "tàn bạo" tới dạ dày.

Căng thẳng, lo âu: Làm gia tăng đáng kể việc sản xuất axít dạ dày.

Chữa trị bằng sản phẩm tự nhiên

Tránh thực phẩm gây dị ứng, kích ứng: Tránh rượu, cà phê, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, chocolate, chanh, cam... Tránh những thực phẩm làm từ sản phẩm bơ sữa, đặc biệt là sữa bò, vì chúng có thể làm gia tăng bệnh cảnh do calcium và protein có trong sữa dần dần sẽ kích thích thêm việc sản xuất axít. Ăn những bữa nhỏ và điều độ.

Ăn nhiều rau cải: Rau cải xanh như xà lách, bắp cải là nguồn cung cấp folate và vitamin K. Được sử dụng nhiều trong điều trị viêm loét dạ dày vì đây là những chất cần thiết trong việc làm lành vết loét. Dịch ép bắp cải có thể làm lành một cách nhanh chóng những vết loét trong hệ tiêu hóa do chứa nhiều glutamin. Trong dịch ép bắp cải cũng chứa những hóa chất thực vật có tác dụng diệt H.pylori. Dùng 400-500 ml mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn.

Ăn nhiều chuối: Chuối cung cấp nhiều hóa chất có thể kích thích sự tăng trưởng của những tế bào màng nhày có tác dụng bảo vệ trong dạ dày và ruột.

Lô hội (nha đam): Xay lá nha đam và uống khoảng nửa chén, mỗi ngày 2 lần khi bụng đói.

Chất axít béo thiết yếu: Những chất béo này có tác dụng làm xoa dịu tiến trình viêm. Sử dụng viên nang dầu cá 1.000 mg mỗi ngày 3 lần (uống trong lúc ăn hoặc ngay sau khi ăn).
Probiotics: Thông thường, bệnh nhân loét hệ tiêu hóa được kê kháng sinh để tiêu diệt H.pylori. Rủi thay, những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa cũng bị vạ lây. Vì vậy phải "tái sinh" chúng bằng probiotics. Những probiotic giờ đã được bào chế dưới dạng viên nang bao. Sử dụng lúc bụng đói.

Dùng kẽm bổ sung: Kẽm là một loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày hữu hiệu, có tác dụng chữa lành vết loét. Tuy nhiên, khi dùng kẽm cần lưu ý: Những dược phẩm steroid sẽ làm giảm sự hấp thu kẽm. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 15 mg kẽm. Dùng sau bữa ăn. Khi dùng kẽm nên sử dụng chung với vitamin A, B6 vitamin C và magnesium. Không nên dùng kẽm lâu hơn 6 tuần. Không dùng chung kẽm với các chế phẩm bổ sung sắt.

Kẽm là một loại chế phẩm bổ sung khoáng chất không cần bác sĩ kê đơn. Tuy vậy, muốn sử dụng chúng, cần có sự chỉ dẫn đầy đủ của dược sĩ, người bệnh không nên tự ý mua dùng.

Giảm stress: Rèn luyện thân thể thường xuyên sẽ giúp giảm stress, giảm lo âu. Luyện tập thể dục thể thao làm tăng lưu lượng máu đến não, giúp cơ thể tiết ra một số hormone có tác dụng kích thích hệ thần kinh, nhờ đó sẽ giúp gia tăng nồng độ của những chất giống morphine hay còn gọi là "ma túy nội sinh" xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể như beta-endorphine. Những chất "ma túy nội sinh" này có tác động tích cực lên tâm trạng, cảm xúc..., nhờ vậy sẽ ngăn chặn việc sản xuất quá mức axít dạ dày.

Hãy hưởng thụ một cuộc sống vui vẻ, hãy tập cười - càng nhiều càng tốt. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy cười là một "bác sĩ" hay nhất đối với tất cả loại bệnh, trong đó có bệnh về đường tiêu hóa.

Nguồn: Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam .

thaiha561
  • Số bài : 672
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.02.2014
  • Nơi: HCM
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh xương khớp - 26.11.2014 10:20:25
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh xương khớp

Có thể nói, đa số chúng ta ai cũng đã từng một vài lần đau nhức xương khớp, người chơi thể thao có thể bị chấn thương xương chân, tay, khớp... người ngồi làm văn phòng, lái xe thì đau lưng, cột sống, đau mỏi vai gáy... người làm việc nặng thì đau cột sống, các khớp tay, vai... vậy nên việc nhìn nhận sự việc và học cách phòng ngừa những nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh xương khớp là hết sức cần thiết, trong đó các bệnh như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống hiện nay đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở người già.
Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6 % người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60 %.

Nguyên nhân của các bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi (ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, kinh tế lạc hậu, trình độ văn hoá, nhận thức của người dân còn hạn chế). Như chúng ta đã biết, bộ máy vận động của chúng ta cấu tạo từ cơ, xương và khớp, có tác dụng tạo hình cho toàn bộ cơ thể. Hệ thống các xương của cơ thể tạo thành một khung xương vững chắc, có tác dụng bảo vệ các cơ quan có tầm quan trọng sống còn như đại não, tủy sống, các tạng trong lồng ngực, ổ bụng. Sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống cơ xương khớp với nhau và với các cơ quan khác cho phép con người di chuyển được trong không gian, sinh hoạt và lao động. Những người trẻ tuổi đạt đến sự phát triển thể lực tối đa. Bộ máy vận động của họ hoạt động trơn tru, hoàn hảo, phối hợp rất tốt với các cơ quan khác trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, hô hấp. Do vậy họ có thể thực hiện các động tác phức tạp, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Tuy nhiên khi về già, ở những người cao tuổi diễn ra quá trình thoái hoá toàn bộ cơ thể, trong đó phải kể đến sự lão hóa của bộ máy vận động (cơ xương khớp). Bộ máy vận động trở nên rệu rã, như một chiếc xe máy già nua, han gỉ, khó có thể thực hiện được chức năng vận động tốt như ngày trẻ. Bộ máy vận động do vậy trở nên dễ bị tổn thương hơn, khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật. Bên cạnh đó một số lượng đáng kể những người cao tuổi cũng đã từng bị mắc các bệnh khớp nhiều năm trước đó, để lại các di chứng nặng nề khi họ bước vào tuổi già. Kết quả là có một số bệnh khớp thường hay gặp nhiều ở những người cao tuổi. Đó là thoái hoá khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương. Có thể nói nôm na là thoái hoá khớp chính là hậu quả của quá trình lão hóa khớp, còn loãng xương chính là do lão hoá hệ thống xương của cơ thể. Điều đáng chú ý là người có tuổi thường hay mắc đồng thời nhiều bệnh khác nhau như tăng huyết áp, bệnh Parkinson, làm bệnh nhân rất dễ bị té ngã với hậu quả là gãy xương, thậm chí tử vong. Còn gút chính là biểu hiện rối loạn chuyển hoá đạm của cơ thể, một trục trặc về chuyển hóa, thường đi kèm với các rối loạn chuyển hoá khác như rối loạn chuyển hoá đường gây bệnh đái tháo đường hay rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Còn ung thư xương thường là thứ phát, hậu quả của di căn các loại ung thư từ nơi khác đến xương như ung thư phổi, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt, bệnh đa u tủy xương.

>>> Tìm hiểu thêm một số bài thuoc chua benh thoat vi dia dem hiệu quả.

Các biện pháp giúp phát hiện sớm các bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Hiện nay y học hiện đại đã có thể phát hiện sớm và kiểm soát có hiệu quả các bệnh lý cơ xương khớp như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân, chụp đồng vị phóng xạ. Các kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ sinh thiết cơ, xương, màng hoạt dịch khớp, siêu âm chẩn đoán, các xét nghiệm sinh hoá, miễn dịch đang được ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp. Một số xét nghiệm gen cho phép biết trước được nguy cơ mắc một số bệnh khớp ngay từ khi đứa trẻ còn ở trong bào thai. Điều đó sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều, vì khi được chẩn đoán sớm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị, ví dụ như việc dieu tri benh thoat vi dia dem, thoái hóa khớp hoặc viêm khớp, nếu được phòng ngừa và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh là rất cao, nhưng nếu để lâu, phát hiện muộn, bệnh chuyển qua mãn tính thì hoàn toàn chưa có cách nào chữa trị triệt để được cả.

Tuy nhiên chính người bệnh phải là người biết đầu tiên cần chú ý phát hiện sớm bệnh. Các biểu hiện sớm của bệnh xương khớp là đau ở bất kỳ vị trí nào của bộ máy vận động dù cho đó là cơ, xương hay khớp và hạn chế vận động. Triệu chứng đau có thể kèm theo các triệu chứng viêm khác sưng, nóng, đỏ. Đó chính là các nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh phải quan tâm chú ý đến bộ máy vận động của mình. Để phát hiện bệnh sớm, người bệnh cũng nên hình thành được "văn hoá khám bệnh". Điều đó có nghĩa là khi có triệu chứng bệnh thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Chớ có tham công tiếc việc, chần chừ để đến khi bệnh nặng mới đi khám thì sẽ rất tốn kém mà hiệu quả không đạt được là bao.
Cần phải nhấn mạnh vai trò quyết định của các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới là các chuyên gia phát hiện đúng và điều trị kịp thời các bệnh xương khớp cũng như có thể tư vấn hiệu quả cho người bệnh. Việc xác định các yếu tố phát triển bản thân và môi trường là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác cũng giúp cho người thầy thuốc đánh giá được một cách toàn diện khả năng mắc bệnh, tiên lượng được mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Các biện pháp phòng tránh bệnh lý xương khớp ở người cao tuổi.

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc men phù hợp với đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi. Ngoài ra sự giúp đỡ động viên của gia đình và xã hội có vai trò rất quan trọng. Chính sự hoạt động trong các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi góp phần củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như khí công, thái cực quyền thường có hiệu quả lớn ở những người cao tuổi.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc .