Những dấu hiệu cho thấy bạn bị bệnh xương khớp
thaiha561 27.11.2014 10:34:24 (permalink)
Những dấu hiệu cho thấy bạn bị bệnh xương khớp

Chúng ta thường hay phân vân không biết có phải mình đị bệnh xương khớp không nhỉ, khi mỗi lần ngồi lâu chút thì lưng trở nên đau nhức rất khó chịu, hay vừa ra ngoài vận động một chút thì thấy chùn chân, mỏi gối rồi... tất cả điều đó khiến trong bạn có một vài băn khoăn về tình trạng sức khỏe xương khớp của mình. Hiểu được những suy nghĩ đó, bài viết hôm nay xin giới thiệu cho bạn đọc những dấu hiệu cho thấy bạn bị bệnh xương khớp để có cách phòng ngừa và chữa trị sớm nhất, đặc biệt trong dieu tri benh thoat vi dia dem, thoái hóa khơp, các bệnh có liên quan tới xương sống, nơi chứa đựng hệ thần kinh của chúng ta.
Người bị bệnh đau khớp, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.

Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, khớp tay, vai, đầu gối, xương chậu và đặc biệt nhất là trên xương sống.

Triệu chứng

Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Việc trị bệnh cũng rất khó khăn, bệnh không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút. Còn triệu chứng của các bệnh xương khớp cột sống như thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống, thoái hóa cột sống... chủ yếu là đau lưng, đau mỏi vai gáy, ngồi lâu không được.

Đau khớp: Các khớp bị đau thường có cảm giác nóng ran. Đối với một số người, triệu chứng này có thể đến và tự động mất đi. Tuy nhiên, khi ngủ nếu bạn có cảm giác đau thường xuyên thì đây là dấu hiệu bệnh chuyển dần sang viêm khớp.

Cứng khớp: Người bị bệnh viêm khớp thường bị cứng khớp vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy các khớp phát ra tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.

Cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.

Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.

Biến dạng khớp: Những ai bị bệnh khớp lâu năm các khớp bị biến dạng không còn nguyên hình dạng ban đầu khi mà một bên khớp bị mài mòn và sập xuống. Rất tồi tệ khi bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.

Khó hoặc mất vận động: Lớp sụn nằm giữa các khớp giúp khớp hoạt động dễ dàng hơn. Khi bị viêm khớp lớp sụn này ngày càng bị bào mòn và xương ngày càng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Kèm theo các cơ cũng bị đau và vận động sẽ rất khó. Tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn bị tàn tật.

Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường.

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm .

Nguyên nhân gây đau khớp

- Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương.

- Có thể là virus, vi khuẩn, bị chấn thương ở khớp, có vấn đề về chuyển hóa như gout, yếu tố di truyền, sự viêm nhiễm, ...

- Do môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật, ...

Ngoài ra, lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Ai dễ bị đau khớp?

Ai cũng có thể bị, nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.

Biện pháp điều trị

Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loạithuốc chữa bệnh viêm khớp, viêm đa khớp, vôi hóa cột sống, thuoc chua benh thoat vi dia dem, thoái hóa khớp...đây chủ yếu là các lại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.

Sử dụng biện pháp châm cứu: Châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải "miễn cưỡng" chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.

Biện pháp phòng ngừa

- Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
- Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
-.Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
-.Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc .
#1
    thaiha561 28.11.2014 10:54:57 (permalink)
    Món ăn ngon giúp giảm đau xương khớp mùa lạnh

    Một mùa đông lạnh nữa lại tới, nhiều người có lẽ đang chờ đón nó cùng một giáng sinh và ngày tết thật vui, nhưng với những người cao tuổi hoặc những ai đang mắc bệnh xương khớp thì đó quả là những ngày buốt giá và khổ sở, những cơn đau hành hạ, khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong vận động, đi lại, làm việc và ngay cả nghỉ ngơi. Để phòng tránh những điều đó và giảm đau nhức, dưới đây là một số món ăn dễ làm, nhưng có tác dụng tuyệt vời với bệnh xương khớp trong ngày lạnh, mời mọi người cùng tham khảo để có một mùa đông đón giáng sinh, đón tết vui vẻ.
    Theo trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, các bệnh đau nhức ở khớp xương đều nằm trong phạm trù “chứng tý” hay “bệnh tý”. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông. Yếu tố gây bệnh là các loại khí phong, hàn, thấp, nhiệt, xâm phạm đến kinh lạc, cơ, khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, không thông, gây ra sưng đau, hoặc không sưng, mà chỉ đau, tê, mỏi, ở một số khớp xương hoặc các khớp toàn thân, gây ra tình trạng vận động khó khăn.

    Có thể điều trị không dùng thuốc, gồm tập luyện vận động, dưỡng sinh, đi bộ, tập thái cực quyền, yoga, xoa bóp, chườm nóng, châm cứu và ăn uống. Ngoài ra dùng thuốc bên ngoài như đắp bó thuốc ở các khớp sưng đau và các loại dược liệu làm phương thuốc uống để chữa trị.

    Bệnh âm ỉ kéo dài, thường kèm theo các rối loạn khác. Đau nhức làm ảnh hưởng đến thần kinh, cân cơ, bệnh nhân mất ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút.

    Một chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ rất có ích cho người bệnh, giúp giảm đau nhức các khớp. Các loại thuốc chữa bệnh xương khớp như thuoc chua benh thoat vi dia dem, thoái hóa khớp, viêm khớp...chủ yếu là thuốc giảm đau, sử dụng rất có hại cho dạ dày, gan...Những món ăn, bài thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà không hại đến dạ dày, ruột, gan, thận, sẽ bổ trợ cho việc điều trị, thu ngắn liệu trình và giảm thiểu liều lượng, giới hạn tác dụng phụ của thuốc.

    Rau, củ, quả

    Nên ăn nhiều rau củ có màu đỏ vàng như cà rốt, cà chua, bí đỏ, ớt chuông, khoai lang nghệ, các loại rau có màu xanh đậm (súp lơ xanh, rau bồ ngót, cải bó xôi, cải bẹ xanh…), trái bơ, kiwi, đu đủ, thơm, bưởi, chanh, các loại quả mọng, nấm hương (đông cô), nấm tai mèo…

    Các vitamin C, D, E và beta-caroten trong các loại rau, củ, quả, có tác dụng kháng oxy hóa, có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp, giúp giảm đau nhức khi mắc bệnh khớp, bảo vệ bao khớp và đầu xương.

    Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương khớp. Các thức ăn chứa vitamin E có tác dụng giảm đau, chống viêm.

    Một số thực phẩm như gạo lứt, ý dĩ, khoai mài, đậu hũ, sữa đậu nành, hạt bí đỏ, hạnh nhân, quả óc chó…có tác dụng bảo vệ đầu xương trước tác dụng xói mòn của độc chất trong ổ viêm.

    Các loại gia vị có tính ấm, giúp chống phong, hàn, thấp, giảm đau, như gừng, tỏi, nghệ, hành tím, hành tây, ớt, quế, rau thơm các loại cũng rất có ích cho người bị đau nhức khớp, nhất là khi trời lạnh.

    >>>Tìm hiểu thêm về bệnh thoát vị đĩa đệm .

    Thịt, cá

    Nên ăn các loại cá có chứa nhiều acid béo omega-3 (cá hồi, cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ, cá basa, cá bông lau, cá hú…), có tác dụng kháng viêm, giúp ngăn chặn và làm thuyên giảm các triệu chứng của chứng đau khớp.

    Một số thủy hải sản như nghêu, sò, ốc, hến cung cấp nhiều calcium rất có ích cho hoạt động của xương khớp.

    Trứng, thịt gà vịt, cung cấp nhiều protein, tuy nhiên không nên sử dụng quá 70g protein mỗi ngày.

    Những thực phẩm nên hạn chế hoặc không nên sử dụng, vì có thể làm cho cơn đau tăng thêm như muối, đường, soda, sữa bò, bơ, phô mai, các loại thịt đỏ, mỡ và nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn (thường có chứa các hóa chất bảo quản), các loại thức ăn uống lạnh, cà phê, rượu bia, thuốc lá.

    Ngoài ra, để giúp giảm đau, chống viêm, bảo vệ lớp sụn giữa các khớp xương, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nên uống đủ nước trong ngày, khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh, nhất là về đêm, không ngâm nước, làm việc nặng nhọc ngoài trời lạnh.

    Một số món ăn dễ thực hiện, ngon miệng, mà lại có ích cho người bị đau nhức khớp 

    - Cháo gạo lứt, ý dĩ

    Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, ý dĩ nhân 100g.

    Cách làm: Vo sạch gạo lứt, ngâm nước hơn 2 giờ. Đãi sạch ý dĩ nhân, để ráo. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo và ý dĩ nở chín nhừ là được.

    Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ, thông kinh lạc.

    - Cháo gạo lứt, tỏi, đậu đỏ

    Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, tỏi sống 20g, đậu đỏ 50g.

    Cách làm: Gạo lức, đậu đỏ vo sạch, ngâm nước cho mềm. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ nở chín nhừ, thêm tỏi đã đập giập vào, nấu sôi lại là được.

    Dùng ăn nóng khi đói bụng. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau nhức.

    - Canh lá lốt

    Nguyên liệu: Lá lốt 50g, tôm (hoặc thịt heo nạc) 100g, gừng tươi 5g, rau húng quế (hoặc lá ngải cứu), gia vị các loại.

    Cách làm: Tôm (hoặc thịt heo nạc) làm sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, nấu sôi, cho tôm vào, nấu thành canh (giống như nấu canh các loại rau khác), cho thêm ít gừng tươi giã dập.

    Tắt lửa, cho lá rau húng quế (hoặc lá ngải cứu) xắt nhỏ vào khuấy đều là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

    Món canh lá lốt giúp cơ thể được ấm áp, giảm đau nhức, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động. Rất thích hợp cho người bị mắc mưa hoặc ngâm nước thời gian lâu, đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.

    - Lươn nướng lá lốt
    Nguyên liệu: 500g lươn (1 con lớn), 30g lá lốt tươi, 20g đậu phộng rang, 2 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng gừng băm, 5g hành lá, 1 muỗng bột ngũ vị, 1 muỗng bột cà ri, 1 muỗng muối, 1 muỗng dầu điều, hạt nêm, tiêu, đường, dầu ăn, mỡ hành, rau thơm, chuối chát, khế chua.

    Cách làm: Lươn làm sạch, lóc phi lê, bỏ xương, lấy thịt, cắt khúc vừa ăn. Ướp lươn với dầu điều, dầu ăn, muối, tiêu, đường, hạt nêm, tỏi băm, gừng băm, bột cà ri, bột ngũ vị, để thấm 10 phút. Lá lốt rửa thật sạch, để ráo.

    Cuộn từng miếng lươn vào lá lốt, mang nướng vàng. Rau thơm nhặt rửa sạch. Chuối chát, khế cắt lát (ngâm nước chanh pha loãng để không bị thâm).

    Cách làm nước mắm nêm: 1 muỗng canh mắm nêm + 2 muỗng cà phê đường + giấm + thơm băm nhỏ + tỏi, ớt băm, khuấy đều.

    Xếp lươn nướng lá lốt ra đĩa, cho mỡ hành, rắc đậu phộng lên trên, ăn kèm với rau sống, chuối chát, khế, chấm mắm nêm. Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, lợi tiêu hóa, nhuận trường, trừ thấp, giảm đau.

    - Xương heo hầm khoai sọ:

    Nguyên liệu: Khoai sọ 60g, xương chân hoặc xương sống heo 100g. Gia vị các loại.

    Cách làm: Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị. Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, ăn ngày 2 lần.

    Món ăn này có tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm đau, dùng cho các trường hợp đau nhức tay chân, nổi ban dị ứng,.

    - Canh cải bó xôi, nấm hương

    Nguyên liệu: Cải bó xôi 100g, nấm hương 50g, gia vị.

    Cách làm: Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ. Nấm hương ngâm mềm, rửa sạch, bỏ chân, cắt làm 2. Đổ nước vừa đủ vào nồi đun sôi, cho hai thứ trên vào nồi đun vừa chín. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

    Món ăn này có tác dụng thông kinh lạc, giảm đau, có ích cho người đang điều trị viêm khớp dạng thấp, đau nhức các khớp xương.

    Nguồn: Chuyên khoa dieu tri benh thoat vi dia dem .
    #2
      thaiha561 04.12.2014 11:18:55 (permalink)
      Chế độ sinh hoạt tập luyện hợp lý cho bệnh xương khớp

      Hơn ai hết, người bị bệnh xương khớp cần tập cho mình một chế độ sinh hoạt thật tốt và những kiên trì trong tập luyện hàng ngày để xương khớp luôn luôn trong trạng thái hoạt động tốt, dẻo dai nhằm chống chọi với bệnh được tốt hơn, đồng thời giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu, hỗ trợ việc sinh hoạt đi lại, vận động được tốt hơn.

      Tình trạng lười vận động, cộng thêm bệnh viêm khớp có thể dẫn đến hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe, bao gồm tiểu đường týp 2 và bệnh tim mạch. Hơn nữa, các triệu chứng như khả năng chịu đựng suy giảm, cơ bắp yếu, cứng khớp, khả năng giữ thăng bằng kém cũng có thể trầm trọng hơn nếu người bệnh không chịu vận động thân thể. Khiến cho việc điều trị các bệnh khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp... không mang lại kết quả như mong muốn, diễn biến lâu dài hơn.
      Bài tập cho người bệnh viêm khớp

      Sau đây là những phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tập luyện nhằm hạn chế tác hại của chứng viêm khớp và các bệnh thấp khớp khác một cách hiệu quả.

      Uốn dẻo: giúp duy trì hoặc cải thiện sự linh hoạt của những khớp xương bị ảnh hưởng cũng như các cơ xung quanh. Những lợi ích của phương pháp này là điều chỉnh tư thế (đứng, ngồi, đi), giảm nguy cơ chấn thương và tăng cường chức năng vận động cho người bệnh. Ngoài việc thực hiện các bài tập vận động 5-10 lần mỗi ngày, người bệnh được khuyên nên căng duỗi cơ 3 ngày/tuần, mỗi động tác kéo dài khoảng 30 giây. Các bài tập uốn dẻo này rất tốt cho dieu tri benh thoat vi dia dem, viêm khớp và viêm đa khớp.

      Luyện cơ bắp: bệnh nhân viêm khớp có thể thực hiện từ 8-10 bài tập dành cho các nhóm cơ chính (như bụng, hông, mông, đùi) từ 2-3 lần/tuần. Riêng với những người lớn tuổi, nên tập cá bài tập nhẹ nhàng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

      Tập aerobic: giúp kiểm soát thể trọng, cải thiện cảm xúc, giấc ngủ và sức khỏe nói chung. Những bài tập aerobic an toàn bao gồm đi bộ, thể dục nhịp điệu, thể dục dưới nước, đi xe đạp hoặc sử dụng các thiết bị như máy chạy bộ, máy đạp xe tại chỗ… Bệnh nhân viêm khớp nên thực hiện đều đặn những bài tập này khoảng 150 phút mỗi tuần, chia ra cho nhiều ngày.

      Nhận thức bản thân: có tác dụng cải thiện tư thế, sự thăng bằng, cảm giác ở khớp xương, sự phối hợp trong việc thực hiện chức năng và thư giãn. Thái cực quyền và yoga là hai dạng bài tập kết hợp chặt chẽ các yếu tố nhận thức bản thân và được xem là rất hữu ích đối với bệnh nhân viêm khớp.

      Chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lý

      Các bệnh nhân mắc các chứng như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống... hay bất kỳ một bệnh xương khớp nào khác cũng nên cố gắng duy trì ở mức có thể hoạt động hằng ngày, dọn dẹp nhà cửa hay nghề nghiệp bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân bệnh nhân. Tốt nhất là sử dụng trợ giúp kỹ thuật. Đó là các dụng cụ giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa, và nghề nghiệp. Việc chọn lựa kỹ càng các máy móc điện gia dụng hay vòi nước sẽ giúp công việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn. Bệnh nhân cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo. Trong VKDT, tổn thương bàn chân rất thường xuyên và có thể. Do vậy cần phải chọn giày thích hợp, cũng như có các chăm sóc thích hợp để tránh kích thích da chân. Nên chọn giày mềm, nhẹ bằng da chẳng hạn, giày mũi tròn, tránh các đường khâu bên trên đế giày kếp hay gối khi. Gót giày cao khoảng 3cm đôi khi cần đặt riêng giày cho các ngón chân bị biến dạng. Có cả các loại giày chỉnh hình biến dạng do nhiệt thích hợp với tất cả các biến dạng khớp. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý. Đồng thời kết hợp sử dụng các loại thuốc chữa thích hợp ngay khi bệnh mới khởi phát để điều trị, đừng để bệnh tiến triển xấu đi.

      Các động tác cần tránh và động tác cần làm
      Một số lời khuyên giúp bệnh nhân có được thói quen lao động và sinh hoạt tốt bệnh nhân cần ưu tiên đến sự tiện lợi. Cần tránh các động tác có hại đối với khớp và thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp. Cố gắng trong phạm vi có thể, giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay. Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên. Đặc biệt chú ý khi viết. Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng cầm nắm, khi các khớp ngón tay bị cứng. Tuy nhiên không nên dừng việc khâu vá hay đan lát khi đó là công việc yêu thích của bạn. Ngón cái và ngón trỏ là hai ngón tay làm việc nhiều nhất. Do vậy hãy làm việc với cả các ngón tay khác. Không nên cố vặn mở nắp nút chai hay lọ mà hãy dùng dụng cụ mở nút chai. Tránh ấn nút bằng ngón tay mà hãy dùng lòng bàn tay chẳng hạn. Không mang đồ vật bằng cách nắm các ngón tay lại. Ví dụ không nên mang chảo bằng cách cầm cán chảo mà nên nhấc cả chảo lên bằng 2 tay.
      Thêm nữa là tránh sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khớp bừa bãi, như thuoc chua benh thoat vi dia dem, chữa viêm đa khớp, thoái hóa khớp... vì đây chủ yếu là các loại thuốc giảm đau kháng viêm, sử dụng nhiều không tốt cho dạ dày, có thể gây đau dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày. Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

      Tập thể dục, thể thao

      Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết. Người bệnh cần có hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ, vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này, và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.

      Lao động liệu pháp

      Đó là điều trị bằng lao động, sử dụng các động tác để điều trị. Bao gồm giáo dục về các động tác nên làm, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, dạy cách thích nghi để làm tốt các công việc sinh hoạt hằng ngày, giữ gìn các khớp bị tổn thương. Người ta thường nói về tiết kiệm khớp. Liệu pháp này giúp cho bệnh nhân thực hiện trách nhiệm dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng, hoạt động nghề nghiệp và nghỉ ngơi giải trí với sự trợ giúp kỹ thuật thích hợp, khiến cho thực hiện công việc trở nên dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể học nghề thủ công như đan lát để duy trì cơ và khớp. Nó cũng giúp sửa các tư thể động tác chưa thích hợp. Sự lặp lại nhiều lần các hoạt động tay chân cho phép tự động hóa các động tác, tức là thành lập được thói quen tốt.
      Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp tập luyện nếu cần có thể kết hợp với các phương pháp khác như châm cứu, vật lý trị liệu để có được hiệu quả cao nhất. Trường hợp cấp tính phải kết hợp dùng thuốc mới khỏi bệnh được.
      #3
        thaiha561 05.12.2014 10:19:58 (permalink)
        Sử dụng gừng trong điều trị bệnh viêm khớp

        Chúng ta thường biết tới gừng như một loại gia vị được dùng để gia tăng sự hấp dẫn cho các món ăn, nhưng hơn thế, gừng còn có tác dụng rất tốt trong chữa cảm, chữa ho và đặc biệt dùng để chữa viêm, giảm đau khi bị các bệnh về xương khớp. Nó được sử dụng để thay thế phần nào cho các loại thuốc tây để điều trị bệnh, chủ yếu với tác dụng giảm đau kháng viêm, các loại thuốc này khi sử dụng nhiều rất có hại cho dạ dày.
        Hiện nay, có rất nhiều bệnh liên quan tới xương khớp,vì vậy việc giảm các cơn đau và điều trị bệnh, trở thành một vấn đề được rất nhiều người quan tâm như điều trị bệnh gai cột sống, đau lưng, đau mỏi vai gáy, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp... Theo các bác sĩ, gừng là một “vũ khí mạnh” để chống lại một số loại viêm gây đau, nhất là viêm khớp gây đau đớn cho người bệnh.

        công dụng của gừng

        Theo Tạp chí Dược Thực phẩm, nhà nghiên cứu Nhật Bản Huffington Post cho biết: “ Gừng đỏ được sử dụng trong y học truyền thống của Indonesia như một loại thuoc chua benh thoat vi dia dem, vôi hóa cột sống, đặc biệt chữa bệnh viêm khớp với tác dụng giảm đau hiệu quả.

        Gừng còn giúp tăng cường lưu thông máu, có lợi cho hệ tim mạch, huyết thanh và cải thiện chất béo trung tính, cholesterol HDL và mức độ cholesterol VLDL. Nó làm giảm mỡ trong máu, làm giảm quá trình oxy hoá LDL và ngăn ngừa mảng bám động mạch. Khi gừng được kết hợp với tỏi thì nó còn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ.

        Không chỉ vậy, gừng khuyến khích tiêu hoá, chữa đau dạ dày, chống buồn nôn, kích thích chuyển hoá thức ăn qua đường ruột, giảm độc tố trong ruột, tăng bài tiết dịch tiêu hoá và hạn chế khó chịu ở bụng, đầy hơi.

        Giảm đờm trong phổi và thích hợp khi bị cảm lạnh. Giảm ốm nghén cho phụ nữ mang thai khi dùng khoảng 1.000 - 1.500mg gừng khô.

        >>> Tìm hiểu thêm những kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm .

        Món ăn từ gừng 

        Để ăn được nhiều gừng hơn trong chế độ ăn uống, bạn có thể sử dụng gừng theo một số gợi ý sau:

        - Gừng tươi: Gừng thực sự rất dễ sử dụng trong nhiều món ăn, sau khi cạo vỏ bạn có thể cắt lát hoặc giã nhỏ nấu chín trực tiếp cùng với các món ăn. Điều đó rất tốt cho các bệnh nhân đang dieu tri benh thoat vi dia dem, thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm đa khớp... giảm hẳn sự hành hạ của những cơn đau.

        - Bột gừng: Nếu bạn không thích gừng tươi hoặc chưa kịp mua thì có thể dự trữ gia vị bột gừng. Nó rất tiện lợi cho nấu nướng, các món súp, món hầm, ướp gia vị. Có thể thêm 1 muỗng cà phê bột gừng vào tách trà để thưởng thức trong ngày.

        - Trà gừng: Bạn có thể dùng trà gừng để bổ sung thêm nước cho cơ thể, ngoài ra bạn cũng có thể chế thêm gừng tươi vào nước sôi để khoảng 2 đến 3 phút.

        Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc .
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9