Một số loại thuốc kháng acid chữa bệnh dạ dày
thaiha561 01.12.2014 16:12:48 (permalink)
Một số loại thuốc kháng acid chữa bệnh dạ dày

Các bệnh dạ dày ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh, vì thế việc chữa trị căn bệnh này luôn nhân được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt khi mà căn bệnh này đang ngày càng gia tăng do sự thiếu ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân trong cuộc sống của chúng ta. Có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày được sử dụng để chữa trị căn bệnh này tùy theo nguyên nhân gây bệnh, nhưng các loại thuốc kháng acid được sử dụng ở hầu hết các dạng bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc kháng acid mời các bạn cùng tham khảo để có lựa chọn phù hợp cho việc chữa trị.
Thuốc kháng acid

Tính chất chung

Các thuốc kháng acid là những thuốc có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị, nâng pH của dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện thuận lợi cho tái tạo niêm mạc. Khi pH dạ dày tăng, hoạt tính của pepsin sẽ giảm (pepsin bị bất hoạt trong dung dịch pH lớn hơn 4).

Các thuốc kháng acid có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau của các bệnh dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày tá tràng, với những cơn đau dữ dội, loại thuốc này sẽ giúp ích rất nhiều.
Khi dạ dày rỗng, các thuốc kháng acid thoát khỏi dạ dày sau 30 phút, khi có thức ăn thì khoảng 2 giờ.
Thuốc kháng acid thường dùng nhất là các chế phẩm chứa nhôm và magnesi, có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân. Thuốc kháng acid chứa magnesi có tác dụng nhuận tràng, ngược lại thuốc chứa nhôm có thể gây táo bón. Vì vậy, các chế phẩm kháng acid chứa cả hai muối magnesi và nhôm có thể làm giảm tác dụng không mong muốn trên ruột của hai thuốc này. Nếu chức năng thận bình thường, rất ít nguy cơ tích luỹ magnesi và nhôm.

Natribicarbonat có tác dụng trung hòa acid dịch vị mạnh, nhưng hiện nay hầu như không dùng làm thuốc kháng acid nữa vì hấp thu được vào máu, gây nhiều tác dụng không mong muốn toàn thân và có hiện tượng tiết acid hồi ứng (tăng tiết acid sau khi ngừng thuốc).

Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau bữa ăn 1 - 3 giờ và trước khi đi ngủ, 3- 4 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày. Các chế phẩm dạng lỏng có hiệu quả hơn dạng rắn nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn.

Do làm tăng pH dạ dày, các thuốc khán g acid làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác, phải dùng các thuốc này cách xa thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.
Một số chế phẩm phối hợp thuốc kháng acid với simeticon (chất chống sủi bọt) để làm giảm sự đầy hơI hoặc làm nhẹ triệu chứng nấc.

Magnesi hydroxyd - Mg(OH)2

Tác dụng và cơ chế

Ở dạ dày, magnesi hydroxyd phản ứng nhanh với acid clohydric:
Mg(OH)2 + 2HCl ó MgCl2 + 2H2O
Xuống ruột non, Mg2+ tác động với các ion phosphat (PO43-) và carbonat (CO32-) tạo thành muối rất ít tan hoặc không tan, do đó tránh được sự hấp thu base, tránh được base máu ngay cả khi dùng lâu.
Có thể dùng các muối khác của magnesi như magnesi carbonat, magnesi trisilicat.

Chỉ định

- Tăng tiết acid (đau, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua) ở người có loét hoặc không có viêm loét dạ dày- tá tràng.
- Trào ngược dạ dày- thực quản.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc, suy thận nặng, trẻ nhỏ (đặc biệt ở trẻ mất nước và suy thận).

Tác dụng không mong muốn

Miệng đắng chát, buồn nôn, nôn, cứng bụng, ỉa chảy, tăng magnesi máu (gặp ở người suy thận hoặc dùng liều cao, kéo dài).

Tương tác thuốc

Các thuốc giảm hấp thu khi dùng cùng thuốc kháng acid: tetracyclin, digoxin, indomethacin, các muối sắt, isoniazid, benzodiazepin, ranitid in
Các thuốc tăng tác dụng do giảm thải trừ khi dùng cùng thuốc kháng acid: amphetamin, quinidin.

Liều lượng, cách dùng

Người lớn: mỗi lần uống 300- 600 mg, tối đa tới 1g, ngày 3- 4 lần. Nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.

Nhôm hydroxyd - Al(OH)3
Tác dụng và cơ chế

Ở dạ dày, nhôm hydroxyd phản ứng với acid clohydric:
chậm
Al(OH)3 + 3HCl <=> AlCl3 + 3H2O

Nhôm hydroxyd có tác dụng trung hòa acid yếu nên không gây phản ứng tăng tiết acid hồi ứng.
Ở ruột, nhôm kết hợp với phosphat từ thức ăn, tạo phosphat nhôm không tan, hầu như không hấp thu, thải trừ theo phân, không gây base máu. Vì phosphat bị thải trừ, cơ thể
phải huy động phosphat từ xương ra, dễ gây chứng nhuyễn xương. Vì vậy, cần ăn chế độ nhiều phosphat và protein.

Chỉ định

Như magnesi hydroxyd. Chủ yếu dùng chữa bệnh đau dạ dày với các triệu chứng bạn đầu, người tăng phosphat máu (ít dùng)

Chống chỉ định

Như magnesi hydroxyd. Giảm phosphat máu. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tác dụng không mong muốn

Chát miệng, buồn nôn, cứng bụng, táo bón, phân trắng, giảm phosphat máu. Nguy cơ nhuyễn xương khi chế độ ăn ít phosphat hoặc điều trị lâu dài. Tăng nhôm trong máu gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Tương tác thuốc

Giống như magnesi hydroxyd.

Liều lượng, cách dùng

Người lớn: dạng viên nhai mỗi lần 0,5 - 1,0g, dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 - 640 mg, ngày 4 lần.
Trẻ em: 6- 12 tuổi: dạng hỗn dịch uống mỗi lần 320 mg, ngày 3 lần.
* Chế phẩm phối hợp magnesi hydroxyd và nhôm hydrox yd
- Dạng hỗn dịch chứa magnesi hydroxyd 195 mg và nhôm hydroxyd 220mg trong 5mL. Người lớn uống mỗi lần 10- 20 mL
- Dạng viên: chứa magnesi hydroxyd 400 mg và nhôm hydroxyd 400 mg. Người lớn mỗi lần nhai 1- 2 viên, tối đa 6 lần một ngày.
* Chế phẩm phối hợp thuốc kháng acid và simeticon: dạng viên hoặc dạng hỗn dịch (chứa magnesi hydroxyd 195 mg, nhôm hydroxyd 220 mg và simeticon 25 mg trong 5 ml. Người lớn uống mỗi lần 5- 10 mL, ngày 4 lần).


Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc .
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9