Điều trị nội khoa đồi với thoát vị đĩa đệm

Tác giả Bài
thaiha561
  • Số bài : 672
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.02.2014
  • Nơi: HCM
Điều trị nội khoa đồi với thoát vị đĩa đệm - 03.12.2014 10:57:57
Điều trị nội khoa đồi với thoát vị đĩa đệm

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm thì tùy thuộc và mức độ nặng nhẹ của bệnh, thông qua việc thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những kết luận để áp dụng các phương pháp chữa trị bệnh phù hợp nhất. Với những bệnh nặng gây chèn ép rễ dây thần kinh, có thể phải áp dụng các phương pháp phẫu thuật hiện đại như mổ, nhưng đối với những trường hợp bệnh nhẹ hơn thì chủ yếu sử dụng phương pháp nội khoa, sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu.
Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả và giảm bớt chi phí dieu tri benh thoat vi dia dem.

Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, có tiền sử bệnh cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau. Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể lưu ý đến phương pháp điều trị nội khoa, tập thể dục điều trị.

Điều trị nội khoa

- Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường 1-2 tuần.

- Điều trị vật lý: tia hồng ngoại, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.

- Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung, điện phân.

- Châm cứu giảm đau, tia lase

- Dùng các thuoc chua benh thoat vi dia dem có tác dụng giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B. Phong bế tại chỗ bằng novocain.

Phương pháp nắn chỉnh cột sống: kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh.

Thể dục điều trị: sau thời gian cấp tính, cần tiến hành thể dục điều trị, nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ. Các bài thể dục sau không những tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm mà còn tốt trong điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp... ở các vị trí liên quan:

Bài 1: tập căng giãn cột sống

- Động tác 1: nằm ngửa trên giường, cẳng chân gấp vào đùi, 2 tay kéo đầu gối áp sát vào ngực. Đầu và phần trên thân nhấc lên và uốn cong về phía bụng.

- Động tác 2: đẩy 1 chân xuống giường, dùng 2 tay kéo chân kia về phía ngực, rồi đổi bên.

- Động tác 3: ngồi trên giường, gấp 2 chân sát gót vào mông, 2 tay ôm đầu gối, đầu và thân gấp tối đa.

- Động tác 4: tư thế đứng, 2 chân rộng bằng vai, một tay duỗi theo thân, tay kia giơ lên phía sau đầu, cẳng tay vuông góc với cánh tay, nghiêng tối đa sang bên tay xuôi rồi đổi bên.

Bài 2: tập nâng khung chậu

Với những bệnh nhân từng sử dụng thuốc chữa thắt lưng cột sống... để điều trị, là nguyên nhân dẫn tới bệnh thoát vị, các bài tập này có tác dụng rất tốt trong việc tái tạo lại địa đệm, các khớp bị thoái hóa.
Nằm ngửa, 2 chân hơi co, chống xuống giường bằng 2 bàn chân, đẩy cong thắt lưng và nâng khung chậu lên khỏi mặt giường, trong khi vùng lưng vẫn áp xuống mặt giường.

Bài 3: tập căng cơ bụng

Nằm ngửa, 2 chân hơi co, áp bàn chân xuống mặt giường, 2 tay xuôi theo chân, từ từ ngồi dậy. Ngày tập 2-3 lần với cường độ và tốc độ tăng dần.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc .