Những câu hỏi thường gặp về bệnh dạ dày
thaiha561 04.12.2014 16:21:07 (permalink)
Những câu hỏi thường gặp về bệnh dạ dày

Đối với căn bệnh đau dạ dày, dù là người bệnh hay người bình thường cũng có rất nhiều những câu hỏi và băn khoăn muốn biết để có thể phòng tránh cũng như ngăn ngừa bệnh nặng lên và góp phần giúp quá trình chữa bệnh đau dạ dày được tốt hơn. Dưới đâu là tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất về căn bệnh này và những giải đáp được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa, hy vọng sẽ giúp mọi người bổ sung thêm những kiến thức cần thiết để phòng và chữa bệnh được tốt hơn.

Bị bệnh dạ dày, uống bia được không?
Rượu bia có tác dụng ức chế sự tạo thành chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, mặt khác rượu bia có tác dụng kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày tại các ổ viêm loét cũ, làm cho bệnh nặng thêm.

Theo cơ chế đó, uống càng nhiều rượu bia, tổn thương tại ổ viêm loét dạ dày càng nặng. Hậu quả sau khi uống nhiều bia là bệnh nhân thấy bụng bị trướng, nóng rát trong bụng, hơi thở nóng, gấp gáp, chán ăn, khó ở, dễ bị rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất là nên kiêng hẳn bia rượu.

Những đồ uống nào gây viêm loét dạ dày?

* Một số đồ uống có tác dụng vật lý hoặc hóa học làm tăng tiết dịch axit, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm bệnh nặng thêm, vết loét khó lành, đó là:

+ Nước uống có vị chua (như nước chanh, nước mơ, sấu...) khi uống vào làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên, vết thương cũ có thể tái loét gây đau.
viêm gan b điều trị viêm gan b triệu chứng viêm gan b nguyên nhân gan nhiễm mỡ nguyên nhân xơ gan nguyên nhân viêm gan c

+ Rượu, bia do thành phần chủ yếu là cồn, có tác dụng kích thích dạ dày tiết axit, nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ làm cho nồng độ axit trong dạ dày luôn ở mức cao, gây loét dạ dày, tá tràng.

+ Cà phê và đồ uống có chứa cà phê kích thích dạ dày tiết axit, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, kích thích vết loét mạnh dẫn tới bệnh nặng thêm, vết loét sẽ bị xuất huyết, làm bệnh nặng hơn.

+ Các loại nước uống có ga khi uống vào sẽ sinh lượng khí nhiều làm cho dạ dày phình to ra, áp lực tăng cao gây ra trướng bụng, có khi còn làm bục dạ dày ở chỗ yếu như vết loét cũ, rất nguy hiểm.

Chế độ ăn cho người cắt dạ dày thế nào cho phù hợp?

Theo các lương y của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thì bữa ăn dành cho bệnh nhân bệnh dạ dày nên chia thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày (6 bữa trong một ngày), mỗi bữa ăn một lượng thức ăn ít hơn (khoảng 1 bát) do những người bị cắt đoạn dạ dày và hành tá tràng thường có dạ dày nhỏ hơn, nên ăn chóng no; và thức ăn xuống tá tràng nhanh hơn, nên lại có cảm giác cồn cào và chóng đói.

Thức ăn cần được cắt nhỏ và nấu chín nhừ. Chất xơ rất cần cho khẩu phần hằng ngày, tuy nhiên cần chọn những chất xơ mềm, ví dụ rau non, hoa quả. Thức ăn rắn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Do khả năng co bóp và nhào trộn của dạ dày bị giảm ở người có tuổi nói chung và người bị cắt đoạn dạ dày nói riêng.

Người bị cắt đoạn dạ dày có lượng axít giảm, nên dễ bị nhiễm đường tiêu hóa hơn. Chính vì vậy, cần lựa chọn thực phẩm tươi, sống, sạch, và nấu chín kỹ.

Cắt đoạn dạ dày còn làm giảm hấp thu vitamin B12 gây thiếu vitamin B12, dẫn tới thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, và đôi khi gây rối loạn hoạt động của thần kinh trung ương và ngoại biên. Để dự phòng thiếu vitamin này, ngoài chế độ ăn uống đa dạng, người bệnh cần được tiêm vitamin B12 một tháng một lần.

Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, khi mắc bệnh cần sử dụng các loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày phù hợp, theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để chữa trị bệnh được hiệu quả, nhanh chóng. Khi bệnh khỏi việc duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học là rất cần thiết để bệnh không tái phát, đồng thời điều đó cũng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Vừa ăn vừa đọc sách có hại dạ dày không?

Muốn ăn ngon miệng, tiêu hóa hấp thu tốt cần có sự tham gia của các giác quan hỗ trợ thêm vị giác. Nhìn thấy một món ăn hấp dẫn (ngon mắt) ta tăng thèm ăn, ngửi thấy mùi thơm xào nấu là bụng thêm đói cồn cào, nghe nói đến mơ chua là ứa nước miếng. Còn xúc giác? Nhiều người thích sờ mó vào món ăn, không dùng thìa, đũa... Nhiều người thích lấy tay nắm xôi ăn. Tất nhiên ngày nay chúng ta vận động bỏ cách ăn này vì mất vệ sinh.

Vừa ăn vừa uống:Trong ăn uống, yếu tố tâm lý thần kinh rất quan trọng, nếu ta huy động các giác quan tập trung chú ý vào bữa ăn, món ăn không những ngon miệng mà các dịch tiêu hóa cũng được tiết ra nhiều và đầy đủ để tiêu hóa, do đó việc hấp thu chất dinh dưỡng sẽ tốt.
Nếu khi ăn, lại tập trung tư tưởng vào những việc khác (đọc sách báo, xem tivi, cãi nhau...) thì sẽ giảm hứng thú khi ăn, kém ngon miệng, nếu lặp đi lặp lại thường xuyên thì có hại cho tiêu hóa hấp thu nói chung, dạ dày nói riêng.

Đặc biệt trong dưỡng sinh xưa, người ta rất chú ý tập trung tinh thần khi ăn uống. Trong phép ăn uống của Yoga cũng nói: Phải biến mỗi bữa ăn của ta thành một nghi thức trang nghiêm. Như vậy, trước hết là phải giữ yên lặng trong khi ăn, không trò chuyện cười đùa, không bực tức.

Hai là phải chú ý và chỉ chú ý vào các động tác cần làm trong khi ăn như xới, gắp và nhai, ngoài ra không để tâm vào việc nào khác, không nghe nhạc, không đọc sách báo...

Ba là phải giữ nhịp độ ăn thật thong thả, thật chậm rãi, nhai thật kỹ rồi mới nuốt... Những điều này rất phù hợp với sự hiểu biết của y học hiện đại.

Đau bụng dạ dày khác với đau bụng khác như thế nào ?

Đau bụng do bệnh lý ở dạ dày có trường hợp biểu hiện rõ, chuẩn đoán tương đối dễ dàng, thường bệnh nhân có những triệu chứng như:

Đau vùng bụng trên rốn, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn nhưng vài trường hợp đau không liên quan gì tới bữa ăn.

Kèm theo đau, bệnh nhân thường hay có cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát ngay sau xương ức.

Tuy nhiên đa số trường hợp triệu chứng mơ hồ rất khó chẩn đoán phân biệt với những trường hợp đau bụng có vị trí hoặc tính chất gần giống với đau bụng do bệnh lý ở dạ dày, đặc biệt cần chuẩn đoán phân biệt với những trường hợp đau bụng đòi hỏi phải được bác sĩ chữa trị & can thiệp kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng.

Trong nhiều trường hợp việc thăm khám lâm sàng đôi khi chưa đủ, mà đôi khi cần phải kết hợp với các phương tiện cận lâm sàng khác để có chẩn đoán xác định.

Khi nghi ngờ viêm loét dạ dày - tá tràng nên làm gì ?

Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không.


Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9