Những lưu ý trong sử dụng thuốc trị viêm khớp
Trên thực tế bệnh khớp đang ngày càng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất của bệnh. Hiện nay chủ yếu là các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp,
vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp... Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh này là hết sức cần thiết, nhằm tránh những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. hơn nữa, khi bệnh mới khởi phát, khả năng chữa trị thành công là rất lớn, nhưng khi bệnh đã chuyển qua mãn tính thì không thể nào chữa khỏi được nữa, chỉ có thể giảm đau và làm bệnh thuyên giảm đi.
Hiện nay có khoảng hơn 100 bệnh lý cơ xương khớp, bệnh có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do nhiễm khuẩn, lupus ban đỏ hệ thống, loãng xương...tuy nhiên tần suất xuất hiện bệnh lý xương khớp thường có sự khác khác biệt giữa các lứa tuổi. Để hiểu rõ hơn về bệnh cơ xương khớp và cách điều trị như thế nào là hợp lý, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Vũ Thị Thanh Thuỷ- Trưởng khoa Cơ xương khớp- Bệnh viện Bạch Mai.
PV: Bệnh cơ xương khớp có nhiều dạng, tuy nhiên bệnh nhân không biết mình mắc bệnh gì trong số những dạng bệnh đó? Vậy triệu chứng đầu tiên và hay gặp nhất của người mắc bệnh khớp là gì thưa PGS.TS?
PGS.TS Vũ Thị Thanh Thuỷ:Tuỳ theo từng loại bệnh khác nhau mà triệu chứng ban đầu có thể khác nhau, nhưng nhiều khi cùng là biểu hiện viêm khớp, xưng khớp nhưng nguyên nhân có thể khác nhau, đòi hỏi người thầy thuốc phải hỏi bệnh kỹ lưỡng, thăm khám tỷ mỷ và cần làm thêm các thăm dò mới có thể chẩn đoán đúng bệnh. Nói như vậy, có nghĩa là với một biểu hiện xưng viêm các khớp nhưng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, gout, viêm khớp nhiễm khuẩn....
PV: Thưa PGS.TS, với một đau nhức như thế nào chúng ta nghi ngờ nó là viêm khớp dạng thấp? Khi bị viêm khớp bệnh nhân phải điều trị như thế nào?
PGS.TS Vũ Thị Thanh Thuỷ: khi bệnh nhân có những biểu hiện viêm (xưng, nóng, đỏ, đau) nhiều khớp tại các vị trí khớp nhỏ và nhỡ như các khớp bàn ngón tay, khớp bàn cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp gối, cổ chân ....; hiện tượng xưng đau khớp thường có tính chất đối xứng, có nghĩa là cùng xuất hiện ở cả hai bên; có hiện tượng cứng khớp buổi sáng trên 1 giờ; kèm theo bệnh nhân có thể có sốt và mệt mỏi. Khi có những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần được đến ngay các cơ sở chuyên khoa khớp để được khám và phát hiện bệnh kịp thời để có phương pháp điều trị đúng và lâu dài.
Nếu bệnh nhân xương khớp không được phát hiện sớm và chữa trị như
chua benh voi hoa cot song, thoát hóa khớp, viêm khớp.. đặc biệt là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, thì bệnh nhân có thể bị dính khớp và tàn phế suốt đời. Khi bị viêm khớp chúng ta có thể điều trị bằng các phương pháp: giảm đau, chống viêm: paracetamol, chống viêm không steroids (Diclofenac, meloxicam, naproxen, ibuprofen, rofecoxib, corticoids....). Đối với những bệnh nhân sử dụng các thuốc trong nhóm này cần lưu ý rằng: Thận trọng đối với có tiền sử dạ dày, tá tràng, suy gan, thận....
Corticoids (pretnisolone, dexamethasone ...) chỉ được chỉ định khi cần thiết và trong thời ngắn, nếu dùng kéo dài thì dùng liều thấp. Bệnh nhân không được sử dụng thuốc này một cách bừa bãi vì đây không phải là thuốc điều trị cơ bản của căn bệnh này.
Thuốc điều trị cơ bản: chloroquin, methotraxate, salazopyrine ....là loại thuốc chống viêm khớp có tác dụng chậm và được chỉ định càng sớm càng tốt, cần sử dụng lâu dài dưới sự kiểm soát của thầy thuốc chuyên khoa, thường sẽ được sử dụng lâu dài, không được tự bỏ thuốc. Các loại thuốc này cũng là
thuoc tri voi hoa cot song, thoái hóa khớp, viêm khớp và các bệnh xương khớp khác, được sử dụng theo đơn của bác sĩ.
PV: Được biết, Gout là một dạng của bệnh khớp, và chia làm hai loại là Gout thứ phát và Gout nguyên phát. Vậy dựa vào tiêu chí nào chúng ta có thể phân biệt được hai dạng bệnh này thưa PGS.TS?
PGS.TS Vũ Thị Thanh Thuỷ: Gout là bệnh chuyển hoá do rối loạn chuyển hoá nhân purin (trong tế bào), làm tăng axit uric máu và lắng đọng muối urat tại khớp gây viêm khớp.
Gout nguyên phát: không rõ nguyên nhân, thường xuất hiện ở nam giới, có tính chất gia đình, thường xuất hiện ở một số người uống nhiều rượu, ăn nhiều chất đạm có nhiều nhân purin như thịt chó, lòng, tiết, các phủ tạng hoặc uống nhiều rượu...bệnh thường hay phối hợp với một số bệnh như: tăng huyết áp, đái đường, béo phì.
Gout thứ phát: xuất hiện sau một số bệnh như: suy thận, dùng một số thuốc (pyrazynamid, furocemide, xạ trị bệnh ung thư ...).
PV: Tự dùng thuốc điều trị bệnh khớp nguy hiểm như thế nào, thưa PGS, TS? Xin PGS.TS đưa ra những khuyến cáo đối với những trường hợp tự dùng thuốc không có chỉ định của BS?
PGS.TS Vũ Thị Thanh Thuỷ: các thuốc chữa viêm khớp, điều trị bệnh khớp,
thuoc tri voi hoa cot song, thoái hóa khớp, cột sống... (ví dụ như : thuốc chống viêm không steroids (diclofenac, meloxycalm,naproxen...) có thể gây những tác dụng những tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, hoặc gan thận..., các thuốc thuộc nhóm corticoids (pretnisolone, dexamethasone, methylpretnisolone...) có thể gây nguy cơ viêm loét trên đường tiêu hoá, suy thượng thận, đái đường, đuc thuỷ tinh thể, tăng huyế áp, loãng xương ....do đó việc sử dụng các loại thuốc này đều cần phải được chỉ định của thầy thuốc và cần được thầy thuốc theo dõi.
Như vậy, khi một bệnh nhân được chẩn đoán một bệnh lý khớp (ví dụ: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, đau cột sống thắt lưng...)bệnh nhân không nên tự đến các quầy thuốc để mua thuốc hoặc sử dụng những đơn của người khác để mua thuốc mà cần đến các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn và kê đơn vì với cùng một biểu hiện xưng, đau khớp nhưng nguyên nhân có thể rất khác nhau và hướng điều trị cũng khác nhau, đôi khi, ngay cả đối với thầy thuốc cũng còn phải thận trọng khi đặt bút chẩn đoán và kê đơn cho bệnh nhân bị bệnh khớp.
PV: Có biện pháp nào phòng bệnh và điều trị không cần thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp?
PGS.TS Vũ Thị Thanh Thuỷ: có một số trường hợp bệnh khớp không có nguyên nhân thực thể, có thể không cần dùng thuốc như: đau cột sống thắt lưng, đau mỏi các khớp... người bệnh có thể tập luyện, thư giãn có thể sẽ khỏi.Tuy nhiên có nhiều bệnh lý khớp thì phải dùng thuốc suốt đời, phương pháp tập luyện, thư giãn, vật lý trị liệu là rất cần thiết, nhưng chỉ là phương pháp kết hợp không thể thay thế được thuốc.Ví dụ: bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, loãng xương, luput ban đỏ hệ thống, ... là những bệnh phải được dùng thuốc suốt đời.
PV: Quan điểm của PGS.TS về vấn đề dùng thuốc đông y hoặc thuốc nam trong điều trị bệnh khớp?
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ: thuốc đông y và một số loại thuốc nam đã được sử dụng trong điều trị các chứng đau, viêm khớp, có nghĩa là chỉ là để
chua benh voi hoa cot song, thoái hóa khớp, các chứng đau, viêm khớp. Cho tới nay chúng ta chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về khả năng điều trị nguyên nhân của thuốc đông y đối với các bệnh khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái khớp, gout, loãng xương, bệnh tự miễn (luput ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm da cơ...). Do đó người bệnh không được lạm dụng thuốc đông y và thuốc nam khi bị mắc những bệnh khớp.
Nhân đây tôi cũng xin lưu ý rằng: Có một số người không có lương tâm đã cho corticoids và morphin vào thuốc đông dược và thuốc nam để bán cho bệnh nhân bị bệnh khớp, do đó bệnh nhân hết đau nhanh nhưng để lại hậu quả là bệnh không khỏi và có rất nhiều tác dụng phụ.