Thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cách điều trị
Mình làm việc văn phòng, công việc của mình chủ yếu ngồi cả ngày, do thường mỏi lưng và theo thói quen, mình hay ngồi khom lưng, làm việc được 4 năm, mình cảm thấy vùng cột sống thắt lưng đau nhức chịu không nổi, nên đã đi khám và được chẩn đoán là bị
thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở giai đoạn đầu. Mình rất lo lắng, vì căn bệnh này có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ngoài uống thuốc theo đơn, mình chăm chỉ tập luyện, vận động hàng ngày, thay đổi tư thế ngồi, ăn uống các dưỡng chất cần thiết. Được 2 năm, nay bệnh của mình cũng đa đỡ, thấy nhiều người bạn cũng bị, hỏi rất nhiều về căn bệnh này, nên mình viết bài này với hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và có cách điều trị phù hợp cho bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường do làm việc nặng, sai tư thế đột ngột, đặc biệt là khi cúi người ra phía trước khiêng nặng, vặn xoay cột sống. Thường bệnh được điều trị bằng các loại
thuoc chua benh thoat vi dia dem đơn giản và tập vật lý trị liệu. Chỉ định can thiệp phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu hoặc điều trị nội khoa không có kết quả.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến và hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 – 55 tuổi. Ngoài nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên, do bị tai nạn, thì thoát vị đĩa đệm phần nhiều là do tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng… Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau đó.
Khi bị thoát vị đĩa đệm thường gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn.
Trên 80% trường hợp
thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nam giới. Vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường ở 2 đĩa đệm L4-L5, L5-S1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm: Do trấn thương và tải trọng,hoặc do nghề nghiệp, hoặc do thoái hóa đĩa đệm Chẩn đoán TV đĩa đệm: đau thắt lưng cấp, hoắc tái phát nhiều lần, chụp phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.
Trên 90% số bệnh nhân đau thắt lưng hông được điều trị nội khoa, 5-10% điều trị phẫu thuật.
Điều trị nội khoa Nội khoa
dieu tri benh thoat vi dia dem với những trường hợp bệnh gây đau nhức, khó chịu hoặc gây viêm khớp, tổn thương nhiều tới cột sống. Với các trường hợp nặng hơn phải chuyển qua điều trị ngoại khoa.
• 5-7 ngày đầu nằm nghỉ ngơi trên đệm cứng, có đệm ở vùng kheo chân, Thuốc Đông y kết hợp Tây y và liệu pháp phục hồi chức năng thần kinh ngoại biên, nuôi dưỡng gân cơ tốt, chạy sóng ngắn, từ trường, chườm nóng.
• Từ tuần lễ thứ 2 tập vân động theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, đeo đai vùng thắt lưng, nắn chỉnh trục cột sống, kĩ thuật kéo dãn cột sống (tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh và trạng thái tâm lí bệnh nhân, chọn kĩ thuật hợp lí). Kèm theo liệu pháp tắm khoáng, xông các loại thuốc lá của Đông y.
• Từ 3-6 tháng sau mới được vận động bình thường.
Điều trị ngoại khoa Khi điều trị nội khoa ít hiệu quả, thông qua hộị chẩn bác sĩ chuyên khoa.
Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là môt bệnh thường gặp ở người trẻ, tuổi lao động có thể phòng được nếu được hướng dẫn tư thế làm việc đúng, dành đủ thời gian nghỉ ngơi cho cột sống và các bài tập cơ lưng, cơ bụng thích hợp. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật.
Nguồn:
Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam .