Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và cách điều trị
Nếu chúng ta cảm thấy đau nhức vùng đốt sống cổ nhiều ngày không khỏi, mặc dù đã thay đổi, ngồi đúng tư thế và cho cổ nghỉ ngơi nhiều, rất có thể bạn đã mắc bệnh
thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Một căn bệnh khá nguy hiểm, bởi khả năng gây tổn thương cột sống, chèm ép dây thần kinh của nó là rất cao, dễ gây đau nhức, khó cử động. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách chữa trị qua bài viết sau đây.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là do đĩa đệm thoái hóa chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ. Tuy nhiên đây là một bệnh lý thoái hóa nên thường kèm theo tình trạng hình thành các chồi xương (hay còn gọi là gai xương) cũng góp phần làm cho việc chèn ép nặng nề hơn.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường xảy ra ở phần thấp (tầng C5-6 và C6-7, chiếm tỉ lệ trên 80%) gây ra đau cột sống cổ kèm theo đau, tê lan xuống vai và tay theo rễ thần kinh cổ (chèn ép rễ thần kinh cổ). Nặng hơn có thể gây ra yếu tay chân, rối loạn cảm giác và rối loạn tiêu tiểu, chức năng tình dục (chèn ép tủy sống cổ).
Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Thuốc tây y điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Biện pháp dùng
thuoc chua benh thoat vi dia dem bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam… uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận… Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin. Nhìn chung không có chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm loại steroid như prednisolon, dexamethason… đường toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ.
Thuốc đông y điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Theo đông y, bệnh
thoát vị đĩa đệm do nhiều nguyên nhân như:
- Do chấn thương.
- Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt.
- Do tuổi già.
- Do lao động quá sức.
- Do sinh hoạt tình dục không điều độ.
- Ảnh hưởng của bệnh mạn tính.
Ngoại tà như phong, hàn, thấp, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào làm cho kinh mạch ở vùng bị ngăn trở gây nên đau. Cũng có thể do tuổi già, suy yếu, lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá mức khiến cho các lạc mạch ở vùng lưng không được nuôi dưỡng, các đĩa đệm dần dần bị khô, cứng sẽ gây nên đau. Vùng lưng liên hệ đến Thận, nếu Thận suy yếu sẽ gây nên đau.
Khí và huyết nếu không vận hành được sẽ khiến cho huyết bị ngưng trệ cũng gây nên đau. Chấn thương do tẽ ngã… làm cho huyết bị ứ lại, ảnh hưởng đến các kinh mạch, lạc mạch ở vùng lưng cũng gây nên đau.
Việc điều trị bằng thuốc đông y được chia theo từng thể bệnh khác nhau:
1. Thoát vị đĩa đệm Thể Hàn Thấp
2. Thoát vị đĩa đệm Thể Phong Thấp
3. Thoát vị đĩa đệm Thể Thấp Nhiệt
4. Thoát vị đĩa đệm Thể Thận Hư
5. Thoát vị đĩa đệm Thận Dương Hư
6. Thoát vị đĩa đệm Khí Trệ Huyết Ứ
Áp dụng
dieu tri benh thoat vi dia dem bằng thuốc thì nhất thiết cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ mới có thể sử dụng thuốc. Việc tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho người bệnh.
Nguồn:
Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam .