Tìm hiểu một số bệnh dạ dày thường gặp
thaiha561 24.12.2014 16:06:47 (permalink)
ìm hiểu một số bệnh dạ dày thường gặp

Ngày nay do nhiều yếu tố khác nhau, khiến cho các bệnh đường tiêu hóa ngày càng có xu hướng gia tăng như đau dạ dày, viêm loét dạ dày- tá tràng, bệnh viêm đại tràng... Khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể gặp vấn đề, làm sức khỏe của chúng ta ngày càng suy giảm. Hãy cùng tìm về một số bệnh dạ dày thường gặp để có cái nhìn rõ hơn, nhằm có cách phòng ngừa, cũng như nhận biết và chữa trị bệnh được tốt hơn.

Viêm loét dạ dày - tá tràng
Nhiều năm chạy chữa bệnh đau dạ dày không khỏi, chị Loan nhân viên kế toán của một công ty liên doanh nước ngoài ở Đông Anh, Hà Nội vẫn phải sống chung với tình trạng đau thượng vị, ợ hơi.

Do đặc thù công việc, chị phải chịu nhiều áp lực, ăn uống thất thường, không có giờ giấc. Có những hôm nhiều việc chị thường xuyên bỏ bữa hoặc chỉ ăn cái bánh mỳ lót dạ. Chính vì chế độ sinh hoạt thiếu điều độ, mât cân bằng nên bộ máy tiêu hóa xuất hiện những triệu chứng khó tiêu, đau thượng vị.

Chủ quan chị tự mua men tiêu hóa về uống mỗi khi thấy đầy bụng, khó tiêu. Nhưng cũng chính vì chị để tình trạng này kéo dài nên bệnh ngày càng nặng, lúc đói hay ăn hơi quá một tý dạ dày lại đau quặn. Đến cơ sở y tế khám chị được chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng.

Trong cuộc sống hiện đại, những trường hợp như chị Loan không hiếm, thậm chí còn khá phổ biến, đăc biệt là người làm việc văn phòng.

Khi bị viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng thường có dấu hiệu ban đầu là ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… đau thượng vị theo chu kỳ, rõ ràng nhất là khi ăn thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời bệnh nặng sẽ dần chuyển sang mạn tính rất khó điều trị và dễ gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày - tá tràng, hẹp môn vị…

Trào ngược dạ dày - thực quản

Không phổ biến như viêm loét dạ dày - tá tràng nhưng trào ngược dạ dày - thực quản cũng có khuynh hướng gia tăng nhanh theo lối sống hiện đại, công nghiệp hóa.

Chị Minh Phương ở Gia Lâm, Hà Nội lo lắng đi khám bác sĩ vì suốt thời gian dài chị mắc chứng ợ nóng, ợ chua, nôn mửa rất khó chịu. Không những thế, chị còn mắc chứng khó nuốt, chị luôn có cảm giác thức ăn, nước uống mắc nghẹn ở ức ngay khi nuốt... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bác sĩ cho biết chị bị trào ngược dạ dày - thực quản cần điều trị ngay tránh diễn biến xấu, phức tạp.

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.

Với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua, nôn, khó nuốt dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở bộ máy tiêu hóa việc xác định đúng bệnh rất quan trọng. Những người uống rượu, hút thuốc, ăn thức ăn nhiều gia vị, mỡ, cà phê, sô-cô-la; người béo phì, đái tháo đường, phụ nữ có thai... nguy cơ bị trào ngược dạ dày - thực quản cao hơn.

>>>Tìm hiểu thềm một số loại thuốc chữa viêm đại tràng hiệu quả.

Chủ động phòng các bệnh lý của dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiêu hoá trực tiếp xử lý thức ăn hàng ngày, dạ dày bị tổn thương không chỉ làm xáo trộn mọi sinh hoạt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Theo Ths.bs Trần Thị Khánh Tường, bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dù công việc bận rộn cũng cần sắp xếp thời gian biểu phù hợp và tạo thói quen sinh hoạt khoa học.

Chú ý chế độ ăn uống: Ăn đúng giờ, không được bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 5 giờ đồng hồ, không ăn quá no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, không nên vừa ăn vừa uống nước, đọc báo hay xem tivi. Ăn chậm, nhai kỹ và đừng vội vận động ngay sau bữa ăn, thư giãn khoảng 30 phút rồi mới vận động.

Kiêng uống các đồ uống có vị chua, rượu bia, không hút thuốc lá, uống các chất kích thích… Ăn canh sau mỗi bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe vì canh có thể giúp "làm sạch" khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột… giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.


Nếu đã bị bệnh, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 - 5 bữa/ngày), chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như sữa, bột… để giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày… đặc biệt, cần tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9