Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Nhận biết được các dấu hiệu thiếu máu có thể giúp bạn kịp thời khắc phục hiện tượng này.
Mắt màu Rất dễ dàng để phát hiện tình trạng thiếu máu từ mắt, khi bạn kéo căng mí mắt và nhìn xuống bên dưới của mắt, nếu thấy màu nhợt nhạt, điều đó chứng tỏ bạn đang thiếu máu.
Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu máu. Mệt mỏi Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi trong vòng 1 tháng hoặc hơn, điều này có nghĩa là bạn có số lượng tế bào hồng cầu thấp. Nguồn năng lượng cơ thể phụ thuộc vào quá trình oxy hóa các tế
bào hồng cầu, lượng hồng cầu càng thấp thì tốc độ oxy hóa trong cơ thể càng thấp.
Buồn nôn
Thiếu máu mang đến cho bạn các triệu chứng giống như ốm nghén vậy, hoặc bạn sẽ cảm thấy buồn nôn khi tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng.
Nhức đầu Những người bị thiếu máu thường phàn nàn về chứng đau đầu dai dẳng. Lượng máu trong cơ thể thấp khiến não bị thiếu ôxy. Điều này là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu dai dẳng.
Tay nhợt nhạt Khi bạn nhấn ngón tay của một người khỏe mạnh, nó sẽ chuyển sang màu đỏ bởi tất cả máu đều được ép vào đầu ngón tay. Nhưng nếu bạn bị thiếu máu, ngón tay của bạn sẽ có màu trắng nhợt nhạt.
Khó thở Lượng máu thấp có nghĩa là khả năng vận chuyển oxy của máu giảm. Điều này làm cho bạn khó thở, hay thở dốc ngay cả khi làm các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ.
Tim đập nhanh Khi bạn thiếu máu, thở gấp hay lượng oxy cung cấp không đủ, tim sẽ tăng nhịp đập để bù đắp cho thâm hụt năng lượng. Điều này làm cho tim đập nhanh hơn bình thường.
Cách điều trị và phòng tránh thiếu máu Khi thiếu máu ở dạng nhẹ, bạn hãy bổ sung bằng cách dùng thuốc (theo chỉ dẫn của bác sĩ) hoặc thông qua các thực phẩm chứa nhiều sắt và tốt cho máu như thịt bò, các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh…
Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ t
hể, uống nhiều nước, tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Việc duy trì giấc ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày cũng rất tốt cho người thiếu máu.
Nếu các biện pháp trên không làm bệnh thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị bằng các biện pháp hiệu quả hơn như truyền máu, dùng phương pháp phục hồi chức năng tủy xương…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.12.2014 01:18:20 bởi Ct.Ly >