2 dạng đau đầu mãn tính thường gặp ở trẻ

Tác giả Bài
migrinmigrin
  • Số bài : 57
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.09.2014
2 dạng đau đầu mãn tính thường gặp ở trẻ - 05.01.2015 16:18:24
Đau đầu mãn tính ở trẻ em là một chứng bệnh khá hiếm gặp, tuy nhiên những trường hợp bị ảnh hưởng bởi bệnh, các em phải chịu nhiều thiệt thòi với các bạn đồng trang lứa.

Mặc dù, do đặc điểm về tuổi tác cũng như tâm sinh lý, bệnh đau đầu rất gặp ở trẻ em (các chứng đau đầu mãn tính còn ít gặp hơn) nhưng không vì thể mà bệnh giảm đi ảnh hưởng của nó. Thậm chí, tác động mà nó gây ra còn nguy hiểm hơn vì ở tuổi này, tâm lý các em chưa ổn định, dễ chán nản, mệt mỏi.

Bệnh đau đầu mãn tính của trẻ em được chia thành hai dạng chủ yếu:
  • Đau đầu mãn tính tiến triển
  • Đau đầu mãn tính không tiến triển
Đây là hai dạng đau đầu mãn tính thường gặp nhất, hoặc có thêm một dạng đau đầu mãn thứ 3 khác là đau đầu phối hợp. Bài viết này, trình bày nguyên nhân gây bệnh, các ảnh hưởng thường gặp và cách điều trị hiệu quả.
Đau đầu mãn - tiến triển (tăng từ từ về tần suất đau và độ nặng): Nguyên nhân là do trẻ bị u não, não úng thủy (tắc nghẽn hay thông thương), não giả u, áp xe não, bướu máu, túi phình mạch máu và các bất thường mạch máu, thuốc, độc chất... Đau đầu mãn - tiến triển có tiên lượng xấu nhất trong các kiểu đau đầu, liên quan đến việc gia tăng dần về tần suất và độ nặng của cơn đau theo thời gian.
Khi đau đầu có kèm theo thay đổi tình trạng tâm thần, bất thường của cử động mắt, méo đĩa thị, bất đối xứng về vận động hay cảm giác... phải nghi ngờ có bệnh lý nội sọ. Với những bệnh nhân đau đầu mãn - tiến triển phải được chẩn đoán hình ảnh để kịp thời có biện pháp điều trị can thiệp.
Đau đầu mãn - không tiến triển (mãn tính - hằng ngày, đau đầu thường xuyên): Còn gọi là đau đầu mãn hằng ngày. Tỷ lệ bệnh ở trẻ vị thành niên là 0,2 - 0,9%. Nhiều trẻ vị thành niên bị đau đầu liên tục không dứt. Có khi đau đầu kéo dài hơn hoặc bằng bốn giờ và xảy ra trên 15 lần trong một tháng.

Với kiểu đau đầu này phải chú ý xác định các yếu tố làm khởi phát hay làm nặng thêm những cơn đau đầu ở góc độ nguyên nhân tâm lý và giáo dục. Từ đó có kế hoạch điều trị toàn diện (phân tích các thói quen ngủ, tập thể dục, chế độ ăn uống, học tập...) như tham vấn, xử trí stress, liệu pháp hành vi... Chú ý không nên dùng thuốc ngủ cho những bệnh nhân đau đầu mãn tính hằng ngày.
Đau đầu phối hợp (đau đầu cấp - tái phát chồng lên kiểu đau nền mãn tính - hằng ngày): Đau đầu kiểu phối hợp là đau đầu migraine chồng lên nền kiểu đau đầu mãn tính hằng ngày. Điều trị tương tự như đau đầu mãn tính hằng ngày, kết hợp với tâm lý và hành vi liệu pháp, sử dụng thuốc giảm đau và các thuốc dự phòng.
Ngoài cách phân loại như trên, đau đầu ở trẻ em thường biểu hiện theo một nhóm phân loại khác thường gặp hơn:
  • Đau đầu cấp tính
  • Đau đầu cấp tính tái phát
Về hai loại đau đầu cấp tính ở trẻ em, mình sẽ đề cập ở một bài gần đây. Hoặc bạn có thể tham khảo cách điều trị chứng đau đầu ở trẻ em để biết thêm thông tin chi tiết.
Bài viết tổng hợp tin tức về bệnh đau đầu ở trẻ em!